Tiền dưỡng sức sau sinh là khoản tiền mà lao động nữ được nhận khi họ hưởng chế độ dưỡng sức phù hợp với quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2019. Dưới đây là cách tính tiền chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Cách tính tiền chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh mới nhất:
Theo Điều 13 của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, và theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 của
– Là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản;
– Lao động nữ có tham gia bảo hiểm xã hội sinh con hoặc lao động nữ mang thai hộ (vì mục đích nhân đạo).
Những lao động nữ ngay sau thời gian được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 33 và Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 thì trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc, nếu nhận thấy sức khỏe của người phụ nữ chưa được phục hồi thì sẽ được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe trong khoảng thời gian từ 05 ngày cho đến 10 ngày. Thời gian nghỉ dưỡng sức đối với lao động nữ có tham gia bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm cả những ngày nghỉ lễ, những ngày nghỉ tết và nghỉ hàng tuần phù hợp với quy định của pháp luật. Trường học có thời gian nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển sang đầu năm sau thì khoảng thời gian này sẽ được tính vào năm trước đó. Theo đó thì, số này nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe của lao động nữ có tham gia chế độ bảo hiểm xã hội sẽ do chủ thể có thẩm quyền đó là người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở ra quyết định, trong trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì số ngày nghỉ dưỡng và phục hồi sức khỏe của lao động nữ sẽ do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe của người lao động nữ sau thai sản sẽ được quy định như sau:
– Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ khi người lao động đó sinh một lần từ hai con trở lên;
– Tối đa 07 ngày đối với người lao động nữ sinh con phải trải qua giai đoạn phẫu thuật;
– Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp thông thường khác.
Theo đó, cách tính tiền hưởng chế độ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau thai sản được áp dụng theo công thức sau:
Tiền dưỡng sức sau sinh = 30% (x) Mức lương cơ sở (x) số ngày được phép nghỉ |
Mức lương cơ sở theo quy định của pháp luật hiện nay căn cứ tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, sẽ được xác định là 1.800.000 đồng/tháng. Theo đó thì, những người lao động nữ sau khi quay trở lại công ty làm việc nhưng nhận thấy sức khỏe của mình không được đảm bảo cần phải nghỉ dưỡng một khoảng thời gian để phục hồi sức khỏe thì sẽ được hưởng chế độ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau thời kỳ thai sản là 540.000 đồng/ngày.
Ví dụ: Lao động nữ sinh con, có tham gia chế độ bảo hiểm xã hội, và nghỉ dưỡng sức sau thai sản sau giai đoạn ngày 01 tháng 7 năm 2023, có tổng số ngày nghỉ dưỡng sức là 10 ngày, thì tiền dưỡng sức sau sinh được tính theo công thức như sau:
Tiền dưỡng sức sau sinh = 10 x 30% x 1.800.000 = 5.400.000 (đồng) |
2. Thời hạn nộp hồ sơ và giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 103 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về vấn đề giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau thai sản cho người lao động nữ có tham gia chế độ bảo hiểm xã hội. Theo đó thì trong khoảng thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày người lao động nữ xét thấy có đầy đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau thời kỳ thai sản, thì người sử dụng lao động sẽ cần phải tiến hành hoạt động lập danh sách và nộp danh sách đó cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Quyết định 166/QĐ-BHXH 2019 Quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, có hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm giải quyết và chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh của người lao động nữ như sau:
– Trường hợp đơn vị sử dụng lao động đề nghị thì trong khoảng tối đa 06 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải có trách nhiệm chi trả chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh cho người lao động;
– Trường hợp người lao động hoặc thân nhân của người lao động nộp hồ sơ trực tiếp để xin nghỉ chế độ dưỡng sức sau sinh cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì trong khoảng thời gian tối đa 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan bảo hiểm xã hội cần phải tiến hành hoạt động chi trả chế độ nghỉ dưỡng sức cho người lao động nữ.
Theo đó thì có thể nói, trong khoảng thời hạn 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày người lao động nữ có đầy đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp dưỡng sức sau thời kỳ nghỉ thai sản, thì người sử dụng lao động cần phải tiến hành hoạt động lập danh sách và nộp danh sách đó cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Hồ sơ sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết trong khoảng thời gian 06 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
3. Thủ tục nhận tiền nghỉ dưỡng sức sau sinh:
Có thể nói, chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh của những người lao động nữ có tham gia bảo hiểm xã hội là một trong những quyền lợi mà người lao động được hưởng sau khi xét thấy không đủ điều kiện sức khỏe để có thể tiếp tục tham gia công việc tại công ty. Để có thể được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh thì người lao động nữ cần phải thực hiện các giai đoạn sau đây:
Bước 1: Người lao động nữ còn chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn xin hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh. Tức là người lao động cần phải nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động, nơi mà người lao động nữ đó đang làm việc và đang đóng bảo hiểm xã hội.
Bước 2: Người sử dụng lao động sẽ tiến hành hoạt động xem xét hồ sơ của những người lao động đã nộp, nếu xét thấy người lao động có đầy đủ điều kiện để được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh thì sẽ phê duyệt đơn và ra quyết định nghỉ để những người lao động đó được nghỉ chế độ dưỡng sức sau sinh. Quyết định phải ghi rõ thời gian được nghỉ dưỡng sức để phục hồi sức khỏe sau sinh đối với lao động nữ.
Bước 3: Người lao động nữ sẽ nhận kết quả từ người sử dụng lao động. Sau đó, người sử dụng lao động và các đơn vị sẽ tiến hành hoạt động lập danh sách và làm thủ tục cần thiết để gửi hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 4: Trong khoảng thời gian 06 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ phải giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện hoạt động chi trả chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho người lao động nữ.
Bước 5: Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ trả tiền dưỡng sức sau sinh cho người sử dụng lao động và người lao động sẽ được nhận tiền dưỡng sức sau sinh thường người sử dụng lao động của mình. Công thức để tính tiền hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh sẽ áp dụng theo công thức nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019;
– Nghị định số 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
– Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về bảo hiểm xã hội bắt buộc.