Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về đăng ký kinh doanh: Quyền tự do kinh doanh và sự giới hạn quyền tự do kinh doanh, Môi trường kinh doanh.
Mục lục bài viết
1. Quyền tự do kinh doanh và sự giới hạn quyền tự do kinh doanh:
Quyền tự do kinh doanh là một trong những nội dung của quyền con người nên pháp luật các quốc gia trong đó có Việt Nam đều ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật. Trước đây, khi kinh tế đất nước vẫn là kế hoạch hóa tập trung, kinh doanh và tự do kinh doanh không được thừa nhận trong lý luận và thực tiễn pháp luật.
– Tự do kinh doanh có thể được hiểu “là khả năng mà tổ chức, cá nhân có thể làm những gì mà họ muốn, có thể lựa chọn, có thể tự quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời”. Còn hiểu theo nghĩa hẹp, thì tự do kinh doanh là “quyền của cá nhân trong việc thành lập và điều hành doanh nghiệp không bị sự can thiệp, cản trở, nhũng nhiễu của nhà nước”.
Nội dung quyền tự do kinh doanh bao gồm hệ thống các quyền gắn với các chủ thể kinh doanh, mà chủ yếu và trước hết thể hiện thông qua các quyền như: “) Quyền được đảm bảo sở hữu đối với tài sản; ii) Quyền tự do thành lập doanh nghiệp (trong đó bao hàm quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh, lựa chọn mô hình doanh nghiệp); iii) Quyền tự do hợp đồng; iv) Quyền tự do cạnh tranh theo pháp luật; v) Quyền tự định đoạt trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp”.
Từ khi thực hiện quyết định đổi mới của Đảng ta năm 1986, Hiến pháp năm 1992 lần đầu tiên đã ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân tại Điều 57, theo đó “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của Việt Nam ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân. Mặc dù nó còn hạn chế ở phạm vi quyền tự do kinh doanh, các chủ thể chỉ được tự do kinh doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật cho phép (tự do trong phạm vi đóng). Kế thừa tinh thần đó, Điều 33 Hiến pháp 2013 khẳng định người dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Quyền tự do kinh doanh trong Hiến pháp 2013 đã có một bước tiến mới, cởi mở hơn với nguyên tắc: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Quy định này hàm chứa hai ý quan trọng, đó là: mọi người có quyền tự do kinh doanh; và giới hạn của quyền tự do đó là những gì luật cấm, nói khác đi, muốn cấm cái gì, thì Nhà nước phải quy định bằng luật.
Cụ thể hoá quy định về quyền tự do kinh doanh trong Hiến pháp 2013,
Tiếp thu tinh thần của Hiến pháp 2013 và Luật Doanh nghiệp 2020 tiếp tục khẳng định Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Việc tự do kinh doanh này được thể hiện qua việc họ có toàn quyền tự chủ trong việc kinh doanh, toàn quyền lựa chọn về hình thức cũng như ngành, nghề liên quan và cả những vấn đề khác liên quan như địa bàn, quy mô kinh doanh. Bên cạnh đó,
– Quyền tự do kinh doanh gồm một hệ thống các quyền gắn liền với chủ thể kinh doanh, trong đó Quyền tự do thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh là nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh, là tiền đề thực hiện các quyền khác thuộc nội dung của quyền tự do kinh doanh. Các hoạt động kinh doanh chỉ có thể được tiến hành khi các chủ thể kinh doanh xác lập tư cách pháp lý. Với quyền tự do thành lập doanh nghiệp, các nhà đầu tư có khả năng quyết định lựa chọn mô hình kinh doanh và lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh thích hợp để tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.
Chủ thể kinh doanh thực hiện quyền tự do kinh doanh thông qua quyền tự do lựa chọn và đăng ký loại hình doanh nghiệp, ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm, kinh doanh đơn ngành hoặc đa ngành (Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì việc kinh doanh được thực hiện sau khi đáp ứng đủ các điều kiện của ngành, nghề đó, thể hiện thông qua Giấy phép kinh doanh) và tự do lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mỗi chủ thể. Bên cạnh đó, chủ thể kinh doanh có thể được tự do lựa chọn mô hình kinh doanh, tự do quyết định mức vốn đầu tư (chỉ cần mức vốn đó đáp ứng quy định về vốn pháp định tối thiểu đối với kinh doanh một số ngành nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật); có quyền quyết định quy mô kinh doanh thông qua số lượng người đầu tư, phương thức, cách thức huy động vốn đầu tư; được quyền lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế để thực hiện đầu tư kinh doanh.
Các quy định pháp luật về quyền tự do thành lập doanh nghiệp đã tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho những đối tượng có quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh, với nhiều loại ngành nghề kinh doanh, nhiều mô hình tổ chức kinh doanh để các nhà đầu tư lựa chọn; các thủ tục thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh được đơn giản hóa.
Như vậy, có thể hiểu quyền tự do kinh doanh là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức thực hiện được trên thực tế quyền được tự do kinh doanh của mình. Theo nghĩa này, quyền tự do kinh doanh chính là một chế định pháp luật. Như vậy, theo quan niệm này, quyền tự do kinh doanh không chỉ bao gồm những quyền của cá nhân hoặc pháp nhân được hưởng mà bao hàm cả trách nhiệm pháp lý của cơ quan nhà nước, cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện các quyển đó. Để giúp các chủ thể thực hiện quyền tự do kinh doanh.
Tuy vậy, “quyền tự do kinh doanh luôn bị giới hạn bởi quyền tự do của người khác và vì vậy pháp luật (Nhà nước) phải can thiệp”. Nhưng không phải Nhà nước can thiệp như thế nào cũng được mà phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản về sự can thiệp của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Đó là, Nhà nước cần phải can thiệp vào quyền tự do kinh doanh khi cần: “(i) Bảo vệ trật tự công; (ii) Bảo vệ môi trường cạnh tranh; (iii) Bảo vệ người tiêu dùng; (iv) Bảo vệ môi trường;. Vì thế, quyền tự do kinh doanh không có nghĩa là chủ thể kinh doanh được quyền làm tất cả những gì họ muốn để duy trì hoạt động kinh doanh, mà ở đây, chủ thể kinh doanh thực hiện quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, thông qua thủ tục “đăng ký kinh doanh” tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. ĐKKD hoàn toàn không phải sự hạn chế quyền tự do kinh doanh mà là một thủ tục cần thiết đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các chủ thể kinh doanh, xác định tư cách pháp lý khi gia nhập thị trường, đồng thời cũng là biện pháp giúp Nhà nước tổ chức và quản lý doanh nghiệp một cách chặt chẽ và khoa học.
Mặc dù nhà nước đề cao quyền tự do kinh doanh, nhưng không phải chủ thể nào cũng có quyền thành lập doanh nghiệp và ĐKKD. “Giấy phép và điều kiện kinh doanh được hiểu là hành vi của cơ quan nhà nước can thiệp vào quyền tự do kinh doanh của người dân nhằm bảo đảm những giá trị và lợi ích công cộng nhất định. Hành vi can thiệp này có thể biểu hiện ở nhiều dạng thức khác nhau như: thông qua một văn bản pháp quy, hành vi cấp phép, hành vi giám sát, giải thích”.
Mặt khác, những trường hợp không có quyền thành lập quản lý doanh nghiệp cũng được quy định tại Điều 20 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018. Như vậy, mọi cá nhân, tổ chức không thuộc các trường hợp pháp luật cấm thì đều có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Nhà nước luôn phải có nghĩa vụ bảo hộ, giải quyết nhanh chóng khi các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập hoạt động kinh doanh, tránh biến thủ tục ĐKKD thành cơ chế “xin cho” với yêu cầu, thủ tục rườm rà.
2. Môi trường kinh doanh:
Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố, nhân tố từ bên trong cũng như bên ngoài thường xuyên vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ quan niệm này, có thể coi môi trường kinh doanh là giới hạn không gian mà ở đó doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Sự tồn tại và phát triển của bất kì doanh nghiệp nào dù quy mô như thế nào cũng là quá trình vận động không ngừng trong một môi trường kinh doanh đầy biến động. Do đó môi trường kinh doanh có vai trò quan trọng tác động đến kết quả của doanh nghiệp, phạm vi hoạt động và mục tiêu, chiến lược hoạt động của doanh nghiệp.
Với sự tác động của môi trường kinh doanh sẽ là tích cực theo nghĩa tạo cơ hội hoặc tiêu cực với nghĩa ngược lại, từ đó đòi hỏi nhà quản trị phải luôn luôn theo dõi, nghiên cứu môi trường kinh doanh ở mọi cấp độ.
Thông qua việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Nhà nước lập nên một khung pháp lý để các doanh nghiệp cùng tham gia, hoạt động theo quy định chung không xâm hại lẫn nhau, cạnh tranh lành mạnh, tạo nên môi trường pháp lý thuận lợi, an toàn, hướng đến một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng.
Vai trò của nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô đã ban hành những chủ trương, chính sách về hoạt động kinh doanh được thuận lợi, ổn định, giảm bớt sự can thiệp của nhà nước vào thủ tục ĐKKD nhằm tạo nên những cơ hội, thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, tránh việc ĐKKD để làm các hoạt động phi pháp, buôn gian, bán lậu…
Hơn nữa, nhà nước cần phải tạo ra môi trường kinh doanh hợp lý cho chủ thể kinh doanh thực hiện một cách tự giác như: đảm bảo an toàn về vốn, cạnh tranh, điều kiện, trình tự, thủ tục khởi sự doanh nghiệp, gia nhập thị trường, lựa chọn lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, đầu tư, giải quyết tranh chấp…
Bên cạnh đó, cải cách hành chính cũng là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng môi trường kinh doanh cởi mở, thân thiện. Hiện nay, các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị đã triển khai đồng bộ, toàn diện, quyết liệt các giải pháp về CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của bộ máy hành chính các cấp, cung ứng tốt nhất các dịch vụ hành chính công, phát huy vai trò và huy động sự vào cuộc của nhân dân và doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận, đoàn kết, cởi mở, tâm lý phấn chấn, lòng tin mạnh mẽ cho người dân và doanh nghiệp trong tiến trình tham gia khởi nghiệp, thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp; đồng thời, xác định CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh phải được triển khai khẩn trương, đồng bộ, thường xuyên, liên tục, kiên trì, nghiêm túc, thực chất.