Các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung của pháp luật Việt Nam. Bài tập học kỳ môn Lý luận nhà nước và pháp luật 9 điểm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung của pháp luật Việt Nam. Bài tập học kỳ môn Lý luận nhà nước và pháp luật 9 điểm.
LỜI MỞ ĐẦU
Đặc trưng cho mỗi nhà nước chính là pháp luật, pháp luật là thước đo của hành vi được thực hiện bằng con đường nhà nước và mang tính quyền lực nhà nước. Ở Việt Nam, khi tiến hành cách mạng nhân dân ta đã xóa bỏ pháp luật thực dân, phong kiến, cùng với việc xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã từng bước xây dựng hệ thống pháp luật mới phù hợp với tình hình và điều kiện của đất nước. Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn phát triển và hoàn thiện cùng với sự phát triển của đất nước, đặc biệt trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có bước phát triển nhảy vọt cả về lượng và chất, từng bước đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xét thấy vị trí và vai trò vô cùng quan trọng của pháp luật đối với nhà nước, em xin được chọn đề bài “Các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung của pháp luật Việt Nam hiện nay” để phân tích, nghiên cứu, đồng thời cũng làm kết quả đánh giá cho quá trình học tập vừa qua.
NỘI DUNG
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể. Nội dung của pháp luật chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có thể thấy sự ảnh hưởng rõ rệt nhất từ các yếu tố:
1. Đường lối chính sách của Đảng:
Đường lối chính sách của Đảng định ra mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong một giai đoạn nhất định, định ra những phương pháp cách thức cơ bản để có thể thực hiện những mục tiêu và phương hướng đó. Những mục tiêu, phương hướng, phương pháp và cách thức đó sẽ được nhà nước thể chế hóa thành pháp luật và tổ chức thực hiện trong thực tế. Vì thế đường lối chính sách của Đảng là một trong những yếu tố có sức ảnh hưởng lớn nhất đến nội dung của pháp luật. Nội dung các quy định trong tất cả các văn bản quy phạm pháp luật, từ hiến pháp, luật cho đến các văn bản dưới luật đều phải phù hợp, không được trái với đường lối, chính sách của Đảng.
Ví dụ:
Trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng và nhà nước ta ngày càng chú trọng đến nâng cao vai trò của công dân trên mọi lĩnh vực phát triển đất nước. Chính vì thế, Điều 53 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.
Ở nước ta, Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh đạo đất nước thông qua các nghị quyết, các quyết sách chiến lược của Đảng. Pháp luật được thể chế hóa từ những nghị quyết của Đảng để lãnh đạo đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội…Những năm qua, nhìn chung có thể thấy hệ thống pháp luật phản ánh khá trung thành và toàn diện đường lối chính sách của Đảng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại một số quyết định của pháp luật không hoàn toàn phù hợp với quan điểm, đường lối chính sách của Đảng qua các nghị quyết chỉ thị gây ra một số hạn chế nhất định.
>>> Luật sư