Khái quát về các cấp Tiểu học, THCS và THPT? Trường Tiểu học, THCS và THPT dịch sáng tên tiếng Anh là gì? Cách tính lương giáo viên các cấp Tiểu học? Cách tính lương giáo viên các cấp THCS? Cách tính lương giáo viên các cấp THPT?
Trên thực tế hiện nay thì việc các cán bộ, công chức đi làm thì việc tính lương cũng được xem là một trong những vấn đề băn khoăn rất lớn. Đối với giáo viên hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thì cũng có những băn khoăn chăn trở đối với việ tính lương của mình qua các năm khác nhau. Vậy cách tính lương giáo viên các cấp Tiểu học, THCS và THPT được quy định ra sao? Hãy tìm hiểu nội dung liên quan đến nội dung này trong bài viết dưới đây:
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Khái quát về các cấp Tiểu học, THCS và THPT?
Một trường tiểu học là một trường giáo dục tiểu học cho trẻ em từ năm đến mười một tuổi. Cấp tiểu học tiến hành trước tuổi đi học và trước trung học cơ sở. Phân loại Giáo dục Tiêu chuẩn Quốc tế coi giáo dục tiểu học là một giai đoạn duy nhất trong đó các chương trình thường được thiết kế để cung cấp các kỹ năng cơ bản về đọc, viết và toán học và thiết lập một nền tảng vững chắc cho việc học.
Trường trung học cơ sở (còn được gọi là trường trung học cơ sở, trường trung học cơ sở hoặc trường trung học cơ sở) là một giai đoạn giáo dục tồn tại ở một số quốc gia, cung cấp giáo dục giữa trường tiểu học và trung học cơ sở. Khái niệm, quy định và phân loại các trường trung học cơ sở, cũng như độ tuổi được bảo hiểm, khác nhau giữa các quốc gia và đôi khi giữa các quốc gia.
Trung học cơ sở, trong một số hệ thống trường học là hai hoặc ba lớp trung học (6,7, 8, 9) của trường theo sau tiểu học và trước trung học. Trẻ em ở độ tuổi trung học cơ sở khoảng 12 đến 15 tuổi. Trường trung học cơ sở có thể nằm trong một tòa nhà riêng biệt hoặc một phần của trường trung học cơ sở. Trong một số hệ thống, trường trung học cơ sở, hoặc trung tâm cấp cao hơn, phục vụ một số lớp nhất định (ví dụ: 6, 7, 8) giữa tiểu học và trung học phổ thông.
2. Trường Tiểu học, THCS và THPT dịch sáng tên tiếng Anh là gì?
Trường Tiểu học dịch sáng tên tiếng Anh là: “Primary school”.
Trường Trung học cơ sở dịch sáng tên tiếng Anh là: “Junior high school”.
Trường Trung học phổ thông dịch sáng tên tiếng Anh là: “High school”.
3. Cách tính lương giáo viên các cấp Tiểu học?
Trên cơ sở quy định tại quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo
– Giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1: Hệ số lương từ 2,34 – 4,98;
– Giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2: Hệ số lương từ 4,00 – 6,38;
– Giáo viên tiểu học hạng I (mã số V.07.03.27) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1: Hệ số lương từ 4,40 – 6,78.
Hiện nay, lương của giáo viên được tính theo công thức:
Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Các loại phụ cấp được hưởng – Mức đóng các loại bảo hiểm
Trong đó:
– Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP);
– Bên cạnh việc quy định về hệ số lương thì pháp luật hiện hành còn quy định thêm về các loại phụ cấp đối với giáo viên tiểu học như sau:
+ Trên cơ sở quy định tại Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC
Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương cơ sở x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.
Trong đó tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi đối với:
Giáo viên tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã: 35%
Giáo viên tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa: 50%.
+ Phụ cấp thâm niên (được hưởng đến 01/7/2022) theo như quy định tại Điều 3 Nghị định 54/2011/NĐ-CP
“Giáo viên tiểu học có đủ 05 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%”.
+ Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn sẽ được áp dụng đối với giáo viên tiểu học giảng dạy, công tác ở huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1, các xã đặc biệt khó khăn như: ở vùng đồng bào dân tộc, niềm núi, ven biển, hải đảo, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp… thì sẽ được hưởng thêm phụ cấp công tác.
Gồm một số phụ cấp như: Phụ cấp thu hút; Phụ cấp công tác lâu năm…
– Mức đóng các loại bảo hiểm
Căn cứ các quy định tại
– Hưu trí – tử tuất: 8%;
– Bảo hiểm thất nghiệp: 1%;
– Bảo hiểm y tế: 1,5%
=> Tổng: 10,5%.
4. Cách tính lương giáo viên các cấp THCS?
Trên cơ sở quy định tại Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo
– Giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.32) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1: Hệ số lương 2,34 – 4,98;
– Giáo viên THCS hạng II (mã số V.07.04.31) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2: Hệ số lương từ 4,00 – 6,38;
– Giáo viên THCS hạng I (mã số V.07.04.30) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1: Hệ số lương từ 4,4 – 6,78.
Căn cứ Điều 7, Điều 9 Thông tư 03/2021, có 5 trường hợp chuyển hạng giáo viên THCS như sau:
– Từ hạng III cũ sang hạng III mới:
+ Hạng III cũ: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, hệ số lương từ 2,10 – 4,89.
+ Hạng III mới: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, hệ số lương từ 2,34 – 4,98.
=> Thay đổi hệ số lương
– Từ hạng II cũ sang hạng II mới:
+ Hạng II cũ: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, hệ số lương từ 2,34 – 4,98.
+ Hạng II mới: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, hệ số lương 4,00 – 6,38.
=> Thay đổi hệ số lương
– Từ hạng II cũ sang hạng III mới:
+ Hạng II cũ: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, hệ số lương từ 2,34 – 4,98.
+ Hạng III mới: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, hệ số lương từ 2,34 – 4,98.
=> Không thay đổi hệ số lương
– Từ hạng I cũ sang hạng I mới
+ Hạng I cũ: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, hệ số lương từ 4,00 – 6,38;
+ Hạng I mới: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, hệ số lương 4,4 – 6,78.
=> Thay đổi hệ số lương
– Từ hạng I cũ chuyển sang hạng II mới
+ Hạng I cũ: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, hệ số lương 4,00 – 6,38;
+ Hạng II mới: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, hệ số lương 4,00 – 6,38.
=> Không thay đổi hệ số lương.
– Lương của giáo viên được tính theo công thức:
Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Các loại phụ cấp được hưởng – Mức đóng các loại bảo hiểm
– Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP);
– Các loại phụ cấp:
+ Theo như quy định tại Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC mức phụ cấp ưu đãi được hưởng được tính theo công thức sau:
Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương cơ sở x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi .
Trong đó tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi đối với:
Giáo viên THCS ở đồng bằng, thành phố, thị xã: 30%
Giáo viên tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa: 35%.
+ Phụ cấp thâm niên (được hưởng đến 01/7/2022) được quy định tại Điều 3 Nghị định 54/2011/NĐ-CP giống như cấp tiểu học.
+ Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn
– Mức đóng các loại bảo hiểm cũng căn cứ các quy định tại
5. Cách tính lương giáo viên các cấp THPT?
Trên cơ sở quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 ệ số lương của viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông, cụ thể như sau:
– Giáo viên trung học phổ thông hạng III, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
– Giáo viên trung học phổ thông hạng II, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;
– Giáo viên trung học phổ thông hạng I, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Tiền lương của giáo viên THPT bao gồm mức lương hiện hưởng và các khoản phụ cấp khác (nếu có). Theo đó, mức lương và các khoản phụ cấp đối với giáo viên THPT được tính theo công thức sau:
– Tính mức lương
Mức lương từ 20/3/2021 = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Trong đó:
+ Mức lương cơ sở hiện nay thực hiện theo quy định tại
+ Hệ số lương hiện hưởng: Từ ngày 20/3/2021 được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo được đề cập ở trên.
– Tính mức phụ cấp
Tùy các khoản phụ cấp khác nhau (phụ cấp thâm niên, phụ cấp đứng lớp, phụ cấp thu hút,…) mà công thức tính phụ cấp đó sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
+ Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:
Mức phụ cấp = Mức lương cơ sở x Hệ số phụ cấp hiện hưởng
+ Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):
Mức phụ cấp = [Mức lương + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x [Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định]
+ Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.
Trong đó: Mức lương cơ sở hiện nay thực hiện theo quy định tại