Những rủi ro và tai nạn là một trong những điều không ai muốn, tuy nhiên nó lại có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong công việc. Dưới đây là cách phân loại tai nạn lao động theo quy định hiện hành có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Cách phân loại tai nạn lao động theo quy định hiện hành:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của
Thứ nhất, tai nạn lao động làm chết người của người lao động, đây được xem là loại tai nạn lao động mà người lao động bị chết, loại tai nạn lao động này sẽ thuộc một trong những trường hợp cơ bản như sau:
+ Người lao động chết tại nơi xảy ra tai nạn lao động;
+ Người lao động bị chết trên đường đi cấp cứu hoặc người lao động bị chết trong thời gian thực hiện hoạt động cấp cứu khi đã xảy ra tai nạn lao động;
+ Người lao động chết trong thời gian điều trị, hoặc người lao động chết do tái phát của cái thương xuất phát từ lý do xảy ra tai nạn lao động theo kết luận của biên bản giám định pháp y tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án đối với trường hợp người lao động bị mất tích.
Thứ hai, tai nạn lao động dẫn đến hậu quả làm cho người lao động bị thương nặng, đây là loại tai nạn lao động làm cho người lao động bị ít nhất 01 trong những chấn thương được ghi nhận theo quy định của pháp luật. Những chấn thương này hiện nay đang được quy định cụ thể tại phụ lục II ban hành kèm theo
Thứ ba, tai nạn lao động làm cho người lao động bị thương nhẹ. Đây là loại tai nạn lao động còn lại, tức là không thuộc một trong những trường hợp nêu trên. Điều luật này đang được ghi nhận thông qua phương pháp loại trừ.
Như vậy có thể nói, theo quy định của pháp luật hiện nay thì ta lại lao động được chia thành nhiều loại, trong đó có tai nạn lao động làm chết người, tai nạn lao động làm cho người lao động bị thương nặng, hoặc tai nạn lao động làm cho người lao động bị thương nhẹ. Tùy vào từng trường hợp khác nhau, khi xảy ra tai nạn lao động, người ta sẽ xếp loại tai nạn lao động nó vào từng loại hình cụ thể.
2. Thời gian, nội dung khai báo tai nạn lao động:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về thời gian và nội dung khai báo tai nạn lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 39/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động, có quy định cụ thể về thời gian và nội dung khai báo tai nạn lao động. Cụ thể như sau:
– Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc tai nạn lao động nam thương nặng với số lượng từ hai người lao động trở lên, người sử dụng lao động của cơ sở có xảy ra tai nạn lao động cần phải ngay lập tức khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định cụ thể tại Điều 34 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015. Cụ thể như sau:
+ Người sử dụng lao động cần phải khai báo theo cách thức nhanh nhất, có thể là khai báo trực tiếp hoặc khai báo thông qua điện tử hoặc thông qua phương tiện điện tử … về việc đã xảy ra tai nạn lao động với cơ quan có thẩm quyền đó là thanh tra Lao động thương binh và xã hội nơi xảy ra tai nạn lao động. Trong trường hợp có xảy ra tai nạn lao động làm chết người thì cần phải đồng thời báo ngay với cơ quan công an có thẩm quyền, trong trường hợp này được xác định là cơ quan công an cấp quận huyện, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc Thành phố trực thuộc trung ương để cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật;
+ Nội dung khai báo cần phải được thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu quy định cụ thể tại phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
– Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc xảy ra tai nạn lao động làm bị thương nặng với số lượng từ hai người lao động trở lên trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò khai thác dầu khí phù hợp với quy định của pháp luật, các phương tiện vận tải đường sắt, vận tải đường bộ, vận tải đường thủy, phương tiện vận tải đường hàng không và các đơn vị trực thuộc lực lượng vũ trang nhân dân căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015, thì ngoài việc thực hiện nghĩa vụ khai báo theo các quy hoạch chuyên ngành, người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra hiện tượng tai nạn đó cần phải khai báo cụ thể như sau:
+ Khai báo bằng cách thức nhanh nhất, đó có thể là cách thức trực tiếp hoặc điện thoại hoặc thư điện tử … với cơ quan có thẩm quyền đó là thanh tra Sở lao động thương binh và xã hội nơi xảy ra tai nạn lao động, đồng thời khai báo với các bộ ban ngành quản lý trong lĩnh vực đó theo thẩm quyền căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Nghị định 39/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động, ngoại trừ những trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người thì người sử dụng lao động đồng thời cần phải thực hiện nghĩa vụ báo sự việc đó cho công an cấp huyện;
+ Nội dung khai báo cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu quy định cụ thể tại phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
– Khi xảy ra tai nạn lao động đối với những người lao động làm việc, tuy nhiên người lao động nó không làm việc theo hợp đồng, thì hoạt động khai báo sẽ được quy định cụ thể tại Điều 34 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015, được thực hiện cụ thể như sau:
+ Ngay sau khi người sử dụng lao động biết thông tin về việc xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc xảy ra tai nạn lao động khiến cho người lao động bị thương nặng, gia đình của nạn nhân hoặc người phát hiện ra phải có nghĩa vụ và có trách nhiệm khai báo ngay với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn lao động đó;
+ Khi nhận được thông tin xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc tai nạn lao động khiến cho người lao động bị thương nặng với số lượng từ hai người lao động trở lên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hiện tượng tai nạn nó cần phải ngay lập tức báo thông tin bằng cách thức nhanh nhất, đó có thể là hình thức trực tiếp hoặc báo thông qua điện thoại hoặc qua thư điện tử … với cơ quan có thẩm quyền đó là thanh tra Sao lao động thương binh và xã hội cùng với công an cấp huyện. Quá trình báo cần phải được thực hiện theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu tại phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Hồ sơ vụ tai nạn lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Nghị định 39/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động, có quy định cụ thể về hồ sơ vụ việc tai nạn lao động. Theo đó, người sử dụng lao động sẽ phải có nghĩa vụ làm hồ sơ vụ tai nạn lao động. Thành phần hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây:
– Biên bản khám nghiệm hiện trường nơi xảy ra tai nạn lao động;
– Hồ sơ hiện trường nơi xảy ra tai nạn lao động, sơ đồ hiện trường;
– Ảnh hiện trường nơi xảy ra tai nạn lao động, ảnh của nạn nhân bị tai nạn lao động;
– Biên bản khám nghiệm tử thi đối với nạn nhân bị tai nạn lao động, khám nghiệm thương tích, mọi trường hợp bị mất tích theo tuyên bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án;
– Biên bản giám định kĩ thuật, biên bản giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp của cơ quan có thẩm quyền;
– Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, lấy lời khai của những người biết về sự việc xảy ra tai nạn lao động hoặc những người có liên quan đến vụ việc tai nạn lao động;
– Biên bản điều tra tai nạn lao động;
– Biên bản họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động;
– Giấy chứng nhận thương tích của các cơ sở y tế có thẩm quyền, được quyền điều trị cho người lao động hoặc của các cơ sở y tế được quyền điều trị cho người xảy ra tai nạn lao động.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015;
– Nghị định 39/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.