Các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản. Các mặt khách quan, chủ quan, chủ thể, khách quan của tội tham ô tài sản theo Bộ luật hình sự.
Tham ô tài sản có thể được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ ,quyền hạn của mình để chiếm đoạt mà mình có trách nhiệm quản lý.
1. Cơ sở pháp lý.
Tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 278 “Bộ luật hình sự 2015”. Cụ thể:
+ Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
– Gây hậu quả nghiêm trọng;
– Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
– Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
– Có tổ chức;
– Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
-Phạm tội nhiều lần;
– Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
– Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
– Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
– Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
– Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
– Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
+ Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Luật sư
2. Các yếu tố cấu thành tội phạm.
a) Chủ thể.
Chủ thể của tội tham ô chiếm đoạt tài sản là người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời phải là người có trách nhiệm quản lý đối với tài sản chiếm đoạt.
b) Khách thể.
Hành vi phạm tội đã xam phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế của nhà nước và xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cơ quan tổ chức nêu trên.
c) Mặt chủ quan.
Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.
d) Mặt khách quan.
Hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn.
Hành vi phạm tội đầu tiên phải là hành vi chiếm đoạt. Đối tượng của hành vi chiếm đoạt là những tài sản mà người phạm tội được giao quản lý. Người phạm tội đã lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản được giao, chiếm đoạt tài sản mà mình đang quản lý. Thủ đoạn lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản này có thể khác nhau nhưng thực chất đều là sử dụng chức vụ quyền hạn được giao như điều kiện, phương tiện để có thẻ thực hiện hành vi tham ô tài sản, biến tài sản được giao thành tài sản của mình.
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý cấu thành tội tham ô có một trong những dấu hiệu sau:
+Giá trị tài sản chiếm đoạt từ hai triệu đồng trở lên.
+Gây hậu quả nghiêm trọng;
+Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm
+Đã bị kết án về một trong các tội được quy định tại Mục A Chương XXI “Bộ luật hình sự 2015”, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Mục lục bài viết
1. Một số vấn đề về khách thể của tội tham ô tài sản
Tội tham ô tài sản là tội phạm tham nhũng được quy định tại Điều 278 mục A Chương XXI Bộ luật Hình sự. Khách thể của tội tham ô tài sản xâm phạm quan hệ sở hữu về tài sản và hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. Thực tiễn điều tra các vụ án tham ô tài sản ở Công an các địa phương trong thời gian qua cho thấy có một vấn đề vướng mắc trong việc xác định tội danh đó là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiện quản lý trong các Doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm một tỷ lệ vốn nhất định (dưới 50% hoặc trên 50% nhưng Nhà nước không giữ quyền chi phối) thì có phạm tội tham ô tài sản không. Đây là vấn đề mới và cũng là vấn đề đang có nhiều ý kiến khác nhau về khách thể của tội tham ô tài sản hiện nay.
Để đảm bảo tính thống nhất cho việc xác định tội danh trong trường hợp này, Tòa hình sự
Đối với các doanh nghiệp không có vốn góp của Nhà nước thì dứt khoát không có tội tham ô ở đó, mặc dù người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, mà tùy trường hợp cụ thể xét xử về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội trộm cắp tài sản.
Đối với doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước từ 50% trở xuống và Nhà nước không giữ quyền chi phối doanh nghiệp đó thì ở đó cũng không có tội tham ô tài sản, chỉ đối với doanh nghiệp mà Nhà nước chiếm tỷ lệ góp vối trên 50% và giữ quyền chi phối doanh nghiệp đó; đồng thời người thực hiện hành vi chiếm đoạt là người thỏa mãn các dấu hiệu về chủ thể của tội tham ô thì ở đó mới có tội tham ô tài sản.
Tóm lại, tài sản là đối tượng tác động của tội tham ô tài sản bao gồm:
Tài sản thuộc “công sản”, kinh phí hoạt động và các tài sản khác được giao cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp quản lý là đối tượng tác động của tội tham ô tài sản.
Tài sản trong các Công ty thuộc doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Luật doanh nghiệp bao gồm: Vốn do Nhà nước đầu tư tại công ty, vốn do công ty tự huy động và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật; vốn ngân sách Nhà nước và vốn tự tích lũy được bổ sung vào vốn Nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất được tính vào vốn của công ty theo quy định của pháp luật về đất đai; tài sản cố định và tài sản lưu động.
2. Hành vi tham ô tài sản sẽ bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chủ tịch xã chỉ đạo kế toán lập chứng từ mở hội nghị khống 03 năm liền lấy được số tiền 70 triệu đồng từ chương trình nông nghiệp của xã. Số tiền trên trước thủ quĩ giữ trong két, sau đó chủ tịch yêu cầu đưa chủ tịch giữ cá nhân (01 năm), khi có đơn tố cáo mới đem nộp vào tài khoản của xã. Hành vi của chủ tịch phạm tội tham ô chưa? Nếu không thì bị xử lý thế nào? Kế toán bị xử lý thế nào?
Luật sư tư vấn:
Điều 278 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung 2009 quy định tội tham ô tài sản như sau:
“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Cấu thành tội phạm tội tham ô tài sản như sau:
– Về chủ thể: cá nhân chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản khi đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, tức từ đủ 16 tuổi trở lên và phải là người có chức vụ, quyền hạn.
Trong đó, người có chức vụ, quyền hạn được hiểu là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ.
– Về mặt khách quan: Người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản do cơ quan, tổ chức giao cho họ và họ có trách nhiệm quản lý. Bên cạnh đó, người phạm tội chiếm đoạt được tài sản thông qua thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà mình đang nắm giữ. Hậu quả là người phạm tội đã chiếm đoạt tài sản.
– Về mặt chủ quan: người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý và mục đích thực hiện hành vi phạm tội là chiếm đoạt tài sản mà mình đang quản lý.
– Khách thể của tội phạm này là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện khi thực hiện công vụ.
Theo như bạn tình bày, chủ tịch xã chỉ đạo kế toán lập chứng từ mở hội nghị khống 03 năm liền lấy được số tiền 70 triệu đồng từ chương trình nông nghiệp của xã. Mặc dù Chủ tịch xã đã nộp lại số tiền vào tài khoản của xã tuy nhiên vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội tham ô tài sản bởi tội tham ô tài sản đã hoàn thành, việc trả lại tiền đã tham ô chỉ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho chủ tịch xã.
Kế toán là người thực hiện hành vi lập chứng từ mở hội nghị khống được coi là đồng phạm theo quy định tại Điều 20 “Bộ luật hình sự 2015” với vai trò là người giúp sức giúp cho người phạm tội tham ô tài sản:
“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
…
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.”
Như vậy, Chủ tịch xã bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội tham ô tài sản, kế toán bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội tham ô tài sản với vai trò là đồng phạm.
3. Cấu thành tội tham ô tài sản và thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Tóm tắt câu hỏi:
Trưởng phòng thuộc một Công ty nhận tiền thưởng cho cán bộ, nhân viên của phòng 100 triệu đồng (theo quyết định thưởng của công ty) đã hơn một năm nay nhưng không xét và không phát cho anh em, để sử dụng cá nhân. Hành vi này cấu thành tội gì, thời hiệu truy cứu là bao nhiêu. Xin quý luật sư giúp trả lời. Xin trân trọng cảm ơn.?
Luật sư tư vấn:
Điều 278 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:
“Điều 278. Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Cấu thành tội tham ô tài sản gồm các yếu tố sau:
-Chủ thể.
Chủ thể của tội tham ô chiếm đoạt tài sản là người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời phải là người có trách nhiệm quản lý đối với tài sản chiếm đoạt.
– Khách thể.
Hành vi phạm tội đã xam phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế của nhà nước và xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cơ quan tổ chức nêu trên.
– Mặt chủ quan.
Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.
– Mặt khách quan.
Hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn.
Hành vi phạm tội đầu tiên phải là hành vi chiếm đoạt. Đối tượng của hành vi chiếm đoạt là những tài sản mà người phạm tội được giao quản lý. Người phạm tội đã lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản được giao, chiếm đoạt tài sản mà mình đang quản lý. Thủ đoạn lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản này có thể khác nhau nhưng thực chất đều là sử dụng chức vụ quyền hạn được giao như điều kiện, phương tiện để có thẻ thực hiện hành vi tham ô tài sản, biến tài sản được giao thành tài sản của mình
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn cung cấp, có trưởng phòng thuộc một công ty nhận tiền thưởng cho cán bộ, nhân viên của phòng 100 triệu đồng (theo quyết định thưởng của công ty) nhưng lại để sử dụng cá nhân, nếu có dấu hiệu chiếm đoạt thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản, vì giá trị chiếm đoạt ở đây là 100 triệu, nên có thể bị truy cứu theo khoản 2 Điều 278 “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi bổ sung 2009, có thể phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm, thuộc vào tội phạm rất nghiêm trọng, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 23 “Bộ luật hình sự 2015” là 15 năm.
4. Tư vấn tội tham ô tài sản theo quy định mới
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và A cùng nhau lập nên một công ty TNHH, tỷ lệ vôn góp là 50/50. Chúng tôi đã thỏa thuận với nhau: mỗi người làm một lĩnh vực, hợp đồng ai ký người đó sẽ được quyền sử dụng khoản tiền liên quan tới HD đó. Sau khi kết thúc hợp đồng và đối tác đã thanh toán GTHD của HĐ tôi đã ký vào TK công ty. Vì A làm giám đốc nên đã chiếm đoạt số tiền hơn 40 triệu của HĐ trên. Vì vậy tôi có quyền kiện A vào tội danh gì và mức độ xử lý là như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp bạn có thoả thuận với nhau về việc mỗi người làm một lĩnh vực, hợp đồng ai ký người đó sẽ được quyền sử dụng khoản tiền liên quan tới HĐ đó nhưng không nói rõ điều các bạn đang nói có được lập thành văn bản hay không, quy định tại đâu,…?
Căn cứ Điều 352
Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
Theo thông tin bạn cung cấp anh A là giám đốc, số tiền thanh toán hợp đồng đã chuyển vào tài khoản của công ty, A đã lấy số tiền của công ty là 40 triệu đồng. Như vậy ban thân anh ta đã có hành vi thoả mãn tội tham ô.
Căn cứ Điều 353
“Điều 353. Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
…”
Luật sư tư vấn tội tham ô tài sản theo quy định mới:1900.6568
– Về Chủ thể: Chủ thể của tội tham ô chiếm đoạt tài sản là người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời phải là người có trách nhiệm quản lý đối với tài sản chiếm đoạt.
– Khách thể: Hành vi phạm tội đã xam phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế của nhà nước và xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cơ quan tổ chức nêu trên.
– Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.
– Mặt khách quan.
Hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn.
Hành vi phạm tội đầu tiên phải là hành vi chiếm đoạt. Đối tượng của hành vi chiếm đoạt là những tài sản mà người phạm tội được giao quản lý. Người phạm tội đã lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản được giao, chiếm đoạt tài sản mà mình đang quản lý. Thủ đoạn lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản này có thể khác nhau nhưng thực chất đều là sử dụng chức vụ quyền hạn được giao như điều kiện, phương tiện để có thẻ thực hiện hành vi tham ô tài sản, biến tài sản được giao thành tài sản của mình.
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý cấu thành tội tham ô có một trong những dấu hiệu sau:
+ Giá trị tài sản chiếm đoạt từ hai triệu đồng trở lên.
+ Gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Đã bị xử phạt về hành vi này mà còn vi phạm.
+ Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII Bộ luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Bạn làm đơn khởi tố vụ án hình sự ra