Các yếu tố ảnh hưởng đến yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Hiểu rõ vấn đề này sẽ thấy được tầm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tố tụng của đương sự.
Mục lục bài viết
- 1 1. Trình độ hiểu biết pháp luật của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
- 2 2. Năng lực hành vi của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
- 3 3. Sự độc lập, khách quan và tinh thần trách nhiệm của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân:
- 4 4. Về cơ chế giám sát tố tụng:
- 5 5. Hoạt động hỗ trợ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng của các cá nhân, cơ quan, tổ chức:
1. Trình độ hiểu biết pháp luật của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Trình độ nhận thức pháp luật là một trong những yếu tố giúp định hướng cho hành vi xử sự của con người phù hợp với các quy phạm pháp luật khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nói chung. Khi mà nhận thức, hiểu biết pháp luật hạn chế dẫn đến việc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định của pháp luật khi tham gia vào các quan hệ PLTTDS. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính làm phát sinh ngày càng nhiều các tranh chấp dân sự, đồng thời, những người hiểu biết pháp luật hạn chế, khi đã trở thành người có QLNVLQ trong vụ án dân sự không những chỉ gây trở ngại cho
Thực tiễn xét xử cho thấy, phần lớn đương sự hay cụ thể là người có QLNVLQ có sự hiểu biết pháp luật rất hạn chế, còn có nhiều người có QLNVLQ chưa đọc thông, viết thạo mà chủ yếu là ở các vùng nông thôn, dân tộc miền núi, họ không thể tự mình thực hiện việc khởi kiện, viết bản tự khai. Do vậy, trong nhiều trường hợp, người tiến hành tố tụng phải đọc cho người có QLNVLQ viết từng câu một. Điều này không những làm mất thời gian mà còn ảnh hưởng đến tính khách quan, công minh trong việc giải quyết vụ án. Mặt khác, trình độ hiểu biết pháp luật hạn chế sẽ là trở ngại lớn cho người có QLNVLQ trong việc thực hiện các quyền tố tụng của mình như quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ chứng cứ phải cung cấp cho mình để giao nộp cho Tòa án, quyền yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ khi không thể tự mình thu thập được.v.v.
Vì thiếu sự hiểu biết pháp luật nên người có QLNVLQ không thực hiện được các quyền tố tụng của mình một cách đầy đủ, đồng thời, về phía cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thể lợi dụng sự hạn chế về trình độ hiểu biết pháp luật của người có QLNVLQ mà trong nhiều trường hợp vì lợi ích cá nhân đã không tuân thủ quy định của pháp luật để đảm bảo thực hiện các quyền tố tụng cho người có QLNVLQ, gây ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có QLNVLQ. Dẫn đến việc giải quyết vụ án không được khách quan, quá trình giải quyết bị kéo dài.
2. Năng lực hành vi của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Năng lực hành vi của người có QLNVLQ bao gồm năng lực hành vi dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự. Trong đó, năng lực hành vi dân sự là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự. Như vậy, chỉ khi nào người có QLNVLQ có năng lực hành vi dân sự thì họ mới có năng lực hành vi tố tụng.
Trừ một số trường hợp đặc biệt thì người có QLNVLQ tham gia vào quan hệ PLTTDS muốn độc lập trong việc thực hiện các quyền tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ (người đã thành niên). Đối với người có năng lực hành vi tố tụng dân sự chưa đầy đủ, mất hoặc hạn chế năng lực hành vi tố tụng dân sự thì việc thực hiện các quyền tố tụng phải được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp người có QLNVLQ mất năng lực hành vi tố tụng dân sự khi tham gia vào quan hệ PLTTDS liên quan đến vụ án dân sự mà không có người đại diện thì không thể thực hiện được các quyền tố tụng của mình. Chẳng hạn, trường hợp một người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mất năng lực hành vi tố tụng dân sự nhưng được hưởng quyền thừa kế. Theo quy định của pháp luật thì họ không thể tự mình tham gia tố tụng mà phải thông qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật của người mất năng lực hành vi dân sự là người giám hộ của người này. Người giám hộ được xác định theo Điều 53
Tuy nhiên, người đại diện hoặc người giám hộ của họ có quyền lợi đối lập nên không thể tham gia với tư cách là người đại diện theo pháp luật. Do vậy, trong trường hợp này, nếu không có ai khác đại diện cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bị mất năng lực hành vi dân sự thì các quyền tố tụng của người có QLNVLQ của họ sẽ không được thực hiện trên thực tế. Trong trường hợp này pháp luật cần phải có quy định theo hướng Tòa án sẽ chỉ định người đại diện theo pháp luật thay mặt cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mất năng lực hành vi tố tụng dân sự để thực hiện các quyền tố tụng của họ.
3. Sự độc lập, khách quan và tinh thần trách nhiệm của Tòa án nhân dân , Viện kiểm sát nhân dân:
Sự độc lập, khách quan và tinh thần trách nhiệm của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo thực hiện quyền tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Thực tế cho thấy, sự độc lập của Tòa án, của Hội đồng xét xử, của Thẩm phán hay của Kiểm sát viên chưa được tôn trọng, bởi hiện nay vẫn còn tồn tại cơ chế báo cáo án của Thẩm phán trước Ủy ban Thẩm phán cấp tỉnh hoặc trước lãnh đạo Tòa án cấp huyện, rồi việc thỉnh thị án của Tòa án cấp dưới đối với Tòa án cấp trên vẫn thường xuyên diễn ra. Như vậy, việc giải quyết vụ án dân sự dường như đã được chỉ đạo sẵn, vì vậy mà sự thiếu độc lập, khách quan của Tòa án sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tố tụng của người có QLNVLQ.
Một vấn đề cần quan tâm nữa ở đây là thái độ, tinh thần trách nhiệm của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, của người tiến hành tố tụng khi làm việc với người có QLNVLQ. Qua nhiều kênh thông tin cho thấy, một số cán bộ Tòa án, Viện kiểm sát thường sách nhiễu, trì hoãn, chậm trễ gây khó khăn, phiền hà cho người có QLNVLQ, hay bỏ sót người có QLNVLQ, không đề cập đến quyền lợi nghĩa vụ của người có QLNVLQ trong vụ án dân sự, kinh doanh thương mại vì lý do cho rằng việc thêm người có QLNVLQ vào trong vụ án là không cần thiết. Như vậy, là thiếu trách nhiệm, không làm tròn quá trình tố tụng, dẫn đến quyền lợi của người có QLNVLQ không được đảm bảo gây ra hậu quả vụ án bị hủy, bị trả.
Vì vậy, dù cho quyền tố tụng của người có QLNVLQ có được pháp luật ghi nhận đầy đủ bao nhiêu chăng nữa nhưng cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không khách quan và không làm tròn trách nhiệm của mình thì các quyền tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng không thực sự có ý nghĩa trong thực tiễn giải quyết vụ án.
4. Về cơ chế giám sát tố tụng:
Quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án luôn luôn phải tuân thủ nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, không chịu bất kỳ sự can thiệp nào. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy, trong một số trường hợp mặc dù vụ án dân sự đã được Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm xem xét những quyết định, bản án của Hội đồng xét xử lại không đúng với bản chất sự việc hoặc pháp luật. Mặc khác, khi tiến hành tố tụng những người tiến hành tố tụng vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên không thực hiện đúng trách nhiệm của mình, dẫn tới không bảo đảm thực hiện các quyền tố tụng của đương sự, gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Vì vậy, nếu xây dựng và thực hiện có hiệu quả cơ chế giám sát các hoạt động tố tụng của cơ quan, người tiến hành tố tụng thì các quyền tố tụng của đương sự cụ thể là quyền tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan sẽ được bảo đảm thực hiện. Theo quy định của BLTTDS thì cơ chế giám sát các hoạt động tổ tụng quy định rất chặt chẽ.
Thứ nhất, việc giám sát thể hiện bằng nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Như vậy, bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị và được xem xét, giải quyết tại Tòa án cấp phúc thẩm (giám sát qua hai cấp xét xử).
Thứ hai, đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm (giám sát thông qua hoạt động giám đốc thẩm).
Thứ ba, khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng thẩm phán
Bên cạnh đó, các hoạt động tố tụng của Tòa án còn chịu sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên. Viện kiểm sát là một cơ quan có nhiều chức năng, trong đó chức năng chính là kiểm sát thi hành pháp luật. Đối tượng của hình thức giám sát này là việc Tòa án tuân thủ các yêu cầu của quy định pháp luật tố tụng, đảm bảo cho việc đưa ra các phán quyết. Bởi vậy, Viện kiểm sát thực hiện việc kiểm sát tính hợp pháp của các phán quyết của Tòa án và bảo đảm việc kháng nghị khi có những vi phạm quy định của pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng.
Thông qua một hệ thống giám sát, kiểm sát nêu trên, giúp cho đương sự được bảo đảm thực hiện các quyền tố tụng của mình một cách hiệu quả. Đồng thời, buộc người tiến hành tố tụng phải thận trọng khi đưa ra một quyết định tố tụng nào đó, không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong đó có quyền và lợi ích hợp pháp của người có QLNVLQ.
5. Hoạt động hỗ trợ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng của các cá nhân, cơ quan, tổ chức:
Việc nghiên cứu cho thấy, đa phần các đương sự khi tham gia quan hệ PLTTDS thiếu sự hiểu biết về pháp luật, dẫn tới ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự. Vì vậy, hệ thống pháp luật tố tụng hiện hành đã ghi nhận cho đương sự nói chung, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nói riêng có quyền được trợ giúp pháp lý bởi những người có kiến thức pháp luật sâu rộng hơn như luật sư hay người khác có đủ điều kiện mà pháp luật quy định. Với quy định này, không những tạo cơ hội cho đương sự hiểu biết thêm về kiến thức pháp luật mà quan trọng hơn đã tạo điều kiện cho đương sự khi tham gia tố tụng được thực hiện đầy đủ quyền tố tụng của mình một cách chính xác. Mặt khác sự tham gia của người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ tạo ra sự đổi trọng làm cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải thận trọng hơn trong việc bảo đảm thực hiện các quyền tụng của đương sự nói chung, người có QLNVLQ nói riêng.
Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực từ vai trò trợ giúp của người bảo vệ quyền lợi của đương sự thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Đó là, thực tế hiện nay cho thấy không phải bất kỳ đương sự nào cũng có khả năng thuê luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình, đồng thời các trung tâm trợ giúp pháp lý ở các địa phương một mặt luôn bị quá tải, mặt khác trình độ, khả năng trợ giúp pháp lý chưa cao. Do vậy, trên thực tế chỉ có số ít các vụ án dân sự được tư vấn pháp lý hoặc có luật sư tham gia, còn lại phần nhiều các vụ án không có luật sư và trong những trường hợp này quyền tố tụng của đương sự rất dễ bị xâm phạm. Ngoài ra, ở nước ta, trình độ pháp lý của luật sư chưa thật sự đồng đều, có nhiều luật sư trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật còn yếu kém, kèm theo đạo đức nghề nghiệp không cao. Do vậy, uy tín của luật sư đối với người tiến hành tố tụng không được đánh giá cao, dẫn đến quyền tố tụng của đương sự không được đảm bảo thực hiện hoặc không được tôn trọng làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ.
Như vậy, có thể thấy khi tham gia tố tụng thì việc trợ giúp của người bảo vệ quyền lợi của đương sự có hiệu quả hay không ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện quyền tố tụng của đương sự và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.