Cách ghi đơn vị tính trên hóa đơn dịch vụ. Trên hóa đơn sử dụng dịch vụ thì viết đơn vị tính như thế nào? Hướng dẫn cụ thể của pháp luật về việc ghi đơn vị tính đối với các hoá đơn cung cấp dịch vụ?
Như chúng ta đã biết ngày nay, hóa đơn có vai trò quan trọng trong việc kinh doanh, mua bán của các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức. Hóa đơn là chứng từ thương mại thể hiện mối quan hệ mua bán, trao đổi giữa hai bên mua và bên bán. Hóa đơn hiện tại rất phổ biến và thông dụng tuy nhiên về cách ghi hóa đơn lại là vấn đề ít được quan tâm và ghi hóa đơn như thế nào là hợp lý.
Căn cứ pháp lý:
Thông tư 26/2015/TT-BTC Thông tư hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi và sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 39/2014/TT-BTC Thông tư hướng dẫn thi hành
Mục lục bài viết
1. Hóa đơn dịch vụ là gì?
Theo quy định pháp luật hóa đơn dịch vụ được hiểu là một loại giấy tờ để thanh toán các mặt hàng với số lượng và đơn giá được thể hiện trên tờ giấy đó. Hóa đơn dịch vụ do bên bán phát hành và khi bên mua mua hàng sẽ được bên bán xác nhận vào hóa đơn bằng cách đóng dấu, chứng nhận thu tiền hay chứng nhận thanh toán đầy đủ. Lúc này hóa đơn có tác dụng như biên lai hay là giấy biên nhận.
2. Nội dung chi tiết của hóa đơn dịch vụ:
Như vậy, một hóa đơn dịch vụ có vai trò trong việc kiểm chứng hàng hóa là chứng từ thương mại, chứng từ thuế với đầy đủ các nội dung sau:
Thông tin về hóa đơn bao gồm: loại hóa đơn, số hóa đơn, ngày lập hóa đơn, chữ ký người bán người mua để xác nhận hóa đơn dịch vụ được lập đúng theo quy định của pháp luật.
Thông tin về người bán: tên họ, địa chỉ,mã số thuế, website, gmail để thuận tiện liên hệ qua mạng.
Thông tin về hàng hóa, sản phẩm bao gồm: tên hàng, số lượng, đơn giá, tổng tiền khi chưa có thuế giá trị gia tăng và thuế suất thuế giá trị gia tăng, số tiền thuế giá trị gia tăng và tổng số tiền thanh toán
Thông tin về người mua bao gồm: tên, tài khoản, số điện thoại và hình thức thanh toán.
3. Hình thức của hóa đơn dịch vụ:
Các loại hóa đơn dịch vụ, hóa đơn bán hàng, hóa đơn đỏ (hóa đơn giá trị gia tăng)… được thể hiện qua các hình thức như:
+ Hóa đơn tự in là loại hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin hoc, máy tính tiền, hay trên các loại máy khác khi bán hàng hóa , cung ứng dịch vụ
+ Hóa đơn điện tử là hóa đơn tập trung các dữ liệu thông tin về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tạo, khởi lập, lưu trữ, nhận, quản lý theo quy định của luật giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành.
+ Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
4. Cách ghi đơn vị tính trên hóa đơn dịch vụ:
Căn cứ vào Thông tư 39/2014/TT-BTC, cụ thể tại tiết g Khoản 1 Điều 4. “ Nội dung bắt buộc trên hóa đơn đã lập phải được thể hiện trên cùng một mặt giấy.
“ g) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ. Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.”
Theo hướng dẫn tại Thông tư 119/2014/TT-BTC thì:
Điều 5. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:
b) Sửa đổi điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:
“a) Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Trường hợp kinh doanh dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính”. Như vậy đối với hóa đơn dịch vụ thì theo như quy định của pháp luật thì trên hóa đơn không cần ghi đơn vị tính.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư của công ty Luật Dương Gia, tôi có một vấn đề như sau muốn hỏi luật sư của công ty Luật Dương gia, tôi học kế toán mới đi làm, công ty tôi là công ty cung ứng dịch vụ, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và có sử dụng hóa đơn đặt in. Vì tôi mới vào làm, có một dịch vụ có một ô là đơn vị tính. Tôi không rõ dịch vụ thì ghi đơn vị tính thế nào thưa luật sư?
Luật sư tư vấn:
Về nguyên tắc xuất hóa đơn với hàng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Các tiêu thức về thông tin khách hàng, mã số thuế, số thứ tự, tên các mặt hàng, hàng hóa và dịch vụ, bạn phải ghi đầy đủ.
Theo sự việc bạn trình bày thì công ty bạn là công ty cung ứng dịch vụ và có sự dụng hóa đơn. Theo hướng dẫn tại Thông tư 119/2014/TT-BTC thì:
Điều 5. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:
b) Sửa đổi điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:
“a) Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Trường hợp kinh doanh dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính”.
Theo hướng dẫn này thì trường hợp của bạn đối với kinh doanh dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính”.