Lương hưu là gì? Đối tượng được tính lương hưu bình quân 5 năm cuối? Thủ tục hưởng lương hưu? Ví dụ về cách tính lương hưu 5 năm cuối?
Bảo hiểm hưu trí có những ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi người. Bảo hiểm hưu trí được hiểu cơ bản chính là một chế độ bảo hiểm dài hạn, bảo hiểm tuổi già cho những chủ thể là người tham gia. Về bản chất thì bảo hiểm hưu trí giúp người già sẽ có thể đảm bảo đời sống khi về hưu. Trong giai đoạn hiện nay, chắc hẳn vẫn có nhiều người đang chưa rõ về cách tính cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối? Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này kèm ví dụ cụ thể?
Căn cứ pháp lý:
–
–
Mục lục bài viết
1. Lương hưu là gì?
Lương hưu được hiểu cơ bản chính là một khoản tiền được Nhà nước thực hiện chi trả hàng tháng cho những chủ thể là những người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ 20 năm trở lên và các chủ thể này đã đủ tuổi hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bản chất của lương hưu đó chính là tiền công của các chủ thể là những người lao động khi làm việc hàng tháng đã trích ra và cộng với tiền mà chủ thể là người sử dụng lao động theo quy định có trách nhiệm đóng cho chủ thể là người lao động vào quỹ Bảo hiểm xã hội.
Sau nhiều năm người lao động thực hiện việc đóng góp đến khi về hưu, chủ thể là người lao động đó theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ nhận được một khoản tiền tương tính căn cứ dựa trên số tiền và thời gian mà chủ thể là người lao động đóng vào Qũy bảo hiểm xã hội. Lương hưu khi ra đời cũng chính là một chế độ an sinh xã hội, chế độ này đã giúp người lao động sẽ có thể đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động.
Người lao động khi đã đáp ứng điều kiện do pháp luật quy định thì sẽ được nhận lương hưu theo từng tháng, từng quý hoặc từng năm căn cứ theo chế độ và ngành nghề lao động của các chủ thể đó trong giai đoạn trước đây. Theo quy định pháp luật hiện hành thì người lao động sẽ được nhận lương hưu cho đến khi họ qua đời.
2. Đối tượng được tính lương hưu bình quân 5 năm cuối:
Theo quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 62
“ Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
Bên cạnh đó thì người lao động cũng sẽ cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật thì người đó mới có thể được hưởng lương hưu bình quân 5 năm cuối. Cụ thể như sau: Từ năm 2021 trở đi, tuổi nghỉ hưu của chủ thể là người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm thì sẽ tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Và, tại thời điểm năm 2022 thì độ tuổi nghỉ hưu của lao động bình thường nam là đủ 60 tuổi 06 tháng và nữ là đủ 55 tuổi 08 tháng.
Như vậy, ta nhận thấy, căn cứ theo quy định được nêu cụ thể ở bên trên, đối tượng được tính lương hưu theo 5 năm cuối tham gia vào bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật chính là người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và người lao động này hiện đang có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này, và họ đã bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/1995.
3. Thủ tục hưởng lương hưu:
Để người lao động có thể thực hiện thủ tục hưởng lương hưu nhanh chóng và không tốn nhiều chi phí, những người lao động nên thực hiện theo các bước sau:
– Bước 1: Người lao động sẽ chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật. Các chủ thể có thể căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà chuẩn bị hồ sơ sao cho phù hợp và đúng trình tự pháp luật hiện hành.
– Bước 2: Người lao động nộp hồ sơ đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm giải quyết hồ sơ: Hiện nay, người lao động sẽ có 02 cách nộp hồ sơ để được hưởng chế độ hưu trí như sau:
+ Người lao động nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
Đối với chủ thể là người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội: Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm mà người lao động đó được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm cần phải nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đang đóng bảo hiểm xã hội.
Nếu thuộc các trường hợp khác người lao động sẽ tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc bảo hiểm xã hội tỉnh nơi cư trú.
+ Người lao động nộp hồ sơ qua giao dịch điện tử: Người lao động thực hiện đăng ký nhận mã xác thực và sau đó sẽ gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN, trong trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan bảo hiểm xã hội qua dịch vụ bưu chính công ích.
Theo quy định của pháp luật thì trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm mà chủ thể là người lao động được hưởng lương hưu, người lao động đang bảo lưu thời gian sẽ thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ phải nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 108 của
– Bước 3: Người lao động nhận kết quả:
Tối đa là 12 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi đã nhận đủ hồ sơ theo quy định sẽ thực hiện việc trả kết quả cho người thực hiện thủ tục. Nếu hồ sơ của người đó không đạt yêu cầu, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ có trách nhiệm trả hồ sơ lại cho các chủ thể đó hoặc yêu cầu các chủ thể bổ sung thêm giấy tờ, tài liệu.
4. Ví dụ về cách tính lương hưu 5 năm cuối:
Theo quy định cụ thể tại điểm a khoản 1 Điều 20
“Trường hợp người lao động bắt đầu tham gia đóng BHXH từ trước ngày 1/1/1995 thì mức bình quân tiền lương sẽ được tính bằng thương số của tổng tiền lương tháng đóng BHXH trong 5 năm cuối trước khi về hưu chia cho 60 tháng.
Mbqtl | = | Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
60 tháng |
Trong đó:
Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
Ta nhận thấy rằng, căn cứ theo quy định được nêu cụ thể bên trên, chủ thể là người lao động khi đã làm việc từ trước năm 1995 nên bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của chủ thể là người lao động đó sẽ được tính bằng tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 60 tháng cuối trước khi người đó nghỉ việc và chia cho 60. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được hiểu cơ bản là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp của chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Cũng cần lưu ý rằng, mức lương tối đa sẽ bằng với số tiền 75% tháng đóng cho Bảo hiểm xã hội.
Ví dụ được nêu cụ thể ở phần dưới đây là minh họa cho cách tính lương hưu 5 năm cuối:
Một lao động nam là công chức theo biên chế của Nhà nước bắt đầu từ tháng 10 năm 1990, lao động nam đó đã đóng bảo hiểm xã hội trong toàn bộ thời gian thực hiện việc công tác của mình và đến tháng 10 năm 2020 khi lao động nam này đã đủ 60 tuổi và người lao động đã nghỉ hưu theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Tiền tương được trả trong quá trình công tác của lao động này được xác định là từ tháng 10 năm 1990 đến tháng 9 năm 2010 là rơi vào mức 4.500.000 VNĐ trên tháng; và từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 10 năm 2020 được xác định là rơi vào mức 7.300.000 VNĐ trên tháng.
Trong trường hợp được nêu cụ thể này, lương hưu 5 năm cuối của người lao động nam sẽ được xác định dựa trên cơ sở pháp lý quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được nêu cụ thể bên trên. Ta thấy rằng, đối tượng xét lương hưu trong trường hợp này là nam, người lao động cũng đã đủ độ tuổi nghỉ hưu và cho đến nay hiện đã có đủ 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội tính đến tháng 10 năm 2020, lương hưu của người lao động sẽ được tính lương cho 30 năm người đó đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội nên cách tính lương hưu giáo viên của người lao động này sẽ được xác định cụ thể như sau:
Mức bình quân tiền lương = (7.300.000 x 12 x 5)/60 = 7.300.000 Việt Nam đồng.