Môi trường làm việc độc hại là môi trường có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động. Dưới đây là cách tính tiền làm thêm giờ trong môi trường độc hại theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Cách tính tiền làm thêm giờ trong môi trường độc hại:
Điều 98 của
– Người lao động làm thêm giờ sẽ được trả lương dựa trên đơn giá tiền lương, hoặc dựa trên số tiền lương thực trả phù hợp với công việc mà họ đang làm. Cụ thể như sau:
+ Vào ngày thường thì người lao động làm thêm giờ sẽ được trả ít nhất bằng 150%;
+ Vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động sẽ được trả ít nhất bằng 200%;
+ Vào những ngày nghỉ lễ, tết hoặc những ngày nghỉ có hưởng lương như người lao động vẫn đi làm thêm giờ thì người lao động đó sẽ được trả ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày nghỉ lễ, tiền lương nghỉ tết, tiền lương trong những ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương theo ngày.
– Người lao động làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật thì sẽ được trả ít nhất bằng 30% số tiền lương được tính dựa trên đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc mà người lao động đó làm việc trong ngày bình thường;
– Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo phân tích nêu trên, người lao động còn được người sử dụng lao động trả thêm 20% tiền lương được tính theo đơn giá tiền lương, hoặc tiền lương theo công việc mà người lao động đó làm vào ban đêm trong những ngày làm việc bình thường, hoặc trong những ngày nghỉ hằng tuần/những ngày nghỉ lễ/nghỉ tết;
– Chính phủ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể về vấn đề này.
Đối chiếu với Điều 55 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có hướng dẫn cụ thể về cách tính tiền làm thêm giờ trong môi trường độc hại.
Được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ trong môi trường độc hại | = | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 150% hoặc ít nhất 200% hoặc ít nhất 300%. Cụ thể: – 150% nếu người lao động đó làm thêm vào ngày thường; – 200% nếu người lao động đó làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần; – 300% nếu người lao động đó làm thêm vào ngày nghỉ lễ, nghỉ tết hoặc ngày nghỉ phép năm. | x | Số giờ làm thêm |
Trong đó:
Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | = | Tiền lương thực trả theo tháng | chia cho | Số giờ làm việc thực tế trong tháng (không tính số giờ làm thêm) |
Tuy nhiên cần phải lưu ý, “tiền lương thực trả theo tháng” sẽ không bao gồm các khoản sau:
– Tiền lương làm thêm giờ của người lao động;
– Tiền lương ngày nghỉ lễ, nghỉ tết và ngày nghỉ phép năm của người lao động (theo Điều 113 Bộ Luật lao động 2019);
– Tiền thưởng của người lao động;
– Phụ cấp (trong đó bao gồm các khoản như tiền ăn, tiền xăng xe, tiền điện thoại, tiền nuôi con nhỏ, tiền giữ trẻ và tiền nhà ở);
– Các khoản hỗ trợ không liên quan đến công việc (trong đó bao gồm sinh nhật, bệnh nghề nghiệp, kết hôn …)
2. Thời gian làm thêm giờ của người lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về vấn đề làm thêm giờ. Cụ thể như sau:
– Thời gian làm thêm giờ theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là khoảng thời gian làm việc ngoài giờ làm việc bình thường của người lao động theo quy định của pháp luật, phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc nội qui lao động của người sử dụng lao động;
– Người sử dụng lao động sẽ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi người sử dụng lao động đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:
+ Phải được sự đồng ý của người lao động làm thêm giờ;
+ Đảm bảo số giờ làm thêm của người lao động không được phép vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường trong khoảng thời gian một ngày làm việc, trong trường hợp người sử dụng lao động áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm của người lao động sẽ không được vượt quá 12h trong khoảng thời gian một ngày, đồng thời không được vượt quá 40h trong khoảng thời gian một tháng;
+ Người sử dụng lao động cần phải đảm bảo số giờ làm thêm của người lao động không được phép vượt quá 200h trong khoảng thời gian 01 năm, ngoại trừ trường hợp quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 107 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Người sử dụng lao động sẽ được sử dụng người lao động làm thêm giờ, tuy nhiên không quá 300h trong khoảng thời gian 01 năm trong một số ngành nghề và một số công việc đặc biệt. Cụ thể như sau:
+ Tiến hành hoạt động sản xuất, gia công xuất khẩu đối với các loại sản phẩm hàng dệt may, hàng da giày, điện tử, chế biến nông sản, lâm sản, diêm nghiệp và thủy sản;
+ Trong trường hợp cần thiết phải giải quyết công việc đòi hỏi người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, thị trường lao động không cung cấp đủ và không cung cấp kịp thời;
+ Trường hợp cần phải giải quyết công việc một cách cấp bách và gấp rút, không thể chỉ hoãn do tính chất thời vụ của công việc đó, xuất phát từ nguyên nhân thời điểm của nguyên liệu và sản phẩm có tính chất tạm thời, hoặc nhằm mục đích giải quyết công việc phát sinh do các yếu tố khách quan người sử dụng lao động không thể lường trước được, không thể dự liệu được, do hậu quả của thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, thiếu nguyên liệu, sự cố kĩ thuật trong quá trình hoạt động của dây chuyền sản xuất;
+ Một số trường hợp khác do Chính phủ quy định cụ thể.
– Khi tổ chức thực hiện hoạt động làm thêm giờ cho người lao động, người sử dụng lao động cần phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Tiền lương làm thêm giờ của người lao động có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất luật thuế thu nhập cá nhân năm 2014 có quy định về các khoản thu nhập chịu thuế. Trong đó, có bao gồm thu nhập từ tiền lương và tiền công. Cụ thể như sau:
– Tiền lương, tiền công, các khoản khác có tính chất tiền lương hoặc tiền công;
– Các khoản phụ cấp, trợ cấp, ngoại trừ các khoản sau: Phụ cấp hoặc trợ cấp theo quy định của pháp luật và yêu đãi đối với người có công với cách mạng, phụ cấp trong lĩnh vực quốc phòng an ninh, phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại nguy hiểm, phụ cấp thu hút hoặc phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp liên quan đến lĩnh vực tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi người lao động sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, trợ cấp tiền từ tuất hàng tháng, các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật về lao động, trợ cấp mang tính chất bảo hiểm xã hội các khoản trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, tại điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và
Theo đó thì có thể nói, đối với thu nhập từ phần tiền lương/tiền công làm thêm giờ của người lao động được trả cao hơn so với tiền công, tiền lương làm việc trong giờ thì khoản tiền đó sẽ thuộc đối tượng không phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Phần còn lại của tiền lương làm thêm giờ sẽ thuộc đối tượng tính thuế thu nhập cá nhân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
–
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.