Dạy thêm và học thêm là hai hoạt động giáo dục được pháp luật đặc biệt quan tâm, hoạt động này liên quan trực tiếp đến vấn đề cung cấp kiến thức và kỹ năng bổ sung cho người học. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì các yêu cầu đối với giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường cần phải lưu ý những gì?
Mục lục bài viết
1. Các yêu cầu với giáo viên dạy thêm ngoài trường phải lưu ý:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, giáo viên chỉ được phép dạy thêm ngoài nhà trường nếu giáo viên đó đáp ứng được các điều kiện, yêu cầu theo quy định tại Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT. Nhằm mục đích đảm bảo và tăng cường tối đa trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong quá trình quản lý giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có giá trị pháp lý thay thế trực tiếp cho Thông tư
-
Cá nhân phải có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn phù hợp với môn học mà mình tổ chức dạy thêm;
-
Phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo với Hiệu trưởng hoặc giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học tổ chức dạy thêm, địa điểm tổ chức, hình thức tổ chức và thời gian tổ chức dạy thêm.
Đồng thời, các cá nhân và tổ chức khi mở cơ sở dạy thêm vừa phải đảm bảo các điều kiện nêu trên và kèm thêm các điều kiện sau đây:
-
Phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
-
Công khai về các môn học, thời lượng đối với từng môn học theo từng lớp, địa điểm tổ chức, hình thức tổ chức, thời gian tổ chức dạy thêm, danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học phí dạy thêm trước khi tuyển sinh trên Cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết trực tiếp tại cơ sở dạy thêm đó.
Với hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường, các cá nhân cần phải thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm đối với giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức và cá nhân tiến hành hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Cần phải công khai một số nội dung như: các môn học, thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng lớp, địa điểm tổ chức dạy thêm, hình thức tổ chức, thời gian tổ chức dạy thêm, thời gian tổ chức học thêm, danh sách người dạy thêm, mức thu tiền học thêm của học sinh… Và một số vấn đề cơ bản khác trong quá trình tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường. Người dạy thêm ngoài nhà trường cần phải đảm bảo đầy đủ những phẩm chất tốt, là công dân tốt trong xã hội, có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học mà mình tham gia dạy thêm trên thực tế. Đồng thời, giáo viên đang dạy học tại các cơ sở giáo dục đào tạo tham gia dạy thêm ngoài nhà trường cần phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo với hiệu trưởng hoặc giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học mà mình tổ chức dạy thêm, địa điểm, thời gian và hình thức tham gia vào quá trình dạy thêm.
Hay nói cách khác, những giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của các đơn vị sự nghiệp công lập muốn tiến hành hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường thì cần phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo với hiệu trưởng hoặc giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường đó. Tuy nhiên Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT cũng quy định thêm rằng, giáo viên đang tiến hành hoạt động dạy học tại các nhà trường sẽ không được quyền dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh mà giáo viên đó đang trực tiếp được nhà trường phân công dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Quy định này nhằm mục đích hạn chế việc giáo viên đưa học sinh của mình ra ngoài để dạy thêm tìm kiếm lợi nhuận không chính đáng.
2. Giáo viên trường công có được được điều hành cơ sở dạy thêm không?
Giáo viên trường công lập có được điều hành cơ sở dạy thêm hay không có lẽ là một vấn đề cần phải lưu ý kể từ ngày 14 tháng 2 năm 2025. việc giáo viên dạy thêm được quy định tại Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm đối với giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo (có hiệu lực bắt đầu kể từ ngày 14 tháng 2 năm 2025) cũng tương tự nội dung như quy định trước đó tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT. Theo đó, bắt đầu kể từ ngày 14 tháng 2 năm 2025, theo quy định mới thì:
- Đối với giáo viên trường công lập, giáo viên được đứng lớp để dạy thêm ngoài trường học tuy nhiên giáo viên không được tham gia điều hành hay tham gia vào quá trình quản lý việc dạy thêm đó. Tất cả mọi hành vi vi phạm quy định của pháp luật đều bị xử lý;
-
Đối với giáo viên không tham gia giảng dạy tại trường công lập thì sẽ được quyền dạy thêm học sinh ngoài trường học tuy nhiên cần phải đảm bảo:
+ Giáo viên không được tiến hành hoạt động dạy học sinh tiểu học, trừ lớp bồi dưỡng về năng khiếu, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và rèn luyện kỹ năng sống;
+ Giáo viên không được dạy thêm có thu tiền đối với học sinh thuộc phân công dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Tức là giáo viên vẫn được quyền dạy thêm đối với học sinh thuộc lớp được phân công dạy học tuy nhiên không thu tiền ngoài trường học. Trong đó có thể kể đến các giáo viên đang công tác và giảng dạy tại trường tư thục hoặc giáo viên dạy tự do.
Có thể thấy, hiện nay Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm đối với giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không còn quy định những trường hợp không được dạy thêm dưới đây:
-
Không dạy thêm đối với học sinh đã được tổ chức dạy học 02 buổi/ngày;
-
Các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề sẽ không được tổ chức dạy thêm và học thêm đối với các nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông.
3. Giáo viên dạy thêm ngoài trường cần tuân thủ nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm đối với giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo viên dạy thêm ngoài trường học cần phải ghi nhớ những nguyên tắc cơ bản như sau:
-
Trong quá trình dạy thêm ngoài trường học, giáo viên dạy thêm chỉ được phép tổ chức hoạt động dạy thêm khi học sinh, học viên có nhu cầu, học sinh tự nguyện và được cha mẹ/người giám hộ của học sinh đó đồng ý;
-
Trong quá trình dạy thêm ngoài nhà trường, giáo viên không được phép sử dụng bất cứ hình thức nào nhằm mục đích ép buộc học sinh học thêm trái quy định pháp luật;
-
Nội dung dạy thêm, học thêm không được trái với pháp luật Việt Nam, không đi ngược với thuần phong mỹ tục, không mang định kiến sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, địa vị xã hội hoặc định kiến về giới; tuyệt đối không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục để đưa vào chương trình dạy thêm;
-
Phải nhằm mục đích góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh sinh viên, không gây ảnh hưởng tới chương trình giáo dục của nhà trường, thực hiện chương trình môn học của giáo viên;
-
Thời lượng dạy thêm, thời gian, địa điểm tổ chức và hình thức dạy thêm phải hoàn toàn phù hợp với tâm lý lứa tuổi, phải đảm bảo sức khỏe cho học sinh, đảm bảo quy định về phòng cháy chưa cháy tại nơi tổ chức dạy thêm.
THAM KHẢO THÊM: