Quy định về việc nộp thuế đối với Doanh nghiệp? Cách tính tiền phạt chậm nộp tiền thuế đối với doanh nghiệp? Thủ tục nộp tiền phạt chậm nộp tiền thuế đối với doanh nghiệp?
Pháp luật về thuế đã có nhiều thay đổi cho tới hiện tại để phù hợp với giai đoạn phát triển của đất nước. Thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế là thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với xã hội và đất nước. đem lại các lợi ích khác nhau cho xã hội và đất nước. Các Doanh nghiệp khi hoạt động cũng phải thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế của mình. Vậy đối với các trường hợp chậm nộp tiền thuế đối với doanh nghiệp được quy định như thế nào? Cách tính tiền phạt chậm nộp tiền thuế đối với doanh nghiệp hiện nay quy định ra sao? Dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Luật Quản lý thuế 2019
Tư vấn pháp luật Về Thuế miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
1. Quy định về việc nộp thuế đối với Doanh nghiệp
Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế. Thuế là một công cụ làm tăng nguồn kinh phí cho Nhà nước giúp cơ quan Nhà nước duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội.Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần phải nộp các loại thuế sau:
1.1. Thuế về Lệ phí môn bài
Lệ phí môn bài là lệ phí trực thu đánh vào vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp thì loại phí này Khai một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập và với Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30 tháng 01 dương lịch theo quy định thì Các doanh nghiệp thành lập sau ngày 24 tháng 01 năm 2020 không phải đóng lệ phí môn bài năm đầu tiên. với các Mức đóng lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật.
1.2. Thuế Giá trị gia tăng mà Doanh nghiệp phải nộp?
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và Thời hạn kê khai Thuế giá trị gia tăng theo quy định, trong các Trường hợp doanh nghiệp kê khai theo tháng, hạn nộp là 20 ngày kể từ ngày kết thúc tháng đó và Trường hợp doanh nghiệp kê khai theo quý, hạn nộp là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý đó, Hạn nộp tiền thuế giá trị gia tăng Trùng với hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quy định, Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ theo quy định mà Trong đó:
+ Các Doanh thu để tính thuế giá trị gia tăng là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
+ các Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động đó là Việc Phân phối, cung cấp hàng hóa theo quy định là 1%. và với Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu quy định cụ thể là 5%, Ngoài ra đối với Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu là 3%. và cuối cùng là các Hoạt động kinh doanh khác là 2% theo quy định.
1.3. Thuế Thu nhập doanh nghiệp:
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp Căn cứ Theo điều 17
Việc Quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp với Thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất vào ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Từ 01/07/2020, theo Luật quản lý thuế 38/2019/QH14 thì thời hạn hồ sơ quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính theo quy định của pháp luật
1.4. Thuế Thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu đánh vào thu nhập của người lao động có thu nhập tức là các Doanh nghiệp kê khai và nộp thuế Thu nhập cá nhân theo tháng (trong trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế Giá trị gia tăng theo tháng và số thuế Thu nhập cá nhân phải nộp trong tháng từ 50 triệu đồng trở lên): Chậm nhất vào ngày thứ 20 của tháng kế tiếp.
– Các Doanh nghiệp kê khai và nộp thuế Thu nhập cá nhân theo quý (trong trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý hoặc doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng và số thuế Thu nhập cá nhân phải nộp trong tháng nhỏ hơn 50 triệu đồng): Chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý kế tiếp.
– Đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên thì sẽ được hưởng Khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến từng phần và người lao động được tính giảm trừ gia cảnh trước khi khấu trừ. Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền theo quy định
1.5. Một số loại thuế khác dựa theo đặc điểm của từng doanh nghiệp
– Thuế tài nguyên: là một loại thuế gián thu, đây là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên.
– Thuế xuất nhập khẩu: loại thuế gián thu, đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới và hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
– Thuế bảo vệ môi trường: là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
– Thuế tiêu thụ đặc biệt: Là thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và bán ra hoặc do doanh nghiệp nhập khẩu về rồi bán ra.
– Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: là loại thuế trực thu đánh vào đất phi nông nghiệp dùng để sản xuất, thực hiện dự án đầu tư, xây dựng trụ sở cơ quan,….
2. Cách tính tiền phạt chậm nộp tiền thuế đối với doanh nghiệp
Từ ngày 1/1/2015, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế, cách tính tiền chậm nộp tiền thuế của doanh nghiệp được tính như sau:
Thứ nhất, bỏ quy định phạt chậm nộp thuế 0.07%/ngày tính trên số tiền nộp thuế chậm nộp vượt quá 90 ngày.
Thứ hai, giữ nguyên mức phạt chậm nộp 0.05%/ngày tính trên số tiền thuế nộp chậm. Cụ thể như sau:
– Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 01/01/2015 thì tiền chậm nộp được tính theo mức 0,05% số tiền thuế chậm nộp tính trên mỗi ngày chậm nộp.
– Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 01/01/2015 nhưng sau ngày 01/01/2015 vẫn chưa nộp thì tính như sau:
Trước ngày 01/01/2015 tính phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo quy định tại
+ 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thứ chín mươi.
+ 0,07% mỗi ngày trên số tiền thuế chậm nộp kể từ ngày chậm nộp thứ 91 trở đi.
Ví dụ: Người nộp thuế B nợ 100 triệu đồng tiền thuế GTGT thuộc tờ khai thuế GTGT tháng 8/2014, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 22/9/2014 (do ngày 20/9/2014 và ngày 21/9/2014 là ngày nghỉ). Ngày 20/01/2015 người nộp thuế nộp số tiền thuế này vào ngân sách nhà nước, số ngày chậm nộp được tính từ ngày 23/9/2014 đến ngày 20/01/2015, số tiền chậm nộp phải nộp là 6,2 triệu đồng. Cụ thể như sau:
Trước ngày 01/01/2015 tiền chậm nộp được tính như sau:
+ Từ ngày 23/9/2014 đến ngày 21/12/2014, số ngày chậm nộp là 90 ngày: 100 triệu x 0,05% x 90 ngày = 4,5 triệu đồng.
+ Từ ngày 22/12/2014 đến ngày 31/12/2014, số ngày chậm nộp là 10 ngày: 100 triệu x 0,07% x 10 ngày = 0,7 triệu đồng.
Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 20/01/2015, số ngày chậm nộp là 20 ngày: 100 triệu x 0,05% x 20 ngày = 1 triệu đồng.”
Trường hợp người nộp thuế khai thiếu tiền thuế của kỳ thuế phát sinh trước ngày 01/01/2015 nhưng sau ngày 01/01/2015, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hoặc người nộp thuế tự phát hiện thì áp dụng tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế khai thiếu từ ngày phải nộp theo quy định của pháp luật đến ngày người nộp thuế nộp tiền thuế khai thiếu vào ngân sách nhà nước.”
3. Thủ tục nộp tiền phạt chậm nộp tiền thuế đối với doanh nghiệp
3.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Người nộp thuế nộp hồ sơ cho Cục Hải quan xem xét.
Bước 2: Cục Hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế và thông báo kết quả cho người nộp thuế biết.
3.2. Cách thức thực hiện:
+ Nộp hồ sơ gia hạn nộp thuế trực tiếp tại cơ quan Hải quan;
+ Gửi hồ sơ gia hạn nộp thuế qua đường bưu điện;
+ Nộp hồ sơ gia hạn nộp thuế thông qua giao dịch điện tử (hiện tại chưa áp dụng cách thức này).
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ
3.3. Thời hạn giải quyết:
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục HQ thông báo cho người nộp thuế biết để bổ sung đầy đủ hồ sơ đối với trường hợp không đủ hồ sơ.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo bổ sung hồ sơ, nếu người nộp thuế không bổ sung đầy đủ hồ sơ thì không được gia hạn nộp thuế theo qui định;
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp đầy đủ hồ sơ, chính xác, đúng đối tượng theo qui định, Cục HQ thông báo bằng văn bản về việc cho phép gia hạn nộp thuế cho người nộp thuế biết.
3.4 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức
3.5 Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hải quan.
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Hải quan.
– Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản chấp thuận
3.6 Phí, lệ phí
Không
Trên đây là các thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Cách tính tiền phạt chậm nộp tiền thuế đối với doanh nghiệp và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.