Thế nào là lương Net và lương Gross? Công thức chuyển đổi từ lương Net sang lương Gross. Cách quy đổi lương Net sang lương Gross bằng file Excel chính xác nhất.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là lương Net và lương Gross?
Căn cứ theo quy định tại Điều 90
Hiện nay pháp luật chưa quy định rõ về khái niệm của lương Net và lương Gross của người lao động. Thực tế để chỉ là thuật ngữ để nói về lương của người lao động một cách ngắn gọn và dễ hiểu trong các doanh nghiệp hiện nay và thuận tiện cho việc thao tác tính toán trên Excel. Theo đó có thể hiểu đơn giản về hai thuật ngữ lương này như sau:
– Lương Gross được hiểu đơn giản là tổng tiền lương mỗi tháng của người lao động bao gồm lương cứng (lương cơ bản) của người lao động và các khoản tiền khác được cộng vào như trợ cấp, hoa hồng, tiền thưởng…;
– Lương Net được hiểu là khoản tiền lương thực nhận của người lao động sau khi người sử dụng lao động đã trừ hết các khoản chi phí như tiền phạt, tiền đóng bảo hiểm xã hội- bảo hiểm y tế- bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động có mức thu nhập phải chịu thế.
Theo như cách hiểu trên thì số tiền thực thu (lương Net) sẽ thấp hơn mức lương đã thoả thuận của nguời lao động và người sử dụng lao động trên Hợp đồng lao động (lương Gross).
2. Công thức chuyển đổi từ lương Net sang lương Gross:
Lương Net = Lương Gross – (Tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc + Bảo hiểm y tế + Bảo hiểm thất nghiệp + Thuế Thu nhập cá nhân (nếu có))
Theo đó, khi doanh nghiệp thực hiện việc chuyển đổi từ lương Net sang lương Gross sẽ được tính theo công thức sau:
Lương Gross = Lương Net + Tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc + Thuế thu nhập cá nhân (nếu có)
Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi được xác định cụ thể như sau:
– Thứ nhất về tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc: Về tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm theo quy định tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành. Theo đó tỷ lệ trích đóng bảo hiểm xã hội từ tiền lương của người lao động được xác định như sau: Bảo hiểm xã hội là 8%; Bảo hiểm thất nghiệp là 1%; Bảo hiểm y tế là 1,5%. Tổng tiền đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ là 10,5% trên tổng mức lương của người lao động.
– Thứ hai về mức thuế thu nhập cá nhân:
Mức tính thuế thu nhập cá nhân được xác định theo hai trường hợp: tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có cư trú tại Việt Nam và tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không có cư trú tại Việt Nam. Cụ thể như sau:
Một là, tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú:
Thuế Thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thế x Thuế suất
Trong đó:
+ Thu nhập tính thuế được xác định là các khoản thu nhập phải chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các khoản giảm trừ bao gồm: Giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc vào người có thu nhập tính thuế, được xác định là 132 triệu đồng/ năm tương đương 11 triệu đồng/tháng (tương đương với 4,4 triệu đồng/ 1 người phụ thuộc/ tháng); các khoản giảm trừ cho các khoản đóng bảo hiểm, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo và quỹ hưu trí tự nguyện.
+ Thu nhập chịu thuế được xác định bằng tổng lương nhận được trừ đi các khoản được miễn thuế. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các khoản thu nhập được miễn thuế từ tiền lương bao gồm: tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm; thu nhập của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế hoặc làm việc cho hãng tàu nước ngoài;
+ Thuế suất được xác định theo bảng biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định tại Điều 22
Lưu ý, căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì cá nhân cư trú tại Việt Nam không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng mà có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trả lương trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% theo thu nhập và sẽ phải thực hiện việc đóng thuế thu nhập cá nhân theo công thức:
Thuế thu nhập cá nhân = Tổng thu nhập trước khi trả x 10%
Hai là, tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú tại Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư số 111/2013/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì cá nhân có thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính theo công thức sau:
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất (20%)
Bởi vì cá nhân không cư trú sẽ không được tính các khoản giảm trừ gia cảnh như cá nhân cư trú nên có thu nhập chịu thuế là lớn hơn 0 và mức thuế suất được xác định rõ ràng là 20% thu nhập chịu thuế. Trong đó, thu nhập chịu thuế trong trường hợp áp dụng cho cá nhân không cư trú tại Việt Nam được xác định bằng tổng tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác mà cá nhân nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.
3. Cách quy đổi lương Net sang lương Gross bằng file Excel chính xác nhất:
Để tạo dựng nội dung chuyển đổi từ lương Net sang lương Gross thì người tạo file Excel phải nắm bắt được 02 bộ phận chính như sau:
– Bộ phận thứ nhất là Phần Thông tin khai báo. Phần này thể hiện thông tin cụ thể về các nội dung, mức tính lương Net. Bên cạnh đó cũng thể hiện thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi như mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức thuế thu nhập cá nhân…
– Bộ phận thứ hai là Phần Nội dung tính toán từ các số liệu đã nhập ở các tiêu chí được nêu ở bộ phận thứ nhất.
Theo đó, khi đã xác định rõ được 02 bộ phận trên thì thực hiện quy đổi bằng các thao tác trên file Excel. Ngày nay trên các trang mạng đã có File Excel chuyển đổi từ lương Net sang lương Gross, quý bạn đọc có thể tải file về và điền thông tin lương và các mức chi trả vào ô tương ứng, sau đó lựa chọn chuyển từ lương Net sang lương Gross.
Hoặc nếu là chuyển đổi thủ công thì có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào phần mềm Microsoft excel trên máy tính.
Bước 2: Sau khi truy cập vào phần mềm Excel thì cần thực hiện việc tạo dựng 4 Sheet khác nhau, sau đó tạo dựng nội dung trong từng Sheet. Ở 3 Sheet sau, từ Sheet 2 đến Sheet 4 tạo dựng ở mỗi Sheet một bảng thể hiện nội dung của các yếu tố ảnh hưởng đến việc quy đổi từ lương Net sang lương Gross. Cụ thể, Sheet 2 thể hiện về mức thu nhập tối thiểu vùng, Sheet 3 thể hiện về mức Thuế thu nhập cá nhân (nếu người lao động phải chịu thuế thu nhập cá nhân) và Sheet 4 thể hiện tỷ lệ phần trăm trích đóng cho các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Bước 3: Tại Sheet 1 nhập dữ liệu về thu nhập và gia cảnh, số người phụ thuộc.
Bước 4: Tạo một Sheet để thể hiện bảng tính chuyển đổi từ lương Net sang lương . Nếu tiền lương chuyển đổi và mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc giống nhau thì chọn Net sang Gross; nếu tiền lương chuyển đổi và lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là khác nhau thì chọn Net sang Gross (khác).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007;
– Quyết định số 595/QĐ-BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế;
– Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và