Trong quá trình tính lương, người tính lương của doanh nghiệp cũng sẽ gặp nhiều trường hợp người lao động trong tháng có gồm thời gian thử việc và thời gian làm việc chính thức. Vậy dưới đây là hướng dẫn cách tính lương vừa thử việc vừa chính thức trong Excel:
Mục lục bài viết
1. Cách tính lương vừa thử việc vừa chính thức trong Excel:
Lương là khoản tiền người lao động nhận được từ người sử dụng lao động chi trả cho công việc của mình làm theo thỏa thuận trên
Theo quy định của
Do đó, nếu trong tháng người lao động có khoảng thời gian thử việc và cả khoảng thời gian chính thức làm việc thì số ngày làm việc trong khoảng thời gian thử việc sẽ bằng 85% mức lương chính thức.
Ví dụ: mức lương của người lao động A được hưởng là 15.000.000 VNĐ.
Trong tháng tính công là 24 ngày công, lao động A có 7 ngày là còn trong thời gian thử việc. Như vậy, lương của lao động A tính như sau:
- Lương thử việc (7 ngày công): (85% x 15.000.000)/24 x 7 = 3.718.750 VNĐ.
- Lương chính thức (17 ngày công) : 10.625.000 VNĐ
2. Các công thức thường được sử dụng để tính lương trong Excel:
Thông thường, tại các doanh nghiệp việc tính lương sẽ được tính trong Excel, dưới đây là một số hàm công thức vận dụng để giúp việc tính lương đơn giản, nhanh gọn hơn rất nhiều:
(1) Hàm IF
Cú pháp: IF (điều kiện, giá trị A, giá trị B).
Nếu thỏa mãn điều kiện đạt được thì giá trị sẽ là A, còn nếu không thỏa mãn điều kiện thì giá trị là B.
(2) Hàm IF(OR)
Công thức: =IF(điều kiện(hoặc là điều kiện 1, hoặc là điều kiện 2, hoặc là điều kiện 3,…), giá trị A, giá trị B)
Nếu thỏa mãn các điều 1, hoặc 2, hoặc 3…thì giá trị sẽ là A, không thỏa mãn điều kiện là B.
(3) Hàm IF(AND)
Công thức: =IF(điều kiện(điều kiện 1, điều kiện 2, điều kiện 3,…), giá trị A, giá trị B)
Nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện 1, điều kiện 2, điều kiện 3…thì giá trị là A, không thỏa mãn điều kiện là B.
(4) Hàm IFERROR
Công thức: =IFERROR(giá trị)
Hàm sử dụng để chuyển giá trị lỗi về 0
(5) Hàm IF lồng nhau
Công thức: =IF(điều kiện 1,giá trị A,if(điều kiện 2, giá trị B, điều kiện 3, giá trị C…..giá trị H)))
Nếu thỏa mãn điều kiện 1, thì đó là giá trị A, nếu thỏa mãn điều kiện 2, thì đó là giá trị B…Không là giá trị H (Lưu ý hàm sử dụng với nhiều điều kiện. Ví dụ như công thức tính thuế Thu nhập cá nhân)
(6) Hàm COUNT (Đếm số ô chứa số)
Công thức: =COUNT(value1, [value2], …)
– value1 Bắt buộc. Mục đầu tiên, tham chiếu ô hoặc phạm vi trong đó bạn muốn đếm số.
– value2 … Tùy chọn. Tối đa 255 mục, tham chiếu ô hoặc phạm vi bổ sung trong đó bạn muốn đếm số.
(7) Hàm COUNTIF (Đếm các ô dựa trên nhiều tiêu chí/điều kiện)
Công thức: =COUNTIF(phạm vi, tiêu chí)
– phạm vi Bắt buộc. Một hoặc nhiều ô để đếm, bao gồm các số hoặc tên, mảng hay tham chiếu chứa số. Giá trị trống và giá trị văn bản bị bỏ qua.
– tiêu chí Bắt buộc. Số, biểu thức, tham chiếu ô hay chuỗi văn bản xác định ô sẽ được đếm.
(8) Hàm COUNTIFS (Đếm các ô dựa trên nhiều tiêu chí/nhiều điều kiện)
Công thức: =COUNTIFS(phạm vi tiêu chí 1, tiêu chí 1, [phạm vi tiêu chí 2, tiêu chí 2],…)
– phạm vi tiêu chí 1 Bắt buộc. Phạm vi thứ nhất trong đó cần đánh giá các tiêu chí liên kết.
– tiêu chí 1 Bắt buộc. Tiêu chí dưới dạng một số, biểu thức, tham chiếu ô hoặc văn bản để xác định những ô nào cần đếm.
– phạm vi tiêu chí 2, tiêu chí 2, … Tùy chọn. Những phạm vi bổ sung và tiêu chí liên kết của chúng. Cho phép tối đa 127 cặp phạm vi/tiêu chí.
(9) Hàm COUNTA (đếm số ô không trống trong một phạm vi.)
Công thức: =COUNTA(value1, [value2], …)
– value1 Bắt buộc. Đối số đầu tiên đại diện cho giá trị mà bạn muốn đếm.
– value2, … Tùy chọn. Các đối số bổ sung đại diện cho giá trị mà bạn muốn đếm, tối đa 255 đối số.
(10) Hàm Sum (Tính tổng các số)
Công thức: =SUM((number1,number2, …) hoặc Sum(A1:An)
– Number1 là số 1
– Number2 là số 2
(11) Hàm Sumif (Tính tổng có điều kiện)
Công thức: =SUMIF(range, criteria, [sum_range])
– range Bắt buộc. Phạm vi ô bạn muốn đánh giá theo tiêu chí. Các ô trong mỗi phạm vi phải là số hoặc tên, mảng hay tham chiếu chứa số. Giá trị trống và giá trị văn bản bị bỏ qua.
criteria Bắt buộc. Tiêu chí ở dạng số, biểu thức, tham chiếu ô, văn bản hoặc hàm xác định sẽ cộng các ô nào.
– sum_range Tùy chọn. Các ô thực tế để cộng nếu bạn muốn cộng các ô không phải là các ô đã xác định trong đối số range. Nếu đối số sum_range bị bỏ qua, Excel cộng các ô được xác định trong đối số range (chính các ô đã được áp dụng tiêu chí).
(12) Hàm Sumifs (Tính tổng có nhiều điều kiện)
Công thức: =SUMIFS(sum_range,criteria_range1,criteria1,criteri a_range2,criteria2…)
– sum_range là các ô cần tính tổng, bao gồm các số, tên vùng, mãng hay các tham chiếu đến các giá trị. Các ô trống hay chứa chuỗi (Text) sẽ bị bỏ qua.
– criteria_range1, criteria_range2, … có thể khai báo từ 1 đến 127 vùng dùng để liên kết với các điều kiện cho vùng.
– criteria1, criteria2, … có thể có từ 1 đến 127 điều kiện ở dạng cọn số, biểu thức, tham chiếu hoặc chuỗi.
(13) Hàm xử lý thời gian
– Hàm DATE(year,month,day): Tạo ra 1 giá trị ngày tháng xác định rõ bởi năm, tháng, ngày
– Hàm YEAR(serial_number) : Theo dõi số năm của 1 giá trị ngày tháng
– Hàm MONTH(serial_number): Theo dõi số tháng của 1 giá trị ngày tháng
– Hàm DAY(serial_number): Theo dõi số ngày của 1 giá trị ngày tháng
– Hàm HOUR(serial_number): Theo dõi số giờ của 1 giá trị thời gian
– Hàm MIN(serial_number): Theo dõi số phút của 1 giá trị thời gian
(14) Hàm VLOOKUP
VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup])
Đây là hàm truy vấn, tìm kiếm thông dụng nhất.
3. Những căn cứ để tính lương trong doanh nghiệp:
Trên thực tế, những căn cứ để doanh nghiệp có thể tính lương cho người lao động bao gồm:
– Hợp đồng làm việc.
– Bảng chấm công: theo giờ hoặc ngày.
– Trường hợp tính lương theo sản phẩm, hoa hồng thì có thể có Phiếu xác nhận công việc hoàn thành và xác nhận sản phẩm.
– Chế độ lương thưởng, lương tháng 13 của doanh nghiệp.
– Mức lương tối thiểu của khu vực là mức ít nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động.
– Tỷ lệ trích theo lương để xác định số tiền doanh nghiệp hỗ trợ đóng các khoản bảo hiểm cho người lao động.
Và người tính lương trong doanh nghiệp phải nắm bắt được những nguyên tắc cơ bản trong việc tính lương như sau:
– Hệ số lương theo quy định để chi trả đúng với vị trí, cấp bậc của người lao động.
– Tiền lương chế độ cấp bậc: tính căn cứ dựa trên chất lượng công việc và cấp bậc của người lao động.
– Thang bảng lương xây dựng của doanh nghiệp.
– Tiêu chuẩn kỹ thuật dành cho những vị trí yêu cầu về trình độ kỹ thuật chuyên môn của người lao động.
– Xác định đúng mức lương cơ bản hoặc lương cứng của người lao động (đây được hiểu là mức lương doanh nghiệp sẽ chi trả cho người lao động).
– Lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động: việc trích đóng bảo hiểm xã hội là trách nhiệm của cả người lao động và người sử dụng lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ căn cứ dựa trên mức lương cứng.
– Trợ cấp và phụ cấp cho người lao động: gồm các khoản tiền hỗ trợ như xăng xe, ăn trưa, tiền gửi xe… Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định bắt buộc cho khoản lương cơ bản này.
– Tiền lương thử việc: theo quy định hiện nay, mức lương thử việc sẽ tối thiếu bằng 85% mức lương chính thức tương ứng với công việc của người lao động.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật lao động năm 2019.