Người lao động ở các ngành nghề nào sẽ được hưởng phụ cấp độc hại? Các ngành nghề nào được định nghĩa là độc hại và nguy hiểm? Mức hưởng và cách tính mức hưởng phụ cấp độc hại cho lao động như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Văn bản quy định phụ cấp độc hại
– Bộ luật Lao động;
– Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH;
– Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH;
– Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH;
– Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH;
– Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ;
– Quyết định số915/LĐTBXH-QĐ;
– Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ;
– Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH;
– Quyết định số1580/2000/QĐ-BLĐTBXH;
– Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH.
2. Quy định mới nhất về phụ cấp độc hại:
Theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“Điều 1.
1. Ban hành bổ sung danh mục “Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm”, chi tiết tại Phụ lục kèm theo.
2. Thông tư này áp dụng đối với tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở, cá nhân có sử dụng lao động hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả các cơ quan, tổ chức quốc tế, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.”
Như vậy, nếu bạn là người lao động thuộc một trong danh mục các ngành nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại phụ lục kèm theo của thông tư này và tại các Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13 tháng 10 năm 1995, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30 tháng 7 năm 1996, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996,
Nếu bạn làm công việc độc hại thuộc trong các danh mục các ngành nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại công ty không phải công ty nhà nước thì tùy theo sự thỏa thuận giữa bạn và người sử dụng lao động về chế độ bảo hộ lao động, tiền lương ( tiền lương cơ bản + phụ cấp nếu có) và bảo hiểm xã hội. Như vậy, trong trường hợp này, đối với phụ cấp độc hại bao nhiêu thì xem sự thỏa thuận giữa bạn và người sử dụng lao động đã ký kết trong hợp đồng lao động giữa bạn và người sử dụng lao động. Hoặc trong trường hợp này, bạn có thể được bồi dưỡng bằng hiện vật làm việc có yếu tố nguy hiểm và độc hại từ người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 141 “Bộ luật lao động năm 2019” và điều này được hướng dẫn Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH.
Còn trong trường hợp bạn làm công việc độc hại thuộc trong các danh mục các ngành nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại công ty nhà nước thì được xây dựng chế độ phụ cấp lương quy định tại Mục 3 Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH.
-Thứ nhất về nguyên tắc xây dựng chế độ phụ cấp lương được quy định tại Điều 10 Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 10. Nguyên tắc xác định chế độ phụ cấp lương
1. Chế độ phụ cấp lương để bù đắp các yếu tố điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt tại nơi làm việc và mức độ thu hút lao động của công ty, nhưng chưa được tính đủ trong mức lương của thang lương, bảng lương.
2. Công ty rà soát, đánh giá các yếu tố nêu tại Khoản 1 Điều này, so sánh với yếu tố quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp điều kiện lao động và tính chất phức tạp công việc cao hơn quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này; điều kiện sinh hoạt và mức độ thu hút lao động chưa tính đến trong mức lương thì công ty quy định thành chế độ phụ cấp lương.
3. Các mức phụ cấp lương được thiết kế theo tỷ lệ % hoặc mức tiền tuyệt đối do công ty quyết định cho phù hợp với đặc điểm, tính chất lao động và điều kiện thực tế của công ty.”
– Thứ hai, bạn sẽ được hưởng chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 11. Một số chế độ phụ cấp lương
1. Chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
a) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
b) Công ty rà soát phân loại điều kiện lao động theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, so sánh mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp, bảo đảm: Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
c) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày, làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày”.
Và việc công ty rà soát phân loại điều kiện lao động theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 6. Xác định yếu tố điều kiện lao động
1. Công ty rà soát việc phân loại điều kiện lao động của các chức danh nghề, công việc trong công ty, trong đó:
a) Đối với chức danh nghề, công việc đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công nhận nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (điều kiện lao động loại IV) hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (điều kiện lao động loại V và loại VI) thì công ty sử dụng làm cơ sở để xác định mức lương theo điều kiện lao động.
b) Đối với chức danh nghề, công việc có yếu tố đặc trưng về điều kiện lao động theo Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư này ảnh hưởng hoặc tác động xấu đến sức khỏe, tâm lý người lao động, nhưng chưa được công nhận nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì công ty đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và cơ quan có liên quan đánh giá, xác định để bổ sung công nhận nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
c) Đối với chức danh nghề, công việc còn lại thì công ty xác định mức lương theo điều kiện lao động bình thường.
2. Tùy theo yêu cầu thực tế, công ty quyết định đưa yếu tố điều kiện lao động để thiết kế các mức lương trong thang lương, bảng lương hoặc quy định thành chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.”
Hiện nay Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH và thông tư 17/2015/TT-BLDTBXH đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH. Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH hiện chưa có quy định hướng dẫn cụ thể về chế độ phụ cấp độc hại.
Danh mục “Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm” mới cũng được ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.
3. Tư vấn quy định của pháp luật về phụ cấp độc hại:
Nếu bạn còn chưa rõ về phụ cấp độc hại, còn các vấn đề pháp luật vướng mắc liên quan đến vấn đề này nói riêng và về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội nói chung hãy liên hệ ngay với Luật Dương Gia qua số điện thoại 1900.6568 để được tư vấn hỗ trợ ngay lập tức!
Ngoài ra Luật Dương Gia còn hỗ trợ các dịch vụ:
+ Tư vấn trực tuyến qua điện thoại qua số điện thoại 1900.6568 (miễn phí)
+ Tư vấn phụ cấp độc hại qua Email: [email protected] (thu phí)
+ Tư vấn phụ cấp độc hại cho lao động trực tiếp tại văn phòng (thu phí)