Hiện nay, do nhiều lý do mà doanh nghiệp chậm lương hoặc thậm chí là quỵt lương của nhân viên rất phổ biến. Vậy cách giải quyết khi bị công ty nợ lương, bị công ty quỵt lương như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về chế độ trả lương của công ty:
Thứ nhất, về nguyên tắc chi trả lương:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 94
Thứ hai, về thời hạn chi trả tiền lương:
Tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về kỳ hạn thanh toán tiền lương cho người lao động như sau:
– Người lao động được hưởng lương theo đúng giờ công làm việc của mình. Trường hợp người lao động làm việc hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc. Ngoài ra, còn có thể được thanh toán chi trả tiền lương theo hình thức trả gộp nhưng đảm bảo không được quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
– Doanh nghiệp được phép nợ lương của người lao động nhưng phải trên cơ sở:
+ Do sự cố bất khả kháng làm ảnh hưởng và doanh nghiệp đã tìm đủ mọi cách khắc phục nhưng không thể thanh toán trả lương đúng hạn.
+ Thời hạn chậm bảo đảm không được chậm quá 30 ngày.
Và khi nợ lương, phía bên người sử dụng lao động phải đảm bảo trách nhiệm sau:
Người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền lãi khi trả lương chậm từ 15 ngày trở lên.
2. Cách giải quyết khi bị công ty nợ lương, bị công ty quỵt lương:
Như trên phân tích, công ty chậm trả lương hay quỵt lương của nhân viên là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó để bảo vệ được quyền lợi của chính mình, người lao động cần thực hiện các biện pháp sau đây để đòi lại số tiền lương:
2.1. Thực hiện hòa giải với công ty:
Trong một vấn đề xảy ra xích mích, bao giờ pháp luật cũng mong muốn và ưu tiên các bên tự hòa giải với nhau để đưa đến một cách giải quyết hòa bình nhất. Do đó, người lao động có thể đến trực tiếp công ty gặp Ban lãnh đạo để thực hiện thỏa thuận về việc chi trả lương. Đây có thể coi là cách giải quyết tối ưu và nhanh chóng nhất.
2.2. Thực hiện khiếu nại:
* Khiếu nại lần đầu lên Ban lãnh đạo của công ty về việc chậm thanh toán lương:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15
Do đó, trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận chung, người lao động có thể làm đơn khiếu nại về hành vi không trả lương của người lao động tới chính người sử dụng lao động.
* Khiếu nại lần hai tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, khi người lao động thực hiện khiếu nại lần đầu lên đơn vị sử dụng lao động mà không được giải quyết hay không chấp nhận với kết quả giải quyết của phía người sử dụng lao động thì người lao động tiếp tục thực hiện khiếu nại lần 2 đến Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.
Sau khi người lao động gửi đơn khiếu nại, Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận đơn và giải quyết. Theo đó:
– Thời hạn thụ lý đơn khiếu nại là 07 ngày làm việc tính từ ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền.
– Thời gian giải quyết khiếu nại:
+ Không quá 45 ngày làm, đối với trường hợp không quá 60 ngày tính từ ngày thụ lý.
+ Đối với khu vực ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn: thời hạn giải quyết khiếu nại là không quá 60 ngày. Trường hợp vụ việc phức tạp không quá 90 ngày, tính từ ngày thụ lý.
2.3. Thực hiện hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, việc tranh chấp cá nhân trong đó có tranh chấp liên quan đến vấn đề chậm chi trả lương hay công ty quỵt tiền lương thuộc diện phải tiến hành hòa viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
Việc hòa giải viên lao động được tiến hành như sau:
– Thời hạn giải quyết là trong 05 ngày làm việc, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải tính từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu của bên yêu cầu giải quyết tranh chấp.
– Thành phần tham dự phiên họp hòa giải: có mặt của hai bên tranh chấp là người lao động và người sử dụng lao động.
– Trường hợp hòa giải thành:
Hòa giải viên chịu trách nhiệm
– Trường hợp hòa giải không thành:
Hòa giải viên thực hiện đưa ra những phương án khác để người lao động và người sử dụng lao động xem xét. Nếu sau đó, người lao động và người sử dụng lao động chấp thuận thì tiến hành lập biên bản hòa giải thành.
– Trường hợp phương án tiếp theo đưa ra mà các bên không chấp nhận thì hòa giải viên lập biên bản hòa giải không thành. Trong biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên.
– Trường hợp hòa giải thành mà một trong các bên người sử dụng lao động không thực hiện trách nhiệm chi trả tiền lương còn chậm thanh toán cho người lao động thì người lao động có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
2.4. Giải quyết tại Hội đồng trọng tài lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Lao động 2019, việc lựa chọn giải quyết thông qua Hội đồng trọng tài lao động được áp dụng sau khi đã trải qua bước hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động.
Lưu ý là khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thời gian giải quyết theo quy định là 30 ngày, tính từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập. Khi đó sẽ có quyết định về việc giải quyết tranh chấp.
2.5. Thực hiện khởi kiện tại Tòa án nhân dân:
Tranh chấp về tiền lương bắt buộc phải trải qua thủ tục hòa giải bởi Hòa giải viên Lao động, sau đó mới được khởi kiện tại Tòa án (theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019).
Sau khi thực hiện hòa giải không thành xong thì người lao động tiến hành hồ sơ khởi kiện tại Tòa án.
Người lao động cũng cần lưu ý về thời hiệu khởi kiện tranh chấp lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 190 Bộ luật Lao động 2019 là 01 năm, tính từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Khi đó, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ sau để tiến hành khởi kiện tại Tòa về hành vi người sử dụng lao động chậm trả lương hay quỵt lương:
– Đơn khởi kiện.
– Giấy tờ tùy thân của người lao động gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân còn giá trị sử dụng.
– Tài liệu chứng minh người khởi kiện làm việc tại công ty thông qua hợp đồng lao động; hay xác nhận bảng lương;…
– Tài liệu chứng minh người sử dụng lao động chậm thanh toán lương.
– Biên bản hòa giải không thành của Hòa giải viên Lao động.
3. Mẫu đơn khởi kiện công ty không trả lương:
Mẫu đơn khởi kiện ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……(1), ngày….. tháng …… năm…….
ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi: Toà án nhân dân (2)……
Người khởi kiện: (3)……..
Địa chỉ: (4) ……..
Số điện thoại: ……(nếu có); số fax: …..(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ……(nếu có)
Người bị kiện: (5)………
Địa chỉ (6) ………
Số điện thoại: ………(nếu có); số fax:……(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ……(nếu có)
Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)……….
Địa chỉ: (8)……….
Số điện thoại: ……(nếu có); số fax: ……(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử : ……(nếu có)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)……….
Địa chỉ: (10) ………
Số điện thoại: ……(nếu có); số fax:…….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ..…(nếu có)
Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)……..
Người làm chứng (nếu có) (12)………
Địa chỉ: (13) ………
Số điện thoại: ………(nếu có); số fax: ….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ……(nếu có).
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)
1……..
2……..
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15)
Người khởi kiện (16)
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Lao động 2019
Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động