Mua trả góp là một trong những phương án tối ưu đối với những người có khả năng hạn hẹp về tài chính, khi đó chỉ cần thanh toán một khoản tiền là đã có thể nhận hàng. Dưới đây là cách lập hóa đơn đối với hoạt động mua bán hàng trả góp, trả dần có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Cách lập hóa đơn đối với mua bán hàng trả góp, trả dần:
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 7 của Thông tư 151/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định cụ thể về giá tính thuế đối với phương thức mua bán hàng hóa trả góp, trả chậm. Theo đó, đối với hàng hóa mua bán theo phương thức trả góp, trả chậm thì giá tính theo giá bán trả một lần chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng của hàng hóa đó, trong đó không bao gồm các khoản tiền lãi suất trả góp, lãi suất trả chậm. Theo đó, căn cứ theo điều luật nêu trên, đối với các loại hàng hóa mua bán theo phương thức trả góp phải trả chậm thì giá tính thuế sẽ được xác định là giá bán cả một lần chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng của hàng hóa đó, trong đó không bao gồm các khoản lãi suất trả góp và lãi suất trả chậm.
Có thể khái quát công thức của giá tính thuế đối với hàng hóa mua theo phương thức trả góp như sau:
Giá tính thuế đối với hàng hóa mua theo phương thức trả góp = Giá tính theo giá bán một lần chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng của mặt hàng đó, trong đó không bao gồm các khoản tiền lãi suất trả góp và lãi suất trả chậm.
Như vậy, khi tiến hành thủ tục lập hóa đơn đối với các loại hàng hóa trả góp phải trả chậm thì cần phải tách biệt rõ ràng phần lãi suất trả chậm, không được sử dụng phần lãi đó vào hoạt động kê khai tính thuế giá trị gia tăng.
Như vậy, để có thể lập hóa đơn đối với hàng hóa mua theo phương thức trả góp thì cần phải theo dõi ví dụ sau đây:
Ví dụ: Công ty kế toán thuế ABC mua trả góp một ô tô của công ty cổ phần Minh Anh. Giá thanh toán tiền mặt của ô tô này được tính tại thời điểm mua là 1.200.000.000 đồng, số tiền trả góp là 120.000.000 đồng. Đồng thời, số tiền mua xe và tiền lãi sẽ được thanh toán trả góp trong khoảng thời gian 12 tháng, bao gồm:
– Tiền mua xe: 120.000.000 đồng;
– Tiền lãi trả góp: 12.000.000 đồng.
Căn cứ theo điều luật nêu trên, khoản lãi trả chậm trong trường hợp này thuộc đối tượng không phải kê khai tính nộp thuế giá trị gia tăng, vì vậy doanh nghiệp khi lập hóa đơn mua bán hàng hóa trả góp, trả chậm sẽ cần phải tách biệt rõ ràng phần lãi suất trả góp để không sử dụng kê khai tính thuế giá trị gia tăng. Theo đó, giá tính thuế là giá của ô tô bán thu ngay tiền mặt, cụ thể là:
– Giá bán: 1.200.000.000 đồng;
– Thuế giá trị gia tăng: 120.000.000 đồng.
Công ty Minh Anh kê khai nộp thuế giá trị gia tăng là 120.000.000 đồng, phần lãi suất trả góp và lãi suất trả chậm sẽ không kê khai và không chịu thuế giá trị gia tăng.
2. Khai thuế cho hóa đơn mua bán hàng trả góp, trả dần như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư 151/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định cụ thể về vấn đề khai thuế cho hóa đơn mua bán hàng hóa trả góp. Theo đó, nếu mua hàng hóa trả góp có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên, các cơ sở kinh doanh sẽ phải bắt buộc thực hiện thủ tục kê khai thuế giá trị gia tăng và khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Căn cứ vào hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp, hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa trả góp, chứng từ thanh toán thông qua các ngân hàng và các tổ chức tín dụng của hàng hóa và dịch vụ mua trả góp để có thể kê khai thuế cho các loại hóa đơn mua bán hàng hóa trả góp đó.
Trong trường hợp chưa có các loại giấy tờ và tài liệu chứng từ thanh toán thông qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng, thì vẫn sẽ được quyền kê khai và khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào của các loại hàng hóa mua bán trả góp. Trong trường hợp khi thanh toán, các cơ sở kinh doanh không có đầy đủ giấy tờ tài liệu chứng từ thanh toán thông qua ngân hàng, thì các cơ sở kinh doanh bắt buộc phải kê khai và điều chỉnh giảm số thuế giá trị gia tăng đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn chứng từ thanh toán thông qua ngân hàng. Đồng thời cần phải kê khai vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt.
3. Hạch toán hóa đơn đối với mua bán hàng trả góp, trả dần:
Cần phải lưu ý một số vấn đề liên quan tới hạch toán hóa đơn đối với hoạt động mua bán hàng hóa trả góp. Theo đó, đối với doanh nghiệp mua bán hàng hóa, khi mua bán hàng hóa theo phương thức trả góp cần phải được hạch toán hóa đơn như sau:
– Khi bán hàng hóa trả góp thì cần phải được hạch toán thông qua các tài khoản sau đây:
+ Nợ TK 511, tức là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, cần phải được tính theo giá bán trả tiền ngay chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng;
+ Có TK 3387, tức là doanh thu chưa thực hiện, phần chênh lệch giữa giá bán trả góp và giá bán trả tiền ngay chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng;
+ Có TK 333, tức là thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước (cụ thể là 3331).
– Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán thông qua các tài khoản như sau:
+ Nợ TK 632, tức là giá vốn bán hàng;
+ Có TK 154, 155, 156, 157 …
– Về vấn đề kết chuyển doanh thu tiền lại bán hàng thông qua phương thức trả góp sẽ được vi thông qua các tài khoản như sau:
+ Nợ TK 3387, tức là doanh thu chưa thực hiện;
+ Có TK 515, tức là doanh thu hoạt động tài chính.
+ Có TK 131, tức là các khoản phải thu của khách hàng.
Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp mua hàng, hoạt động hạch toán sẽ được thực hiện như sau:
– Trong quá trình mua hàng thông qua phương thức trả góp sẽ được thực hiện tại các tài khoản như sau:
+ Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213 …;
+ Nợ TK 133, tức là thuế giá trị gia tăng được khấu trừ;
+ Nợ TK 242, tức là chi phí trả trước, được tính bằng phần lãi trả chậm là số tiền chênh lệch giữa tổng số tiền cần phải thanh toán trừ đi giá mua phải trả tiền ngay tại chỗ, tiếp tục trừ đi thuế giá trị gia tăng nếu đó là khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ;
+ Có TK 331, tức là các chi phí phải trả cho người bán, tổng giá thanh toán.
– Định kỳ, cần phải tính vào chi phí tài chính số lại mua hàng trả góp thông qua các tài khoản sau:
+ Nợ TK 635, tức là chi phí tài chính;
+ Có TK 242, tức là chi phí trả trước;
+ Nợ TK 632, chi phí giảm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của các mặt hàng trả góp;
+ Có TK 133, tức là chi phí giảm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của các mặt hàng trả góp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 151/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành
– Thông tư
– Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và
– Thông tư 43/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và
THAM KHẢO THÊM: