Cách giảm hồi hộp, căng thẳng và lo lắng trước khi thi

Thực trạng và nguyên nhân của việc lo lắng, hồi hộp trước khi thi? Tác hại và cách khắc phục của tâm lý hồi hộp, lo lắng, căng thẳng trước khi thi.

Hồi hộp, lo lắng, căng thẳng là những vấn đề tâm lý thường gặp ở các sĩ tử. Các trạng thái cảm xúc này gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm bài cũng như kết quả thi của chúng ta. Vậy làm thế nào để giảm hồi hộp, lo lắng và căng thẳng trước khi thi?

1. Thực trạng về trạng thái tâm lý hồi hộp, lo lắng, căng thẳng trước khi thi:

Thi cử là sự kiện quan trọng mà các học tử phải trải qua trong quá trình học tập. Thực tế, có rất nhiều người bị rơi vào trạng thái tâm lý này. Trước ngày, giờ thi, sĩ tử thường cảm thấy bồn chồn, lo lắng. Biểu hiện rõ ràng nhất của trạng thái tâm lý này là ta thường thấy run, tim đập nhanh, căng thẳng. Ở một số người, khi căng thẳng, lo lắng thường toát mồ hôi trán và lòng bàn tay. Có những trường hợp, vì hồi hộp, lo lắng, căng thẳng quá mức mà nhiều người đã ngất trước khi vào thi, thậm chí trong giờ thi.

2. Nguyên nhân dẫn đến hồi hộp, lo lắng và căng thẳng trước khi thi:

Hồi hộp, lo lắng và căng thẳng trước khi thi bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

– Do người học không tự tin vào bản thân: Rất nhiều sĩ tử bị căng thẳng, lo lắng khi thi do không tin tưởng vào bản thân. Họ sợ bản thân làm sai, sợ khi nhận bài thi họ sẽ trả lời không đúng, sợ bị điểm kém… Chính sự tự ti này hình thành nên những nỗi sợ. Đây được xem là nguyên nhân chính của trạng thái tâm lý hồi hộp, lo lắng và căng thẳng trước khi thi.

– Do học và chuẩn bị cho kì thi không được nghiêm túc và chỉn chu: Nhiều người đến đến buổi thi khi không học kĩ nội dung ôn tập. Nhiều bạn học sinh, sinh viên thậm chí không nắm chắc kiến thức. Có những người khi thi đến muộn. Theo nghiên cứu, người học nên đến trước giờ thi khoảng 15 phút để chuẩn bị tinh thần và làm quen với môi trường. Việc đến muộn khiến ta rơi vào trạng thái tâm lý hoang mang, mất bình tĩnh. Điều này dẫn đến việc mất tự tin, khiến ta rơi vào tình trạng hồi hộp, lo lắng và căng thẳng.

– Do bị tác động từ đám đông: Có người đến buổi thi với tâm lý hết sức thoải mái và phong thái đĩnh đạc, tự tin. Họ chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng cho buổi thi của mình. Tuy nhiên, khi đứng gần những người lo lắng, căng thẳng, họ sẽ bị ảnh hưởng. Họ thấy áp lực về kỳ thi, làm mọi thứ trở nên nghiêm trọng. Trạng thái cảm xúc thoải mái không còn. Điều này rất dễ gây nên sự hồi hợp, căng thẳng và lo lắng trước khi thi. Nhiều bạn trẻ chia sẻ: Họ rất tự tin vào việc học của mình nên thường không bị hồi hộp. Họ đến phòng thi với tâm trạng hết sức thoải mái. Tuy nhiên, nhìn mọi người xung quanh áp lực, căng thẳng khiến họ bị ảnh hưởng. Tính chất của kỳ thi bị nghiêm trọng hóa lên, điều này dẫn đến những trạng thái tâm lý tiêu cực.

– Do tính chất quan trọng của kì thi: Các sĩ tử thường bị lo lắng do buổi thị họ tham gia có ý nghĩa đặc biệt và quan trọng. Ví dụ như vào các kỳ thi tuyển sinh, hay kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia- đây là những kỳ thi đặc biệt quan trọng, nên nhiều người dễ bị hồi hộp, lo lắng và căng thẳng trước khi thi. Có học sinh chia sẻ rằng: “đối mặt với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia, bạn áp lực vô cùng. Đến phòng thi, đợi vào thi mà vô cùng lo sợ. Cảm giác như gánh cả tương lai trên vai”. Tâm lý không vững vàng, cộng hưởng với tính chất nghiêm trọng của kỳ thi, khiến ta bị rơi vào trạng thái tâm lý hồi hộp, lo lắng và căng thẳng trước khi thi.

– Do áp lực từ gia đình và nhà trường: Phụ huynh và thầy cô thường đặt nhiều kỳ vọng lên con em của mình. Đặc biệt, ở Việt Nam, thi cử được xem là thước đo để đánh giá năng lực của người học. Vậy nên, gia đình và nhà trường luôn muốn con em mình phải nỗ lực hết mình, muốn họ đạt được kết quả cao. Mục đích của sự kỳ vọng, thúc ép học hành từ phía cha mẹ và thầy cô, là muốn ta cố gắng, đạt kết quả tốt nhất trong học tập. Song vô hình chung, điều này gây ra áp lực cho người học, khiến họ bị hồi hộp, lo lắng và căng thẳng và trước khi thi.

3. Tác hại của hộ hộp, lo lắng và căng thẳng trước khi thi:

Hồi hộp, lo lắng và căng thẳng trước khi thi mang đến những tác hại cụ thể như sau:

– Khiến người học không hoàn thành bài thi một cách tốt nhất. Hồi hộp, lo lắng khiến tinh thần của con người ta không thoải mái, đầu óc không đủ thư thái, minh mẫn để đưa ra kết quả đúng nhất cho từng bài thi. Thực tế cho thấy, những người này có xu hướng coi các kỳ thi là đe dọa và phản ứng với những phản ứng cảm xúc mãnh liệt, khiến việc tập trung trở nên khó khăn.

– Gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người học: Thi cử là thước đo đánh giá năng lực của người học. Ngoài những cuộc thi có tính chất đặc biệt quan trọng (thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia), thì những kì thi đánh giá năng lực của người học diễn ra hết sức thường xuyên. Vì vậy, việc căng thẳng, lo lắng kéo dài khiến sức khỏe của người học bị ảnh hưởng. Người học sẽ mắc phải những căn bệnh xuất phát từ việc hồi hộp, căng thẳng như: Viêm loét dạ dày, đau mắt, các bệnh liên quan đến tim…Hiện nay, số lượng học sinh, sinh viên nhập viện do áp lực mệt mỏi ngày càng tăng cao. Đây là hồi chuông báo động về tình trạng sức khỏe của giới trẻ hiện nay. Mà nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do áp lực học tập, sự căng thẳng, hồi hộp, lo lắng tại các kỳ thi.

– Như đã phân tích ở trên, thi cử là thước đo đánh giá năng lực của người học. Việc người học bị căng thẳng, lo lắng trước khi thi khiến kết quả của họ không đạt được như mong muốn. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nước nhà. Ví dụ: Một học sinh học rất giỏi, rất có năng lực nhưng thường bị căng thẳng, lo lắng trước khi thi. Gia đình học sinh này không có điều kiện. Bạn muốn thi vào trường an ninh để gia đình không phải lo chi phí học tập cho mình. Vào đợt thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia, do áp lực, căng thẳng, học sinh này không đạt được kết quả tốt nên không đỗ vào trường đại học như ý (do vậy không bố mẹ được tạo điều kiện cho học tiếp). Như vậy, căng thẳng, lo lắng, hồi hộp trước khi thi đã gián tiếp ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nhân lực của nước nhà.

4. Cách giảm hồi hộp, lo lắng và căng thẳng trước khi thi:

– Chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt kiến thức. Khi kiến thức được nạp đầy đủ, khi vào thi, ta sẽ có cảm giác tự tin. Từ đó, tâm lý căng thẳng, lo lắng sẽ được giảm thiểu đến mức thấp nhất.

– Tin vào năng lực của bản thân. Như đã phân tích ở trên, tự ti là nguyên nhân chính dẫn tình trạng hồi hộp, lo lắng và căng thẳng trước khi thi. Vì vậy, ta phải tin vào năng lực của chính mình, tự tin. Chỉ khi tự tin thì dù trong bất kỳ tình huống nào, người học vẫn bình tĩnh, đối mặt với kỳ thi một cách ung dung và nhẹ nhàng nhất.

– Thư giãn, bình ổn cảm xúc bằng cách làm những việc mình thích. Nếu lo lắng, người học có thể trấn an bản thân bằng những suy nghĩ tích cực, làm một số công việc để quên đi căng thẳng: Nghe nhạc, xem phim, đọc chuyện, nói chuyện với bạn bè,…Cách để quên đi việc mà mình lo lắng là làm một công việc khác. Nếu chỉ mải mê chạy theo những suy nghĩ tiêu cực thì trạng thái căng thẳng hồi hộp, lo lắng sẽ ngày càng lớn. Vậy nên, khi lo lắng, ta hãy tìm cho mình những hoạt động thực tế khác để xoa dịu cảm xúc và tâm trạng của chính mình.

– Không được tự tạo áp lực cho mình. Mỗi kỳ thi là quan trọng. Tuy nhiên, người học không nên tạo áp lực cho bản thân bằng những suy nghĩ tiêu cực, nghiêm trọng hóa mọi vấn đề lên. Chỉ cần suy nghĩ đơn giản, nhẹ nhàng tiếp nhận thì tinh thần sẽ thoải mái. Chỉ khi thoải mái thì cảm xúc mới ổn định, tinh thần minh mẫn để nhìn nhận mọi việc. Lúc đó, những hồi hộp, lo lắng cũng sẽ được giảm bớt.

– Chăm sóc, nâng cao sức khỏe của bản thân. Ta cần nâng cao sức khỏe bản thân bằng cách ăn uống đầy đủ. Bên cạnh đó, cần ăn ngủ đúng giờ. Sức khỏe dẻo dai, ổn định, thì tinh thần sẽ thoải mái. Từ đó, căng thẳng, hồi hộp, lo lắng sẽ được giảm thiểu.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )