Cách xác định nguyên giá tài sản cố định đã qua sử dụng? Cách tính khấu hao tài sản cố định đã qua sử dụng?
Trên thực tế hiện nay thì Việt Nam và các quốc gia được đánh giá là có nền kinh tế phát triển khác thì đa phần đều thực hiện các hoạt động mua các tài sản cố định đã qua sử dụng khá phổ biến. Việc mua lại này không chỉ của riêng Việt Nam mà nó còn phổ biến đối với các quốc gia chưa có đủ điều kiện kinh tế để có thể mua được các tài sản cố dịnh mới nhất vbaf tân tiến nhất như các quốc gia có nền kinh tế phát triển và vững mạnh trên thế giới. Vậy cách tính khấu hao tài sản cố định đã qua sử dụng như thế nào?
Dịch vụ Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Theo
Mục lục bài viết
1. Cách xác định nguyên giá tài sản cố định đã qua sử dụng:
Tài sản cố định là tài sản dài hạn mà một công ty đã mua và đang sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ của mình.
Tài sản cố định là tài sản dài hạn, nghĩa là tài sản có thời gian sử dụng hữu ích trên một năm. Tài sản cố định bao gồm tài sản, nhà máy và thiết bị (PP&E) và được ghi nhận trên
Dưới đây là các ví dụ về tài sản cố định:
– Các phương tiện như xe tải của công ty
– Nội thất văn phòng
– Máy móc
– Các tòa nhà
– Đất
Tài sản cố định không dễ thanh khoản và không dễ chuyển đổi thành tiền mặt. Chúng không được bán hoặc tiêu thụ bởi một công ty. Thay vào đó, tài sản được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
Tài sản hữu hình cố định có thể được khấu hao theo thời gian để giảm nguyên giá ghi nhận của tài sản. Hầu hết các tài sản hữu hình, chẳng hạn như tòa nhà, máy móc và thiết bị, có thể được khấu hao. Tuy nhiên, đất đai không thể bị mất giá vì nó không thể bị cạn kiệt theo thời gian trừ khi nó là đất có tài nguyên thiên nhiên.
“- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phả bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thá sẵn sàng sử dụng.
“- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua sắm (kế cả mua mới và cũ): là giá mua thực te phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cổ định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phi vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.”
Do đó mà:
Nguyên giá tài sản cố định đã qua sử dụng = Giá mua thực tế – Các khoản thuê (không bao gồm khoản thue được hoàn lại), các chi phí liên quan…
Giá mua thực tế là giá trên hóa đon (Không bao gồm thuế GTGT nhé)
VD: Công ty kế toán Thiên Ung mua 1 xe ô tô cũ đã qua sử dụng của 1 công ty khác, giá trị ghi trên hóa đon là: 500 tr, thuê GTGT 10%: 50tr. Cách hạch toán nguyên giá tài sản cố định đà qua sử dụng: No TK 211: = 500 tr TK 133: = 50 tr Có TK 112 = 550tr nguyên giá tài sản cố định đã qua sử dụng: = 500 tr
2. Cách tính khấu hao tài sản cố định đã qua sử dụng:
Trên thực tế hiện nay theo như quy định của pháp luật kinh tế hiện hành thì đối với tài sản cố định sẽ được quy định về các tính khấu hao, theo các chế độ kế toán hiện hành, có 3 phương pháp tính khấu hao tài sản cố định đó là:
– Thứ nhất, tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng
– Thứ hai, tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần (Khấu hao nhanh)
– Thứ ba, tính khấu hao tài sản cố định theo sản lượng
Tai sao các nhà nghiên cứu và làm luật lại đưa ra ba phương pháp tính khấu hao của tài sản cố định khác nhau là bởi vì dựa trên loại tài sản và mục đích kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ áp dụng phương pháp tính khấu hao tài sản một cách chính xác nhất để đảm bảo được quyền lợi và những lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bên cạnh việc đua ửa ba phương pháp tính khaais hao thì theo như quy định của pháp luật hiện hành còn qcos quy định về việc doanh nghiệp được lựa chọn và đăng ký phương pháp trích khấu hao đối với cơ quan có thẩm quyền theo như quy định của pháp luật. Tuy rằng pháp luật có đưa ra 3 phương pháp tính khấu hao những hiện nay thì đa số các doanh nghiệp đều áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng bởi vì các loại tài sản và mục đích sử dụng của tài sản đó phù hợp với mục đich sử dụng của sản phầm mà phương pháp này được quy định áp dụng.
Trên thực tế hiện nay thì khi mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động mua tài sản cố định đã qua sử dụng ở nước ngoài nhập về Việt Nam thì đối với tài sản cố định đã qua sử dụng khi doanh nghiệp mua về, thì việc đầu tiên, doanh nghiệp sau khi nhập tài sản cố định về đó chính là phải đăng ký phương pháp trích khấu hao với chi cục thuế theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Hiện nay, đa số các doanh nghiệp đều áp dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng. Nên bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ hướng dẫn các bạn xác định khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Trên cơ sở quy định theo điều 13
Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao tài sản cố định theo quy định tại Thông tư 45 này và thông báo với cơ quan thuê trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện. Phương pháp trích khẩu hao áp dụng cho từng tài sản cố định mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuê trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng tài sản cố định. Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khẩu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đôi về cách thức sử dụng tài sản cố định để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Mỗi tài sản có định chi được phép thay đổi một lần phương pháp trich khâu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo băng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
2.1. Mức trích khẩu hàng năm:
Mức trích khẩu hao hàng năm = Nguyên giá của tài sản cố định / Thời gian trích khấu hao
Trong đó: Thời gian trích khâu hao tài sản cố định đã qua sử dụng được tính như sau:
Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định = (Giá trị hợp lý của tài sản cố định / Giá bán của tài sản cố định cùng loại mới 100% (hoặc của tài sản cố định tương đương trên thị trường)) x Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư 45)
Giá trị hợp lý của tài sản cố định là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của tài sản cố định hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có chức năng thầm định giá (trong trường hợp đuoc cho, được biểu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến) và các trường hợp khác.
Thời gian trich khẩu hao của tài sản cố định mới cùng loại, xem tại đây: Khung thời gian trích khẩu hao các loại tài sản cố định
2.2. Mức trích khẩu hao hàng tháng:
Mức trích khẩu hao hàng tháng = Mức trích khầu hao hàng năm / 12 tháng
– Nếu về sử dụng ngay trong tháng thì mức trích khấu hao tài sản cố định được thưc hiện như sau:
Mức khẩu hao trong tháng p/s = (Mức trích khẩu hao trong tháng / Tổng số ngày của tháng p/s) x Số ngày sử dụng trong tháng
Trong đó:
Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng p/s – Ngày bắt đầu sử dụng + 1
Ví dụ: Cùng với với ví du bên trên, công ty kế toán A hướng dẫn cách tính khẩu hao và hạch toán chi phí khẩu hao như sau:
Giá trị hợp lý của tài sản cố định (là giá mua) = 500tr. – Giá bán của tài sản cố định cùng loại mới 100% (hoặc của tài sản cố định tương đương trên thị trường) là: 1 tỷ Thời gian trích khẩu hao của tài sản cố định mới cùng loại là: từ 6- 10 năm (công ty lựa chọn 6 năm).
– Thời gian trích khẩu hao: (500tr/1 tỷ) x 6 = 3 năm
– Mức trích khẩu hao hàng năm: (Nguyên giá / thời gian trích khẩu hao) = 500 tr/ 3 năm = 167 tr/năm %3D
– Mức trích khẩu hao hàng tháng: = 167 tr/ 12 tháng = 13.920.000/tháng