Địa chỉ thể hiện dưới tên gọi là đường phố thì đơn giản hơn rất nhiều so với những địa chỉ khác. Địa chỉ là ngõ ngách hiểu như thế cho đúng là vấn đề mà nhiều người cũng đang thắc mắc. Cùng bài tìm viết tìm hiểu về địa chỉ, nguyên tắc, cách đọc và cách ghi số nhà, số hẻm đúng quy định.
Mục lục bài viết
1. Địa chỉ là gì?
Địa chỉ là tập hợp các thông tin nhằm miêu tả vị trí của một tòa nhà, một căn hộ, hay một cấu trúc hoặc một diện tích đất nào đó. Tùy khu vực thành thị hay nông thôn mà địa chỉ được ghi bằng số nhà, ngõ, ngách, tên phố của thị xã, thành phố; hoặc tên xóm, thôn, huyện, tỉnh để các cá nhân, tổ chức khác tiện giao dịch bằng các hình thức khác nhau với cá nhân, tổ chức có địa chỉ.
2. Cách đọc địa chỉ nhà:
Theo quy định tại
Đọc địa chỉ ở nước ta thường gắn liền với địa giới hành chính. Địa chỉ gồm có 2 phần cơ bản phần số nhà, tên đường hoặc thôn, ấp và phần còn lại theo địa giới hành chính. Phần đầu tiên chỉ gồm số nhà và tên đường hoặc phố, ví dụ: số 529 phố Bạch Mai.
Đây là cách gọi cơ bản và phổ biến nhất hiện nay. Trường hợp không có số nhà và đường phố, thì kèm theo đội hoặc xóm, thôn, ví dụ: Đội 1 thôn Đông hoặc ấp 1. Điều đó sẽ dẫn đến hiện tượng có nhiều hộ gia đình, cá nhân có cùng 1 địa chỉ, đặc biệt là khu vực nông thôn, tưởng chừng như đây là điều khó khăn, vướng mắc khi đi tìm nhà nhưng tính cộng đồng và tính tự trị của văn hóa làng xã Việt Nam thì đa phần người dân đều biết nhau nên chỉ cần biết tên chủ hộ là sẽ có người xác định được địa chỉ nhà.
Phần còn lại sẽ theo địa giới hành chính tương ứng với 3 cấp quản lý hành chính là tên cấp xã: xã, phường, thị trấn; cấp huyện: huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; cấp tỉnh: tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Khi đọc địa chỉ trong nước thì thường không kèm theo tên nước, trừ trường hợp có yếu tố nước ngoài. Theo nguyên tắc chung khi đọc địa chỉ nhà, giới thiệu địa chỉ nhà ở, địa chỉ các cơ quan tổ chức chúng ta đọc hoặc viết lần lượt từ chi tiết đến tổng thể.
Đối với khu vực đô thị đọc theo thứ tự số nhà, số hẻm, số ngách, số ngõ, tên đường, tên phố, tên phường xã thị trấn, tên quận huyện thị xã thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Đối với khu nhà ở chung cư thì đọc theo thứ tự số phòng, số tầng, tên tòa nhà, tên khu chung cư hoặc khu đô thị hoặc khu nhà ở, số ngõ, tên đường, tên phố, tên phường xã thị trấn, tên quận huyện thị xã thành phố trực thuộc tỉnh. Đối với khu vực nông thôn sẽ là thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Người đọc địa chỉ nhà ví dụ: số xx, ngách abc/xyz, đường a, phố b…vv.. hoặc số xx/abc/xyz đường a…vv.. hoặc số xx, ngõ abc, ngách xyz/zyx. Nhữnng cá nhân để tìm một địa chỉ thì phải tìm ngược lại cách đọc tức là phải tìm đường sau đó tìm đến ngõ hay ngách, nếu ngách có hẻm thì tìm đến số hẻm rồi mới tìm số nhà. Thông thường, sổ hộ khẩu sẽ là giấy tờ pháp lý chính xác khi tìm địa chỉ nhà làm căn cứ.
Ví dụ về một số cách đọc địa chỉ như sau:
– Số nhà 89, phố Tô Vĩnh Diễn, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
– Số nhà 18, ngõ 164, phố Vương Thừa Vũ, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
– Phòng số 610, tầng 6, tòa nhà A6, ngõ 15, phố Ngọc Hồi, khu nhà ở học sinh – sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp, khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
– Thôn sú 2, xã Lâm Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
2. Nguyên tắc đánh số hẻm, số nhà và cách ghi chuẩn:
Đánh số nhà là việc áp dụng các nguyên tắc quy ước thống nhất để xác định số nhà một cách cố định. Gắn biển số nhà là cơ quan chuyên môn xác định vị trí lắp đặt biển số nhà để gắn bằng cách dán, lắp, treo biển số nhà theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Quyết định 05/2006/QĐ-BXD ban hành về việc quy chế đánh số và gắn biển số nhà do Bộ trưởng Bộ Xây Dựng ban hành ngày 08 tháng 03 năm 2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 4 năm 2006.
Theo quy định tại Chương 2 quy định nguyên tắc đánh số nhà, tại mục I nguyên tắc đánh số nhà, số căn hộ, Điều 4 quy định nguyên tắc đánh số nhà mặt đường và nhà trong ngõ, trong ngách. Việc đánh số nhà mặt đường hoặc nhà trong ngõ sử dụng các số 1, 2, 3, 4… n theo lần lượt từ nhỏ đến vô tận. Dãy nhà bên trái sẽ gắn số lẻ tức là số nhà có số tự nhiên cuối cùng mang các số 1, 3, 5, 7, 9, còn bên phải số chẵn sẽ là các số tự nhiên có tận cùng là các số 2, 4, 6, 8, 0.
Về hướng, chiều đánh số nhà từ số nhỏ đến số lớn cho đến hết phố, đường hoặc theo địa giới quản lý hành chính sẽ thực hiện từ hướng Bắc xuống hướng Nam tức là theo chiều dọc của bản đồ, từ Đông sang Tây theo chiều ngang của bản đồ. Trường hợp còn lại sẽ từ Đông Bắc sang Tây Nam, từ Đông Nam sang Tây Bắc. Trong trường hợp ngõ chỉ có một đầu thông ra đường hoặc ngõ cụt thì số nhà sẽ đánh từ đầu nhà tiếp giáp với đường cái đường chính cho đến sâu vào trong.
Chiều từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố mà ngõ mang tên đến cuối ngõ bên kia. Trường hợp ngách cụt hoặc hẻm cụt cũng tương tự gắn biển số nhà lấy theo số nhà mặt đường nằm kề ngay trước đầu ngõ hoặc ngách đó. Theo quy định tại Chương 3, quy định về gắn biển số nhà có quy định về gắn biển số nhà tại đường, phố, ngõ, ngách theo quy định Điều 10 theo quy định tại Quyết định 05/2006/QĐ-BXD.
Theo đó, mỗi một căn nhà trên đường, hoặc từng nhà trong ngõ thì sẽ được gắn 1 biển số nhà. Trong trường hợp một ngôi nhà có nhiều mặt tiền khác nhau tại nhiều hướng đi khác nhau thì sẽ gắn ở cửa chính. Trường hợp cửa chính có mặt tiền cả tại các 2 nhánh đường hoặc phố thì ưu tiên đường, phố, ngõ lớn hơn.
Biển số nhà được gắn trên tường gần sát với cửa ra vào, cố định và chắc chắn. Nếu những căn nhà có hàng rào bao bọc gần sát với vỉa hè hoặc lòng đường, hè phố thì sẽ gắn gọn gàng và phù hợp lên cột trụ cổng theo chiều bên tay trái khi bước vào nhà với độ cao là từ 2 mét. Điều 15 hướng dẫn xử lý tồn tại về đánh số và gắn biển số nhà theo quy định áp dụng những khu vực mới xây dựng.
Đối với những khu vực cũ trước đây thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ có những văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể phù hợp với điều kiện lịch sử, địa bàn của đơn vị hành chính quản lý theo Quyết định 05/2006/QĐ-BXD ban hành về việc quy chế đánh số và gắn biển số nhà.
3. Tư vấn cách đọc và ghi số nhà chính xác:
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi: Chẳng hạn hẻm của mình là 116 và số nhà của mình là 3. Vậy đúng quy định là 116/3 hay là 3/116. Vì ở thành phố thì em đều thấy để là 116/3. Nhưng sao ở quê thì rất nhiều chỗ để 3/116 (số nhà trước). Luật sư có thể giải thích giúp em vấn đề này được không. Hay là cái này thích đặt sao thì đặt tùy địa phương sắp xếp, quản lý.
Luât sư tư vấn:
Căn cứ Điều 4 Quyết định 05/2006/QĐ-BXD quy định về nguyên tắc đánh số nhà mặt đường và nhà trong ngõ, trong ngách:
“1. Đánh số nhà mặt đường và nhà trong ngõ, trong ngách được sử dụng dãy số tự nhiên (1, 2, 3…, n) với thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo chiều quy định tại khoản 2 Điều này. Nhà bên trái lấy số lẻ (1, 3, 5, 7…), nhà bên phải lấy số chẵn (2, 4, 6, 8…).
2. Chiều đánh số nhà
a) Chiều đánh số nhà được thực hiện theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ Đông Bắc sang Tây Nam, từ Đông Nam sang Tây Bắc;
b) Trường hợp ngõ chỉ có một đầu thông ra đường, phố thì lấy chiều đánh số được thực hiện từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố đến nhà cuối ngõ. Trường hợp ngõ đặt tên theo đường, phố và ngõ thông ra đường, phố cả hai phía, thì lấy chiều từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố mà ngõ mang tên đến cuối ngõ bên kia.
Trường hợp ngách chỉ có một đầu thông ra ngõ thì chiều đánh số được thực hiện từ nhà đầu ngách sát với ngõ đến nhà cuối ngách;
c) Đối với ngõ hoặc ngách chưa có tên thì chiều đánh số được áp dụng theo nguyên tắc quy định tại điểm b khoản này và tên ngõ hoặc ngách được lấy theo số nhà mặt đường nằm kề ngay trước đầu ngõ hoặc ngách đó.”
Căn cứ Mục IV Thông tư 36/2006/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định 91/2005/NĐ-CP quy định tên gọi ngõ (kiệt), ngách (hẻm) như sau:
– Từ “ngõ”, “kiệt”, “ngách”, “hẻm” được sử dụng theo ngôn ngữ của địa phương, nên từng đô thị có thể sử dụng các từ đó theo cách gọi của địa phương mình.
– Đầu đường, đầu phố là nơi bắt đầu từ số nhà nhỏ nhất.
– Không đặt tên ngõ, ngách. Ngõ được gọi theo biển số nhà nhỏ giữa hai số nhà đầu ngõ, kèm theo tên đường hoặc phố.
Ví dụ: Ngõ ở giữa số nhà 99 và 101 phố Nguyễn Du được gọi là: NGÕ 99 PHỐ NGUYỄN DU.
Như vậy, sẽ viết tên ngách (hẻm) trước sau đó mới tới số nhà trong hẻm. Đối với trường hợp hẻm của bạn là 116, số nhà của bạn là 3. Cách viết là 116/3 là đúng quy định pháp luật.