Tước Giấy phép lái xe là hình thức xử phạt bổ sung khi cá nhân có hành vi vi phạm giao thông. Vậy cách tính thời hạn khi bị tước Giấy phép lái xe được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là tước giấy phép lái xe?
Khoản 1 Điều 25 Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn chính là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian mà bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Theo đó, có thể hiểu tước Giấy phép lái xe là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân mà có vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép lái xe hoặc cá nhân có hành vi vi phạm giao thông mà pháp luật quy định hành vi vi phạm đó phải bị tước giấy phép lái xe một thời gian nhất định.
2. Cách tính thời hạn khi bị tước Giấy phép lái xe:
Khoản 3 Điều 25 Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày mà quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép đối với mỗi một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung thời gian tước mà được quy định đối với hành vi đó; nếu như có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn so mức tối thiểu của khung thời gian tước; nếu như có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước có thể tăng lên nhưng sẽ không được vượt quá mức tối đa của khung thời gian tước. Theo quy định này, có thể hiểu thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm giao thông có hiệu lực thi hành.
Thêm nữa, khoản 3 Điều 81
– Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính giao thông mà người có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm giao thông đã tạm giữ được giấy phép lái xe của cá nhân có hành vi vi phạm giao thông thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe chính là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;
– Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính giao thông mà người có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm giao thông chưa tạm giữ được giấy phép lái xe của cá nhân có hành vi vi phạm giao thông thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính giao thông theo quy định đối với hành vi vi phạm giao thông. Trong nội dung quyết định xử phạt hành vi vi phạm giao thông phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe chính là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ.
– Khi tạm giữ giấy phép lái xe và khi trả giấy phép lái xe cho người có hành vi vi phạm giao thông, người có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm giao thông phải lập biên bản và lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính giao thông.
Như vậy, qua các quy định trên có thể thấy tùy từng trường hợp mà thời hạn khi bị tước Giấy phép lái xe sẽ được tính khác nhau, cụ thể như sau:
– Trường hợp 1: người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép lái xe
Ở trường hợp này, thời hạn khi bị tước Giấy phép lái xe sẽ được tính từ thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính giao thông có hiệu lực thi hành cho đến khi hết ngày cuối cùng của thời hạn bị tước giấy phép lái xe được quy định trong quyết định xử phạt.
– Trường hợp 2: người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép lái xe
Ở trường hợp này, thời hạn khi bị tước Giấy phép lái xe sẽ được tính từ thời điểm mà người có hành vi vi phạm giao thông xuất trình giấy phép lái xe cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ cho đến khi hết ngày cuối cùng của thời hạn bị tước giấy phép lái xe được quy định trong quyết định xử phạt.
3. Cách tính thời gian bị tước Giấy phép lái xe có thời hạn sử dụng còn lại ít hơn thời hạn tước giấy phép:
Tại điểm c khoản 2 Điều 9 của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP vào ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số những điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều này quy định trường hợp thời hạn còn lại của giấy phép hoặc của chứng chỉ hành nghề ngắn hơn so với thời hạn tước quyền sử dụng của giấy phép hoặc là chứng chỉ hành nghề, thì khi đó sẽ áp dụng thời hạn tước là thời hạn còn lại của giấy phép hoặc của chứng chỉ hành nghề đó. Trong khi đó, tại khoản 5 Điều 81 của
Có thể thấy hai quy định trên chưa được thống nhất với nhau. Nếu như áp dụng theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP vào ngày 23/12/2021 của Chính phủ thì sẽ chỉ áp dụng thời hạn tước giấy phép lái xe bằng với thời hạn còn lại của giấy phép lái xe, còn nếu như áp dụng theo
Tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP vào ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số những điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều này quy định việc lựa chọn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính được thực hiện theo các quy định tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Quy chiếu theo khoản 3 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định nếu như trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có những quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì sẽ áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì trường hợp thời hạn còn lại của giấy phép lái xe mà ngắn hơn thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe theo quy định thì sẽ được áp dụng theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ, tức là thời hạn khi bị tước Giấy phép lái xe (giấy phép lái xe xe có thời hạn sử dụng còn lại ít hơn thời hạn tước giấy phép) sẽ được tính từ thời điểm mà người có hành vi vi phạm giao thông xuất trình giấy phép lái xe hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính giao thông có hiệu lực thi hành cho đến khi thời hạn sử dụng của giấy phép lái xe đã hết.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính.
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
– Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.