Cách kiểm tra số CMND, CCCD, thông tin cá nhân người khác online. Quy định về đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân. Quy định của pháp luật về quyền và của công dân đối với Căn cước công dân. Quy định về thông tin căn cước công dân và giá trị sử dụng của thẻ căn cước công dân.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, mỗi cá nhân sinh ra khi đến độ tuổi quy định đều được cấp Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân. Đây được xác định là một trong những loại giấy tờ tùy thân của công dân do
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân
- 2 2. Quy định về thông tin căn cước công dân và giá trị sử dụng của thẻ căn cước công dân
- 3 3. Quy định của pháp luật về quyền và của công dân đối với Căn cước công dân
- 4 4. Cách kiểm tra thông tin chứng minh nhân dân, căn cước công dân online
1. Quy định về đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân
Theo quy định tại Điều 19 Luật Căn cước công dân năm 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
Bên cạnh đó, tại Điều 21 Luật Căn cước công dân năm 2014 cũng quy định về độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân như sau:
– Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
– Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước độ tuổi được nêu ở trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
2. Quy định về thông tin căn cước công dân và giá trị sử dụng của thẻ căn cước công dân
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 18 Luật Căn cước công dân năm 2014, thẻ Căn cước công dân được cấp có chứa các nội dung thông tin sau đây:
– Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
– Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
Thứ hai, giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân được xác định theo quy định tại Điều 20 Luật Căn cước công dân năm 2014, cụ thể như sau:
-Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
– Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin trên thẻ; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin trên
– Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
3. Quy định của pháp luật về quyền và của công dân đối với Căn cước công dân
Theo quy định tại Điều 5 Luật Căn cước công dân năm 2014, Công dân có các quyền và nghĩa vụ đối với căn cước công dân như sau:
Thứ nhất, về quyền của công dân đối với căn cước công dân:
– Được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, trừ trường hợp cung cấp thông tin, tài liệu theo luật định;
– Yêu cầu cơ quan quản lý căn cước công dân cập nhật, chỉnh sửa thông tin khi thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc thẻ Căn cước công dân chưa có, chưa chính xác hoặc có sự thay đổi theo quy định của pháp luật;
– Được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật này;
– Sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Thứ hai, công dân có nghĩa vụ về căn cước công dân như sau:
– Chấp hành quy định của Luật căn cước công dân và pháp luật có liên quan;
– Làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định
– Cung cấp đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn thông tin, tài liệu của bản thân để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
– Xuất trình thẻ Căn cước công dân khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra theo quy định của pháp luật;
– Bảo quản, giữ gìn thẻ Căn cước công dân đã được cấp; khi mất phải kịp thời trình báo với cơ quan quản lý căn cước công dân;
– Nộp lại thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp đổi, bị thu hồi, tạm giữ thẻ theo quy định
– Người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi thông qua người đại diện hợp pháp của mình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với Căn cước công dân
4. Cách kiểm tra thông tin chứng minh nhân dân, căn cước công dân online
4.1. Quy định về việc khai thác cơ sở dữ liệu căn cước công dân
Theo quy định tại Điều 17 Luật căn cước công dân năm 2014 và Hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư 10/2016/TT-BCA, việc khai thác cơ sở dữ liệu về căn cước công dân được thực hiện như sau:
Thứ nhất, chỉ được tra cứu, khai thác thông tin, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân trong các trường hợp:
– Khi công dân cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân.
– Khi có yêu cầu tra cứu, xác minh thông tin về căn cước công dân của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
Thứ hai, về thủ tục tra cứu, khai thác thông tin, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân
Một là, đối với cơ quan, tổ chức
– Văn bản (được lãnh đạo ký tên, đóng dấu) của cơ quan, tổ chức đề nghị tra cứu, khai thác, trong đó nêu rõ mục đích, nội dung cần tra cứu, khai thác;
–
– Xuất trình thẻ Căn cước công dân (Chứng minh nhân dân) hoặc Chứng minh Công an nhân dân.
Hai là, đối với cá nhân
– Đơn đề nghị (có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc), trong đó phải nêu rõ mục đích, nội dung cần tra cứu, khai thác;
– Giấy tờ liên quan đến nội dung đề nghị (nếu có);
– Xuất trình thẻ Căn cước công dân (Chứng minh nhân dân) hoặc Chứng minh Công an nhân dân.
Lưu ý:
Về thẩm quyền phê duyệt yêu cầu tra cứu, khai thác thông tin, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân được xác định theo quy định tại Điều 13 Thông tư 10/2016/TT-BCA như sau:
– Lãnh đạo Bộ Công an phê duyệt yêu cầu tra cứu, khai thác, cung cấp thông tin, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân của các cơ quan, tổ chức nước ngoài.
– Lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phê duyệt yêu cầu tra cứu, khai thác, cung cấp thông tin, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân trong phạm vi toàn quốc và yêu cầu của cơ quan, tổ chức nước ngoài khi được lãnh đạo Bộ Công an ủy quyền.
-Thủ trưởng cơ quan quản lý tàng thư căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt yêu cầu tra cứu, khai thác, cung cấp thông tin, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân trong phạm vi đơn vị quản lý.
4.2. Cách kiểm tra thông tin chứng minh nhân dân, căn cước công dân online
Tra cứu thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân online chính là việc công dân thực hiện việc kiểm tra thông tin, tra cứu thông tin cá nhân từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân bằng hình thức truy cập vào hệ thống tra cứu thông tin do chính phủ ban hành. Hiện nay, chưa có quy định cụ thể của pháp luật về việc tra cứu thông tin chứng minh nhân dân, căn cước công dân online. Tuy nhiên, thực tế công dân có thể tra cứu được thông tin chứng minh nhân dân, căn cước công dân của mình hoặc của người khác qua việc truy cập thông tin người nộp thuế, cụ thể như sau:
Bước 1: Công dân thực hiện truy cập vào hệ thống tra cứu thông tin do Chính phủ ban hành qua đường link: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp
Bước 2: Lựa chọn “Thông tin về người nộp thuế TNCN” để bắt đầu tiến hành tra cứu.
Bước 3: Công dân điền đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn, bao gồm:
– “Mã số thuế” (bắt buộc)
– “Họ tên” (không bắt buộc)
– “Địa chỉ” (không bắt buộc)
– “Số chứng minh thư/Thẻ căn cước” (không bắt buộc)
– “Mã xác nhận” (bắt buộc).
Bước 4: Ấn “Tra cứu” để nhận kết quả
Lúc này, hệ thống sẽ trả về “Bảng thông tin tra cứu” với đầy đủ nội dung thông tin của người nộp thuế, bao gồm cả số CMND hoặc số thẻ Căn cước công dân.
Lưu ý:
– Công dân chỉ có thể tra cứu thông tin về số chứng minh nhân dân, căn cước công dân của mình hoặc của người khác trong trường hợp người cần tra cứu đã có mã số thuế thu nhập cá nhân.
– Không nên sử dụng họ và tên để tra cứu số CMND online vì có rất nhiều người có họ tên giống nhau, kết quả dễ bị trùng và nhầm lẫn với người khác.