Hiện nay có rất nhiều chiêu trò và thủ đoạn tinh vi khiến người dân có thể bị lừa đảo trên các trang mạng xã hội, mà điển hình là Facebook. Cần phải nhận biết các fanpage lừa đảo câu like trên facebook để tránh được những rủi ro không đáng có.
Mục lục bài viết
1. Cách nhận biết các fanpage lừa đảo câu like trên facebook:
Hiện nay tình trạng các đối tượng lừa đảo sử dụng các fanpage lừa đảo câu like trên Facebook diễn ra vô cùng phổ biến. Thủ đoạn của các đối tượng này là vô cùng tinh vi kéo theo nhiều hệ lụy không đáng có cho bị hại. Nhiều người dân hiện nay vẫn nhẹ dạ cả tin và không biết cách phân biệt các trang Facebook lừa đảo. Vì thế có thể nhận diện những trang Facebook này thông qua một số cách thức sau đây:
Cách 1: Người dân cần phải để ý xem trang Facebook đó có dấu tích xanh xác thực hay không. Bởi vì các đối tượng lừa đảo rất hay sử dụng các trang Facebook ảo để tiến hành hoạt động lừa đảo và lấy lòng tin của người dân. Trang Facebook của những người nổi tiếng hoặc các công ty truyền thông lớn, các thương hiệu lớn đều có dấu tích xanh nằm bên phải của tên trang Facebook để người dùng có thể nhận biết được đó là trang Facebook chính thức và chính chủ, còn lại tất cả các trang Facebook khác đều là trang Facebook lừa đảo và không có dấu tích xanh, vì vậy nếu như các trang Facebook mà không có dấu tích xanh thì cần phải hết sức thận trọng trong quá trình nhắn tin và trao đổi. Đây được xem là cách thức không mấy hoàn hảo bởi vì chỉ một số ít trang Facebook mới được xác minh bằng dấu tích xanh, còn lại hầu như là các cha Facebook không đủ điều kiện đều cũng không có dấu tích xanh, gây ra nhiều hiểu lầm và khó phân biệt trong quần chúng nhân dân. Tuy nhiên người dân cũng hoàn toàn có thể áp dụng cách thức này để tránh mở và like nhầm các trang Facebook lừa đảo và giả mạo.
Cách 2: Kiểm tra tên trang Facebook. Facebook sẽ nhanh chóng báo cáo các trang đăng vi phạm thương hiệu theo đúng quy định của pháp luật để bảo toàn an ninh mạng. Như vậy tức là các cha Facebook lừa đảo và giả mạo sẽ sử dụng giải pháp thay thế nếu họ muốn duy trì trực tuyến. Đây được coi là cách thức vô cùng hữu ích đối với các trang Facebook cố tình giả mạo bất kỳ một thương hiệu hợp pháp nào nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tạo lòng tin của người dân. Vì thế người dân đừng quên để Ý kỹ tên Trang và các dấu được thêm vào tên trang Facebook để có thể dễ dàng nhận ra các điểm khác biệt và không like nhầm cũng như không tương tác nhầm với các trang đánh lừa người tiêu dùng.
Cách 3: Xem danh mục của trang Facebook. Một trong những cách khác để nhận biết các trang Facebook lừa đảo và giả mạo đó là kiểm tra danh mục của trang Facebook đó trên thực tế. Thường thì một số danh mục cụ thể trên trang Facebook chính thức sẽ yêu cầu người dùng thiết lập trang và cung cấp một số thông tin cơ bản và một số thông tin thực tế, ví dụ như địa chỉ và số điện thoại để có thể dễ dàng kiểm tra và tạo lòng tin cho người dân. Nếu như người dân không tìm thấy các thông tin này trên trang Facebook đó thì chứng tỏ đó là trang Facebook lừa đảo, vì thế cần phải hết sức lưu ý. Hầu như các trang Facebook lừa đảo hiện nay sẽ được liệt kê là cộng đồng, và nếu như danh mục trên trang Facebook đó không khớp với những gì mà chúng ta tìm hiểu thì khả năng cao đó là trang Facebook lừa đảo.
Cách 4: Kiểm tra loại nội dung được đăng tải trên trang Facebook. Một trong những cách thức đơn giản nhất để người dân có thể nhận biết trang Facebook lừa đảo, thì bên cạnh hoạt động đó là phải kiểm tra tên và dấu tích xanh nằm kế bên tên trang Facebook theo như phân tích ở trên thì người dân cần phải kiểm tra nội dung được đăng tải trên trang Facebook đó. Các trang Facebook lừa đảo chủ yếu đăng tải những nội dung bán hàng online và game đố vui hoạt hình ảnh thiết kế, tuyển dụng nhân sự nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tạo ra sự tương tác giả mạo với người tiêu dùng, dễ dàng hơn trong hoạt động lừa đảo. Hiện nay rất nhiều trang Facebook lừa đảo được tạo ra để kêu gọi người dân đóng quỹ ủng hộ trái quy định của pháp luật, hình thức lừa đảo của các trang Facebook này là rất khác nhau và tinh vi vì vậy người dân cần phải hết sức lưu ý để tránh tiền mất tật mang.
Có thể áp dụng một số cách thức trên đây để xác minh một cách cẩn thận các trang Facebook này trước khi gửi bất cứ khoản tiền nào vào số tài khoản ngân hàng mà trang Facebook này cung cấp để tránh trường hợp lừa đảo, vì hiện nay các trang Facebook lừa đảo diễn ra vô cùng phổ biến.
2. Một số thủ đoạn lừa đảo trên facebook thông qua các fanpage :
Có thể kể đến một số thủ đoạn lừa đảo thông qua hình thức lập fanpage giả mạo trên Facebook mà người dân cần phải lưu ý như sau:
Thứ nhất, trang Facebook giả mạo cơ quan chức năng để nhắn tin và thông báo cho người dân về một vụ việc phạm tội đang trong quá trình điều tra theo quy định của pháp luật. Các đối tượng lừa đảo thường giả danh các cán bộ của cơ quan tư pháp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thông báo cho người dân rằng họ đang liên quan đến một vụ án điều tra hình sự nhằm mục đích tạo ra tâm lý lo lắng trong quần chúng. Sau đó các đối tượng lừa đảo này sẽ khai thác thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng, yêu cầu người dân chuyển toàn bộ số tiền trong tài khoản của họ vào tài khoản ngân hàng do đối tượng lừa đảo cung cấp để phục vụ cho hoạt động điều tra nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
Thứ hai, giả mạo các công ty tài chính để kêu gọi đầu tư tài chính và đầu tư tiền ảo. Đây được coi là chiêu trò lừa đảo phát triển rầm rộ nhất trong khoảng thời gian gần đây. Các đối tượng thường lập ra các fanpage lừa đảo trên Facebook để yêu cầu đầu tư tài chính và tạo giao diện tương tự như giao diện đầu tư tài chính quốc tế, sau đó sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để thu hút và lôi kéo nhiều người tham gia trên Facebook. Các trang Facebook giả mạo này thường cam kết sẽ cho người chơi một vòng mức lãi suất rất cao nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn, có thể rút vốn bất cứ lúc nào và không cần đầu tư trí tuệ, thời gian rảnh ra cho những hoạt động này cũng vô cùng ít, hoa hồng lớn vì vậy không thu hút được nhiều người quan tâm. Sau một khoảng thời gian nhất định thì các sàn giao dịch mà trang Facebook này phổ biến dừng hoạt động với mục đích bảo trì hoặc lỗi không truy cập được, người dân không thể đăng nhập để rút tiền trong tài khoản thì mới biết rằng mình đã bị lừa.
Thứ ba, tuyển cộng tác viên hoặc bán hàng lừa đảo. Ngoài ra còn có một hình thức lừa đảo thông qua các trang Facebook môi giới đó là tìm kiếm bạn đời và hẹn hò. Các đối tượng sẽ yêu cầu người dân chuyển tiền sau đó sẽ giới thiệu một người bạn để họ có thể hẹn hò thực tế. Tuy nhiên sau khi chuyển khoản thì, các đối tượng lừa đảo đã chặn mọi liên hệ và người dân không thể liên lạc được với các đối tượng này.
3. Những phương thức đề phòng tránh bị lừa đảo trên facebook:
Để phòng tránh bị lừa đảo trên mạng xã hội Facebook thì người dân cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
– Tìm hiểu kỹ các trang Facebook trước khi truy cập và tính xác thực của các trang Facebook đó;
– Không cung cấp thông tin cá nhân và không chuyển tiền cho các trang Facebook khi chưa tìm hiểu rõ vấn đề và chưa tìm hiểu rõ thông tin mà bạn sắp chuyển khoản;
– Bảo mật Facebook nhiều lớp, xóa quyền truy cập vào Facebook khỏi các ứng dụng đáng nghi ngờ, không truy cập vào các website lạ, nếu như nhận thấy dấu hiệu lừa đảo trên Facebook thì cần phải cảnh giác và thông báo ngay đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Không trả lời các bài đăng trên Facebook một cách tùy tiện, tương tác trên Facebook có chọn lọc, nếu như có bất cứ ruổi do gì thì cần phải thông báo cho bạn bè và gia đình biết.
4. Cần phải làm gì khi bị lừa đảo trên facebook?
Nếu như vô tình trở thành nạn nhân của các trang Facebook lừa đào thì người dân cần phải tố cáo ngay hành vi này tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được giải quyết và bảo vệ quyền lợi. Tức là người dân cần phải tiến hành hoạt động trình báo sự việc lên cơ quan công an nơi thường trú hoặc tạm trú để giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp lên làm việc với cơ quan chức năng thì người dân cần phải chuẩn bị một số giấy tờ cơ bản sau:
– Đơn trình báo công an theo mẫu do pháp luật quy;
– Giấy tờ tùy thân của bị hại ví dụ như căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân …;
– Bằng chứng và chứng cứ kèm theo để chứng minh cho vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua các trang mạng Facebook ví dụ như đoạn tin nhắn, biên lai chuyển khoản ngân hàng, hình ảnh và ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội.
– Sau khi tiếp nhận thì cơ quan chức năng sẽ xử lý thích đáng đối tượng phạm tội và tìm mọi cách để bảo vệ quyền lợi cho bị hại.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).