Mẫu đơn tố cáo? Có được tố cáo online không? Hướng dẫn cách làm đơn tố cáo gửi cơ quan công an? Cách gửi đơn tố cáo online?
Để hiểu đúng bản chất của tố cáo, chúng ta cần phải xem xét dưới các khía cạnh như chủ thể, đối tượng, mục đích tố cáo và cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Tố cáo trước hết thể hiện ý thức đấu tranh, bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật đối với các hành vi vi phạm, người tố cáo không chỉ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà còn vì lợi ích của nhà nước, của cộng đồng. Như vậy, chỉ khi công dân có được ý thức pháp luật, có tinh thần đấu tranh vì sự công bằng, vì sự nghiêm minh của pháp luật thì mới có thể thực hiện việc tố cáo. Trong thời đại công nghệ số các trang mạng thông tin luôn được ưa chuộng sử dụng để nhắn tin call video hay gửi các tệp tài liệu, vậy liệu rằng khi bạn muốn tố cáo tội phạm có cần trực tiếp đến cơ quan công an không có cần trực tiếp điểm chỉ ký tên không hay chỉ cần nói chuyện qua facebook hay gửi email đến cơ quan công an là có thể tố cáo tội phạm?
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn tố cáo:
Dưới đây là mẫu đơn tố cáo bạn có thể xem xét chủ động tải xuống điền thông tin hoặc có thể đến cơ quan công an họ sẽ tiếp nhận và thực hiện công tác ghi chép tố cáo tội phạm cho bạn.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
ĐƠN TỐ CÁO
Kính gửi: …….
Họ và tên tôi: …… Sinh ngày:….
Chứng minh nhân dân số: ……
Ngày cấp: …./…/……. Nơi cấp: ……
Hộ khẩu thường trú: ……
Chỗ ở hiện tại:……
Số điện thoại liên hệ: ……
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
Anh: ………Sinh ngày:……
Chứng minh nhân dân số: …….
Ngày cấp:……Nơi cấp: ……
Hộ khẩu thường trú: …….
Chỗ ở hiện tại: ……
Vì anh ……. đã có hành vi …
Sự việc cụ thể như sau:
……
Từ những sự việc trên, tôi cho rằng hành vi của anh …… có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên. Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
….., ngày … tháng… năm ……
Người tố cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
2. Có được tố cáo online không?
Điều 2,
Mục đích hướng tới của việc tố cáo : Nhằm hướng tới việc xử lý hành vi vi phạm và người có hành vi vi phạm
Chủ thể thực hiện quyền: công dân – việc thực hiện quyền tố cáo của một chủ thể sẽ làm phát sinh những hậu quả pháp lý và trách nhiệm gắn với cá nhân (nghĩa vụ phải đi đôi với quyền hạn). Vì vậy, cần quy định công dân (cá nhân) có quyền tố cáo là phù hợp với Hiến pháp và chính sách hình sự của nước ta – cá thể hoá trách nhiệm hình sự. Người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi tố cáo của mình, nếu tố cáo sai sự thật thì phải bị xử lý về hành chính hoặc hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.
Đối tượng: Hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Ví dụ như trộm cắp tài sản, làm bằng giả,….
Yêu cầu về thông tin: Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của
– Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;
– Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;
– Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
Khen thưởng:
Căn cứ: Điều 9, Khoản 1, điểm g, Luật Tố cáo 2018 quy định:
– Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Riêng với việc tố cáo hành vi tham nhũng còn được xét tặng thưởng với số tiền lên đến 3.45 tỷ đồng theo Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-TTCP-BNV.
Kết quả giải quyết: Xử lý tố cáo
(Nhằm xử lý một thông tin, kết quả xử lý thông tin và giải quyết tố cáo đó có thể sẽ rất khác nhau.
Xử lý tố cáo chỉ được gửi đến người tố cáo chỉ khi họ có yêu cầu)
Các trường hợp không thụ lý đơn:
Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật Tố cáo 2018;
– Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
– Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
– Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.
Về hình thức:
Căn cứ tại Điều 22 Luật Tố cáo 2018, pháp luật đã quy định về hình thức tố cáo như sau:
Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Vì vậy, hiện nay pháp luật chỉ ghi nhận 02 hình thức tố cáo:
– Qua đơn;
– Đến trực tiếp cơ quan, tổ chức để tố cáo.
Trong đó, nếu tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
Đặc biệt, người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo. Mục đích của yêu cầu người tố cáo phải bắt buộc ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào đơn tố cáo là để xác định rõ trách nhiệm của người tố cáo, tránh tình trạng lợi dụng các hình thức tố cáo để tố cáo tràn lan, cố ý tố cáo sai sự thật, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người bị tố cáo.
Trong khi đó, nếu thực hiện tố cáo qua các trang mạng điện từ như email, điện thoại, Facebook thì chắc chắn người tố cáo không thực hiện được ký tên, điểm chỉ. Do đó, hiện nay, pháp luật chưa cho phép người dân tố cáo qua các kênh online.
Người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản… trong trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Cách gửi đơn tố cáo online:
Hiện tại, dù Luật Tố cáo chỉ chấp nhận tố cáo qua đơn hoặc trực tiếp nhưng để đáp ứng nhu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, Bộ luật Tố tụng Hình sự ghi nhận:
Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Căn cứ điều 145 Bộ luật này, mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Như vậy, trong tố tụng hình sự, pháp luật cho phép người dân tố giác, tin báo về tội phạm bằng lời nói hoặc văn bản.