Án phí dân sự là gì? Cách tính án phí dân sự? Nộp tạm ứng án phí dân sự ở đâu?
Án phí dân sự là một trong những chế định đặc biệt được ghi nhận tại Chương IX Bộ luật tố tụng dân sự và được Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn chi tiết. Điều này chứng minh được tầm quan trọng của án phí và quy định của pháp luật về án phí. Nội dung điển hình nhất khi nghiên cứu về án phí là cách tính án phí dân sự như thế nào? Và nộp tiền tạm ứng án phí dân sự ở đâu? Đây là hai câu hỏi có tính áp dụng thực tế cao. Do vậy, trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giải đáp một cách cụ thể và chi tiết nhất.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Án phí dân sự là gì?
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, án phí “là số tiền chi phí cho việc xét xử một vụ án.”
Theo Từ điển Luật học, án phí là “khoản chi phí về xét xử một vụ án mà đương sự phải nộp trong mỗi vụ án do cơ quan có thẩm quyền quy định.”
Có thể nói rằng, án phí được giải thích trong rất nhiều các tài liệu khoa học pháp lý và ở mỗi tài liệu sẽ thể hiện mối quan điểm khác nhau tùy thuộc vào cách tiếp cận của tác giả.
Án phí trong tố tụng dân sự là một phần trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật tố tụng dân sự nói riêng và được hiểu là “khoản tiền mà đương sự phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật nhằm bù đắp một phần chi phí tố tụng mà Nhà nước phải bỏ ra để giải quyết vụ án theo yêu cầu của đương sự và được thể hiện trong bản án, quyết định của Tòa án”.
Án phí dân sự khác với án phí trong tố tụng hình sự, tố tụng hành chính. Án phí trong tố tụng dân sự có nhiều mức thu khác nhau tùy thuộc vào từng loại vụ án. Đối với án phí trong tố tụng hình sự, nghĩa vụ này chỉ đặt ra đối với bị cáo trong trường hợp họ bị kết án là có tội (hoặc bị hại có yêu cầu khởi tố theo quy định của pháp luật). Trong tố tụng hành chính, nghĩa vụ chịu án phí được đặt ra đối với đương sự có yêu cầu và cả người có quyết định hành chính, hành vi hành chính vi phạm pháp luật. Án phí hình sự và án phí hành chính chỉ có một mức duy nhất đối với tất cả các vụ án.
Án phí trong tố tụng dân sự có mối quan hệ chặt chẽ với việc giải quyết nội dung vụ án dân sự của Tòa án. Án phí chỉ bao gồm án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm.
Án phí có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi xét dưới sự tác động của nó đối với nhà nước, đương sự và sự phát triển kinh tế, xã hội.
Đối với nhà nước, tuy án phí chỉ chiếm một phần nhỏ so với thuế trong tổng nguồn thu của ngân sách nhà nước, nhưng nó vẫn đóng vai trò là một nguồn thu quan trọng, giúp hỗ trợ chi trả cho các hoạt động tố tụng, giúp giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Án phí trong tố tụng dân sự còn có ý nghĩa ràng buộc trách nhiệm của nhà nước- tòa án trong việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người dân- đương sự.
Đối với đương sự, việc phải tuân thủ thủ tục nộp tạm ứng án phi khi đưa ra yêu cầu và phải chịu án phí khi yêu cầu của mình không được chấp nhận giúp họ nhận thức rõ hậu quả pháp lý của việc đưa ra yêu cầu khởi kiện vô căn cứ, làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, án phí cùng với các chi phí tố tụng khác là một trong những yếu tố được sử dụng để đánh giá hiệu quả tố tụng. Một chế độ án phí hợp lí cùng các yếu tố khác như thời gian giải quyết nhanh chóng, chất lượng giải quyết tốt sẽ góp phàn tạp môi trường phát triển kinh doanh an toàn và thu hút đầu tư nước ngoài.
2. Cách tính án phí dân sự?
Cách tính án phí dân sự sơ thẩm phụ thuộc vào các loại án phí trong trong vụ án dân sự, bao gồm:
– Án phí dân sự sơ thẩm:
+ Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch. Trong đó, vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể. (Khoản 2, Điều 24, Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH)
+ Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch. Trong đó, vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể. (Khoản 3, Điều 24, Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH)
– Án phí dân sự phúc thẩm.
Thông thường cách tính án phí dân sự chỉ áp dụng đối với án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch, đối với án phí dân sự phúc thẩm và án phí dân sự vụ án dân sự không có giá ngạch, án phí được ấn định, cụ thể:
Án phí dân sự sơ thẩm:
– Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch: 300.000 đồng.
– Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch: 3.000.000 đồng.
Án phí dân sự phúc thẩm:
– Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động: 300.000 đồng.
– Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại: 2.000.000 đồng.
Cách tính án phí dân sự sơ thẩm đối vụ án dân sự có giá ngạch được chia thành 3 nội dung căn cứ vào loại việc tranh chấp và trong mỗi loại việc thì căn cứ tính còn được chia theo số tiền.
Thứ nhất, đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch.
– Từ 6.000.000 đồng trở xuống: 300.000 đồng.
– Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp (tức là 5% của 6 triệu đến 400 triệu).
– Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.
– Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng.
– Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng.
– Từ trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
Thứ hai, đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch.
– Từ 60.000.000 đồng trở xuống: 3.000.000 đồng.
– Từ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: 5% của giá trị tranh chấp.
– Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.
– Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng.
– Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng.
– Từ trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
Nhìn chúng, cách tính án phí giữa tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch và tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch có cách tích khá giống nhau, tuy nhiên, việc khác ở số tiền hoặc giá trị tài sản được xác định bằng tiền sẽ làm thay đổi bản chất và mức án phí.
Thứ ba, đối với tranh chấp về lao động có giá ngạch.
– Từ 6.000.000 đồng trở xuống: 300.000 đồng.
– Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: 3% giá trị tranh chấp, nhưng không thấp hơn 300.000 đồng.
– Từ trên 400.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: 12.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.
– Từ trên 2.000.000.000 đồng: 44.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng.
Như vậy, nếu tài sản tranh chấp càng lớn thì số tiền án phí phải chịu sẽ càng cao.
3. Nộp tạm ứng án phí dân sự ở đâu?
Nếu như án phí dân sự có án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm thì tạm ứng án phí dân sự cũng bao gồm tạm ứng án phí sơ thẩm và tạm ứng án phí phúc thẩm.
Tiền tạm ứng án phí được nộp tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, theo quy định tại Điều 10 Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH. Theo đó: “Cơ quan có thẩm quyền thu án phí, lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có thẩm quyền thu tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án.” Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 144 Bộ luật tố tụng dân sự cũng khẳng định: “Tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí được nộp cho cơ quan thi hành án có thẩm quyền để gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại kho bạc nhà nước và được rút ra để thi hành án theo quyết định của Tòa án.”.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được
Việc nộp tạm ứng án phí là một trong các căn cứ để Tòa án thụ lý hoặc chấp nhận kháng cáo, hết thời hạn nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí mà chủ thể có nghĩa vụ không nộp thì tòa án sẽ tiến hành trả lại đơn khởi kiện hoặc coi như người kháng cáo từ bỏ quyền kháng cáo.