Mọi người đều biết, không được phép dừng xe và đỗ xe trước những nơi có biển cấm dừng xe, cấm đỗ xe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về các loại biển báo này. Dưới đây là cách phân biệt giữa biển cấm dừng và biển cấm đỗ xe.
Mục lục bài viết
1. Cách phân biệt giữa biển cấm dừng và biển cấm đỗ xe:
Phân biệt biển cấm dừng xe và biển cấm đỗ xe có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình lưu thông của người dân, đôi khi, biển cấm dừng xe và biển cấm đỗ xe đã tạo ra sự lẫn lộn cho nhiều tài xế trong quá trình tham gia giao thông đường bộ, từ đó dẫn đến hành vi dừng xe hoặc đỗ xe sai quy định của pháp luật, kéo theo nhiều trường hợp bị xử phạt không đáng có. Có thể phân biệt giữa biển cấm dừng xe và biển cấm đỗ xe theo cách thức như sau:
Biển cấm dừng xe | Biển cấm đỗ xe |
Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ được ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, biển báo cấm dừng và đỗ xe thuộc nhóm biển báo cấm có số hiệu P.130, được đặt tại các địa điểm cấm các phương tiện xe cơ giới dừng và đỗ xe. Biển này có dạng hình tròn, được sơn nền màu xanh dương, biển này có thêm dấu hiệu là viền biển báo được sơn màu đỏ. Biển báo cấm dừng và đỗ xe được chia thành 4 phần, những phần đó được ngăn cách với nhau bởi 2 vạch kẻ chéo màu đỏ. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ cũng quy định biển báo cấm dừng và đỗ xe có hiệu lực với tất cả các phương tiện xe cơ giới dừng và đỗ xe tại điểm có đặt biển báo, trừ các phương tiện được ưu tiên như: xe cứu hỏa, xe cứu thương … làm nhiệm vụ (được quy định cụ thể tại Điều 22 Luật Giao thông đường bộ năm 2019). | Căn cứ theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ, biển báo cấm đỗ xe được chia làm 03 loại biển báo con, đó là biển báo 131a, 131b và 131c. Đặc điểm chung của 3 biển này là đều có dạng hình tròn với nền màu xanh dương, là loại biển báo có đặc điểm nhận dạng là có viền đỏ và được chia làm 2 phần, mỗi phần ngăn cách với nhau bằng 1 đường kẻ từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải. So với biển báo P.131a, biển báo P.131b có thêm 1 vạch trắng, biển báo P.131c có thêm 2 vạch trắng được kẻ dọc từ trên xuống dưới. Biển báo số hiệu P.131a: Biển báo này có ý nghĩa nghiêm cấm các phương tiện giao thông đỗ xe ở đoạn đường có lắp đặt biển báo này, tuy nhiên vẫn sẽ ngoại trừ phương tiện ưu tiên. Biển báo số hiệu P.131b: Biển báo này có ý nghĩa của biến cấm đỗ phương tiện, P.131b là cấm đỗ xe ngày lẻ của tháng, tuy nhiên vẫn ngoại trừ các phương tiện ưu tiên. Bên dưới cột sẽ có bảng chú thích cấm đỗ xe ngày lẻ. Biển báo số hiệu P.131c: Biển báo P.131c nghiêm cấm tất cả các phương tiện giao thông đỗ xe tại cung đường có lắp đặt biển báo này trong các ngày chẵn của tháng, tuy nhiên vẫn ngoại trừ các phương tiện được ưu tiên. Bên dưới cột sẽ có bảng chú thích cấm đỗ xe ngày chẵn. |
2. Cấm dừng xe và cấm đỗ xe được quy định như thế nào?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về hành vi cấm dừng xe và cấm đỗ xe. Nếu dừng xe hoặc đỗ xe trái quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt theo các điều luật tương ứng. Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Luật Giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ. Cụ thể như sau:
– Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của các phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian nhất định, khoảng thời gian đó vừa đủ để vừa điều khiển phương tiện cho người lên hoặc xuống phương tiện đó, tiến hành các hoạt động xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện các công việc khác một cách tạm thời, sau đó lại tiếp tục cho phương tiện lưu thông;
– Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không có giới hạn về thời gian, khác với hoạt động dừng xe chỉ thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định để thực hiện những công việc nhất định;
– Người điều khiển phương tiện khi dừng xe hoặc đỗ xe trên đường bộ thì cần phải lưu ý các quy định như sau:
+ Cho xe dừng hoặc đỗ ở nơi có lẽ đường rộng rãi hoặc tại những khu vực được xác định là khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy, không ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của các phương tiện khác, trong trường hợp là đường hẹp hoặc không có lề đường thì chủ phương tiện cần phải cho xe dừng hoặc đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình, tránh ảnh hưởng đến quá trình an toàn trong quá trình lưu thông đường bộ của các phương tiện xung quanh.,
+ Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe hoặc đỗ xe thì cần phải cho xe đỗ tại các vị trí đó, hoặc trên đường có quy định về các điểm dừng xe hoặc đỗ xe thì cần phải dừng hoặc đỗ xe tại các vị trí đó;
+ Sau khi đỗ xe, chỉ được phép rời khỏi phương tiện khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn và các biện pháp cần thiết, nếu đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy thì cần phải thực hiện thủ tục đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau phương tiện đó để người điều khiển phương tiện khác biết, tránh phương tiện đang dừng hoặc đỗ;
+ Không được phép mở cửa phương tiện, đầy cửa phương tiện mà hoặc bước xuống xe khi phương tiện chưa đảm bảo các điều kiện về an toàn;
+ Khi dừng xe, chủ phương tiện không được tắt máy và không được phép rời khỏi vị trí lái xe;
+ Xe đỗ trên các đoạn đường dốc thì cần phải thực hiện hoạt động trên bánh xe, tránh gây ra những nguy hiểm.
– Người điều khiển phương tiện sẽ không được phép dừng xe hoặc đỗ xe tại các vị trí sau đây để tránh gây nguy hiểm cho các phương tiện khác:
+ Bên trái đường một chiều;
+ Trên cầu, gần cầu vượt;
+ Trên các đoạn đường công hoặc các đoạn đường có tầm nhìn bị che khuất;
+ Song song với một xe khác đang dừng hoặc đỗ;
+ Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
+ Nơi dừng của các xe buýt;
+ Nơi giao nhau hoặc trong phạm vi 5m tính từ mép đường giao nhau;
+ Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
+ Che khuất biển báo hiệu đường bộ của các phương tiện khác;
+ Tại phần đường chỉ có bề rộng đủ cho 01 làn xe chạy.
Theo đó thì có thể nói, dừng xe và đỗ xe là 02 hoạt động hoàn toàn khác nhau. Trong khi dừng xe là trạng thái đứng yên của các phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian nhất định, thì đỗ xe lại là trạng thái đứng yên của các phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
Bên cạnh đó, trong quá trình dừng xe thì có tài xế sẽ không được phép thực hiện hành vi tắt máy phương tiện và không được phép rời khỏi vị trí buồng lái, đồng thôi tài xế cũng cần phải bật đèn cảnh báo trong quá trình dừng xe. Còn đối với trường hợp đỗ xe, tài xế sẽ chỉ được phép rời khỏi phương tiện sau khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn.
Có thể khái quát thành bảng như sau:
Hành vi dừng xe | Hành vi đỗ xe |
Dừng xe là trạng thái đứng yên của các phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian nhất định. | Đỗ xe lại là trạng thái đứng yên của các phương tiện giao thông không giới hạn thời gian. |
Trong quá trình dừng xe thì có tài xế sẽ không được phép thực hiện hành vi tắt máy phương tiện và không được phép rời khỏi vị trí buồng lái, đồng thôi tài xế cũng cần phải bật đèn cảnh báo trong quá trình dừng xe. | Tài xế sẽ chỉ được phép rời khỏi phương tiện sau khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn. |
3. Dừng xe và đỗ xe trước biển cấm dừng cấm đỗ sẽ bị phạt như thế nào?
Phương tiện | Hành vi | Mức phạt |
Ô tô | Dừng xe nơi có biển Cấm dừng xe và đỗ xe, theo điểm h khoản 2 Điều 5 của | 400.000 đồng – 600.000 đồng |
Ô tô | Đỗ xe nơi có biển Cấm đỗ xe hoặc biển Cấm dừng xe và đỗ xe, theo điểm e khoản 3 Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng) | 800.000 đồng – 01 triệu đồng |
Xe máy | – Dừng xe nơi có biển Cấm dừng xe và đỗ xe; – Đỗ xe tại nơi có biển Cấm đỗ xe hoặc biển Cấm dừng xe và đỗ xe. (Điểm h khoản 2 Điều 6 được sửa đổi bởi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng) | 300.000 đồng – 400.000 đồng |
Như vậy có thể nói, hành vi dừng xe và đỗ xe trước biển cấm dừng, cấm đỗ xe bị phạt với mức phạt cụ thể theo như phân tích nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
– Chỉ thị 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.