Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Bạn cần biết

Cách đề xuất ý kiến tăng lương? Kinh nghiệm xin tăng lương?

  • 26/01/202326/01/2023
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    26/01/2023
    Bạn cần biết
    0

    Cách đề xuất ý kiến tăng lương? Kinh nghiệm xin tăng lương? Thời điểm không nên đề nghị tăng lương?

      Lương thưởng vẫn luôn là một trong số những vấn đề được nhiều người quan tâm. Để có thể đề nghị tăng lương với sếp thành công thì các chủ thể nên ứng xử khéo léo. Quá trình xin tăng lương thực chất sẽ không phải lúc nào cũng diễn ra một cách dễ dàng nhưng một khi cảm thấy bản thân xứng đáng với mức lương cao hơn, các chủ thể cũng đừng ngại ngần đưa ra đề nghị. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách đề xuất ý kiến tăng lương? Kinh nghiệm xin tăng lương?

      Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Cách đề xuất ý kiến tăng lương:
      • 2 2. Kinh nghiệm xin tăng lương:
      • 3 3. Thời điểm không nên đề nghị tăng lương:

      1. Cách đề xuất ý kiến tăng lương:

      Cách đưa ra đề xuất ý kiến tăng lương như sau:

      – Cần phải trình bày thành tích mà các chủ thể đã đạt được với sếp:

      Trước khi các chủ thể đề nghị tăng lương, các chủ thể chắc chắn sẽ phải thu thập toàn bộ tài liệu cần thiết để nhằm mục đích chứng minh cho nỗ lực của chính bản thân mình trong suốt thời gian làm việc vừa qua tại công ty. Các chủ thể cũng đừng quên trình bày thành tích mà mình đã đạt được với sếp dưới dạng tài liệu khoa học, có logic và có tổ chức. Trong lúc liệt kê, các chủ thể hãy chú trọng yếu tố cụ thể, trung thực. Thông qua đây, người sử dụng lao động cũng sẽ dễ dàng thấy rõ năng lực của người lao động và xem xét lại những đóng góp giá trị.

      Tuy nhiên, để nhằm mục đích có thể đề nghị tăng lương diễn ra thành công thì lời khuyên là các chủ thể nên rèn luyện tinh thần quyết đoán. Các chủ thể nếu không mạnh mẽ bảo vệ ý kiến của chính bản thân mình thì dù người lao động đó có bao nhiêu tài liệu cũng chưa chắc đã xin được tăng lương tại nơi làm việc của mình.

      – Người lao động nên chủ động đảm nhận thêm công việc:

      Tăng lương không phải chuyện hiển nhiên sẽ xảy ra mà các chủ thể cần phải trải qua vất vả và nỗ lực để có thể xứng đáng với những thành quả to lớn và mức lương của mình. Nếu ngay từ đầu, các chủ thể đã xác định muốn có thu nhập cao hơn thì hãy chủ động đảm nhận thêm công việc. Việc chủ động đề nghị nhận thêm nhiệm vụ tại nơi làm việc cũng chính là việc các chủ thể đã  chủ động đề nghị tăng lương một cách khéo léo.

      – Các chủ thể cần chọn thời điểm phù hợp xin tăng lương với người sử dụng lao động:

      Xem thêm: Mẫu quyết định tăng lương, điều chỉnh lương nhân viên 2023

      Các chủ thể cần cân nhắc yếu tố khách quan và chủ quan để có thể đưa ra những đề nghị tăng lương với người sử dụng lao động diễn ra suôn sẻ và thuận lợi. Các chủ thể cần phải chọn đúng thời điểm, bao gồm hai trường hợp phổ biến cụ thể như sau:

      + Khách quan: Các chủ thể nên đề nghị tăng lương khi công ty kinh doanh thành công hoặc đang phát triển ổn định. Các chủ thể phải tránh xin tăng lương khi công ty thua lỗ.

      + Chủ quan: Các chủ thể cần chọn thời điểm sếp có tâm trạng vui vẻ, thoải mái. Tránh nhắc đến chuyện lương thưởng khi người sử dụng lao động đang bận, đang đi công tác hoặc có vấn đề riêng tư nhạy cảm.

      – Các chủ thể cần phải đề nghị mức tăng lương hợp lý:

      Khi các chủ thể đề nghị tăng lương nên trình bày luôn con số cụ thể. Những người lao động sẽ cần suy nghĩ kỹ lưỡng về mức tăng hợp lý để có thể đưa ra yêu cầu phù hợp với khả năng chi trả của công ty, đồng thời phù hợp với nhu cầu và năng lực của bản thân người lao động. Có thể đề xuất tăng lương lên trong khoảng 10% đến khoảng 30%, sau đó tùy theo đàm phán với người sử dụng lao động mà chốt lại con số hợp lý nhất. Bên cạnh đó, các chủ thể cũng có thể hỏi thêm về lương tháng 13 để biết mình đã đủ điều kiện nhận chưa.

      – Trình bày ý kiến tăng lương với thái độ chân thành:

      Thái độ của các chủ thể khi đề nghị tăng lương nắm giữ vai trò chủ chốt. Các chủ thể hãy nói chuyện nhẹ nhàng, lịch sự mà vẫn không quên cởi mở về chuyện lương thưởng. Hạn chế việc các chủ thể trình bày ý kiến tăng lương trong tình trạng run rẩy hay nói lắp vì như vậy sẽ làm cho chủ thể đó trở nên yếu thế. Sau khi liệt kê ra toàn bộ lý do vì sao nên tăng lương cho mình thì chủ thể cũng cần phải cẩn thận chốt lại bằng câu hỏi liệu sếp có đóng góp gì thêm cho ý kiến của bản thân mình hay không? Bên cạnh đó, các chủ thể cũng không nên nói lý do tiêu cực, cụ thể như: không tăng lương thì nghỉ việc, bản thân đang có chỗ khác lương cao hơn mời về làm,…

      2. Kinh nghiệm xin tăng lương:

      Một số các kinh nghiệm xin tăng lương như sau:

      Xem thêm: Xét tăng lương trước thời hạn và bảo lưu danh hiệu chiến sĩ thi đua

      – Nhớ rằng bản thân mình và công ty là đối tác:

      Thỏa thuận về mức lương khởi điểm giống như một cuộc cân não giữa một chủ thể là nhân viên và nhà tuyển dụng. Nhưng khi các bên đã thực hiện việc ký hợp đồng, các chủ thể là những nhân viên thường sẽ trở thành người lao động và sẽ cần có trách nhiệm phục vụ cho công ty. Thay vì nghĩ như vậy, người lao đọng nên xác định: “bên A” và “bên B” giống như quy định trong hợp đồng lao động và hai bên đều có chung một mục tiêu: làm thế nào để cả hai bên đều thống nhất và hài lòng với con số cuối cùng.

      Công ty chắc hẳn sẽ muốn đưa ra mức lương phù hợp với ngân sách. Nhưng nếu công ty đó nhìn xa trông rộng, công ty cũng sẽ quan tâm đến cảm nghĩ của những nhân sự hiện đang làm việc cho mình. Bởi vì đối với những người lao động cảm thấy được trả lương xứng đáng với công sức mình bỏ ra thì họ cũng sẽ làm việc hiệu quả hơn, cống hiến hơn và giữ vị trí của những người đó được lâu hơn so với những người không được trả lương xứng đáng.

      Bên cạnh đó thì ta thấy rằng, chi phí tìm nhân viên mới thay thế người cũ cũng khá tốn kém. Nhiều công ty sẽ có thể phải chi 30% tiền lương của một nhân viên sắp nghỉ để nhằm có thể tuyển dụng được một người thay thế.

      – Các chủ thể cần phải khảo sát thị trường lao động:

      Mức lương ở các công ty sẽ có thể khác nhau, nhưng đối với từng công việc cụ thể, các chủ thể vẫn cần biết mức lương phổ biến trên thị trường lao động.

      Khi thỏa thuận về vấn đề lương, hãy trình bày dữ liệu các chủ thể đã thu thập được, các chủ thể cũng cần tránh thể hiện quá nhiều cảm xúc cá nhân. Trên thực tế, những con số thực tế cũng sẽ hiệu quả và thuyết phục hơn.

      – Cần phải tìm hiểu văn hóa công ty:

      Xem thêm: Người có hệ số lương 2,34 có được tăng lương từ 1/5/2016 không?

      Trước khi đưa ra những đề xuất tăng lương, đừng quên phải tìm hiểu về văn hóa trả lương của công ty, để ý xem các doanh nghiệp đã từng trả bao nhiêu tiền cho vị trí tương tự trong quá khứ.

      Những thông tin này sẽ có thể tìm thấy trong các tin tuyển dụng cũ hoặc trên các website công ty. Ngoài ra, các chủ thể cũng có thể hỏi khéo người quen từng làm việc tại công ty, thậm chí là các đồng nghiệp của mình. Các chủ thể cũng sẽ có thể sử dụng thông tin này để đưa ra một mức lương đề xuất phù hợp với cả mong muốn của chính mình và văn hóa công ty.

      – Các chủ thể cần phải xin tăng lương đúng thời điểm:

      Khi nói đến thỏa thuận lương, điều quan trọng là các chủ thể sẽ cần phải chọn thời điểm một cách khôn ngoan. Có những thời điểm mà bạn sẽ dễ dàng nhận được một cái gật đầu hơn.

      Các yêu cầu tăng lương không có gì xấu, các chủ thể đều có quyền tự tin đề xuất nếu thấy đủ căn cứ, điều đó thậm chí còn cho thấy các chủ thể là những người lao động biết giá trị bản thân.

      Những người lao động cũng không cần phải nói dối để được tăng lương. Các chủ thể đều xứng đáng được trả công một cách công bằng dựa trên khả năng chuyên môn và thành tích các chủ thể đó đã đã đạt được. Bằng cách khảo sát thị trường và khéo léo trong cư xử, các chủ thể cũng sẽ có thể đạt được mục tiêu này với sự rõ ràng và trung thực.

      3. Thời điểm không nên đề nghị tăng lương:

      Các chủ thể không nên đề nghị tăng lương vào các thời điểm sau đây:

      – Các chủ thể không nên đề nghị tăng lương khi công ty không có sự tăng trưởng tốt

      Xem thêm: Đối tượng tăng lương từ hệ số 2.34 trở xuống

      – Các chủ thể không nên đề nghị tăng lương khi các chủ thể vẫn chưa cống hiến hết khả năng, thành tích của các chủ thể cũng không được công nhận.

      – Các chủ thể không nên đề nghị tăng lương khi chỉ mới vô công ty làm.

      – Các chủ thể không nên đề nghị tăng lương khi công việc của các chủ thể có thể dễ dàng thay thế, dễ dàng tuyển thêm người khác.

      – Các chủ thể không nên đề nghị tăng lương khi các chủ thể đó không có thành tích đặc biệt gì trong suốt quá trình làm việc.

      – Các chủ thể không nên đề nghị tăng lương khi các chủ thể thường mắc nhiều sai sót và hay bị sếp góp ý, phàn nàn.

      Trong trường hợp đề nghị mà không được chấp thuận thì các chủ thể sẽ có thể tiếp tục làm việc nỗ lực hơn để sẽ có thể được tăng lương vào năm sau, hoặc người lao động cũng có thể cân nhắc đến việc nhảy việc nếu cảm thấy không thỏa đáng. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng là nếu không có bạn, công ty vẫn có thể phát triển tốt, trừ khi bạn là một người thật sự tài giỏi. Chính bởi vì vậy mà các chủ thể hãy cố gắng nỗ lực và thể hiện hết sức có thể. Khi công ty không chấp thuận đối với đề nghị tăng lương của người lao động, có thể họ có lý do của họ. Lúc đó, việc lựa chọn ra đi hay không là tùy vào mỗi người.

        Xem thêm: Cách tính chênh lệch tiền lương khi tăng lương cơ sở

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Tăng lương


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Mẫu thư đề nghị tăng lương bằng tiếng Anh hữu hiệu nhất

        Tăng lương là mong muốn, nguyện vọng mà người lao động luôn muốn được đảm bảo trong quá trình làm việc. Có rất nhiều hình thức đề nghị tăng lương. Một trong số đó là viết thư đề nghị. Dưới đây là phân tích về mẫu thư đề nghị tăng lương bằng tiếng Anh hữu hiệu nhất.

        Công ty không tăng lương như thỏa thuận, có bị phạt không?

        Tăng lương là vấn đề được người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận với nhau tại Hợp đồng lao động. Theo đó, các bên sẽ thực hiện theo cam kết về thời hạn tăng lương theo đúng quy định tại Hợp đồng lao động đó. Vậy trong trường hợp Công ty không tăng lương như thỏa thuận, có bị phạt không?

        Công ty có phải bắt buộc phải tăng lương hàng năm không?

        Lương là khoản tiền chính mà người lao động nhận được từ hoạt động nghề nghiệp của mình. Hàng năm, người lao động có thể được tăng lương nhiều hoặc ít, theo lộ trình cụ thể. Vậy việc tăng lương có bắt buộc phải thực hiện, là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp hay không?

        Mẫu đơn xin tăng lương cho nhân viên và hướng dẫn cách viết

        Trong quá trình làm việc, với những cống hiến và nỗ lực của bản thân thì người lao động có quyền được đề xuất một mức lương mới cao hơn mức lương ký thoả thuận với người sử dụng lao động. Tuy nhiên, mọi đề xuất phải dựa trên những căn cứ xác thực, hợp lý. Đơn xin tăng lương là thành phần không thể thiếu khi người lao động muốn đề xuất tăng lương. 

        Bao lâu doanh nghiệp phải tăng lương cho người lao động một lần?

        Bao lâu doanh nghiệp phải tăng lương cho người lao động một lần? Khi tăng lương có cần lập phụ lục hợp đồng lao động không? Người lao động có được thỏa thuận với công ty về thời hạn nâng lương không?

        Xét tăng lương trước thời hạn và bảo lưu danh hiệu chiến sĩ thi đua

        Xét tăng lương trước thời hạn và bảo lưu danh hiệu chiến sĩ thi đua. Thời hạn bảo lưu danh hiệu trong bao lâu?

        Mẫu quyết định tăng lương, điều chỉnh lương nhân viên 2023

        Mẫu quyết định tăng lương được sử dụng khi quyết định tăng lương cho một nhân viên nào đó. Đây là biểu mẫu chỉ dùng khi lương tăng. Cái tên của biểu mẫu đã thể hiện rất rõ ngữ cảnh được sử dụng của biểu mẫu.

        Điều chỉnh tiền lương tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

        Điều chỉnh tiền lương tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Xử phạt hành chính người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội không đúng mức lương theo quy định.

        Cách tính chênh lệch tiền lương khi tăng lương cơ sở

        Cách tính chênh lệch tiền lương khi tăng lương cơ sở. Đối tượng hưởng tiền lương tăng thêm.

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ