Hiện nay, các website phát triển rất rộng rãi. Theo quy định các Website bắt buộc phải đăng ký với Bộ Công thương bao gồm những website nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
- 1 1. Các Website bắt buộc phải đăng ký với Bộ Công thương:
- 2 2. Điều kiện để được thiết lập website:
- 3 3. Trình tự, thủ tục đăng ký thiết lập website với Bộ Công thương:
- 4 4. Mẫu đơn đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử:
- 5 ĐƠN ĐĂNG KÝ WEBSITE CUNG CẤP DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
- 6 5. Trường hợp không đăng ký website với Bộ công thương bị xử phạt như thế nào?
1. Các Website bắt buộc phải đăng ký với Bộ Công thương:
1.1. Sàn giao dịch thương mại điện tử:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 3
Sàn giao dịch thương mại điện tử bao gồm những hình thức hoạt động như sau:
– Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ.
– Website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ.
– Website có chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ.
– Các loại website khác được quy định bởi Bộ Công thương.
Và khi cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử, thương nhân, tổ chức sẽ phải chịu trách nhiệm đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định, và sau đó sẽ phải tiến hành công bố các thông tin đã đăng ký trên trang chủ website.
1.2. Website khuyến mại trực tuyến:
Website khuyến mại trực tuyến được hiểu là một website thương mại điện tử được thiết lập bởi các thương nhân, tổ chức nhằm mục đích thực hiện các khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác trên cơ sở điều khoản được thỏa thuận trong các hợp đồng dịch vụ khuyến mại.
(theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP).
Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 41 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến là trách nhiệm bắt buộc của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ.
1.3. Website đấu giá trực tuyến:
Theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, Website đấu giá trực tuyến được hiểu là một loại hình website thương mại điện tử cung cấp giải pháp nhằm mục đích cho phép thương nhân cũng như các cá nhân, tổ chức có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó tuy không phải là chủ sở hữu của website.
Đồng thời, việc đăng ký website đấu giá trực tuyến là quy định bắt buộc căn cứ tại Khoản 1 Điều 46 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
2. Điều kiện để được thiết lập website:
Tổ chức, thương nhân có nhu cầu thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải bao gồm những điều kiện cụ thể như sau:
Một là, phải là thương nhân, tổ chức có ngành nghề kinh doanh hoặc chức năng, nhiệm vụ phù hợp.
Hai là, đảm bảo có website với tên miền hợp lệ cũng như phải tuân thủ đầy đủ quy định quản lý thông tin trên internet.
Ba là, phải có đề án cung cấp dịch vụ, nội dung bao gồm:
– Nêu rõ mô hình tổ chức hoạt động:
+ Hoạt động cung cấp dịch vụ.
+ Hoạt động xúc tiến.
+ Hoạt động tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến.
– Cấu trúc, tính năng và các mục thông tin chủ yếu trên website cung cấp dịch vụ.
– Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ.
Bốn là, phải đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký thiết lập website với Bộ Công thương:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
– Đơn đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (theo Mẫu TMĐT-1 tại Phụ lục ban hành kèm theo
– Đối với tổ chức cần có quyết định thành lập (bản sao).
– Đối với thương nhân cần có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư (bản sa).
– Đề án cung cấp dịch vụ.
– Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
– Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ, các điều kiện giao dịch chung.
– Các tài liệu khác nếu có.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết yêu cầu:
Thương nhân, tổ chức đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.
– Tiến hành đăng nhập và kê khai thông tin:
+ Tên thương nhân, tổ chức.
+ Số đăng ký kinh doanh của thương nhân, số quyết định thành lập của tổ chức.
+ Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động.
+ Thông tin địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức.
+ Các thông tin liên hệ.
Thương nhân, tổ chức nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc.
– Trường hợp thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, thương nhân, tổ chức được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiến hành đăng ký tiếp.
– Trường hợp đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung thông tin thì thương nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo đúng yêu cầu.
Bước 3: Thực hiện đăng ký website:
Thương nhân, tổ chức khai báo thông tin theo mẫu và đính kèm hồ sơ đăng ký.
Bước 4: Giải quyết và nhận kết quả:
Thương nhân, tổ chức nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký trong thời gian 07 ngày làm việc, cụ thể là:
– Xác nhận hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ:
Thương nhân, tổ chức gửi về Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin bộ hồ sơ đăng ký hoàn chỉnh bằng bản giấy.
– Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ hoặc cần phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ:
Khi đó thương nhân, tổ chức quay về tiến hành khai báo lại hoặc bổ sung thông tin theo đúng quy định.
4. Mẫu đơn đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐĂNG KÝ WEBSITE CUNG CẤP DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Kính gửi: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin – Bộ Công Thương
1. Tên thương nhân, tổ chức sở hữu website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử:
– Tên đăng ký:
– Tên giao dịch:
2. Số, ngày cấp, nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với thương nhân) hoặc Quyết định thành lập (đối với tổ chức):
Loại Giấy chứng nhận/Quyết định thành lập:
Số: Ngày cấp: Nơi cấp:
3. Tên và chức danh người đại diện thương nhân/tổ chức: ………
4. Tên và chức danh người chịu trách nhiệm đối với website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử:
5. Tên miền Internet của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: ………
6. Loại hình dịch vụ cung cấp trên website:
□ Dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử
□ Dịch vụ khuyến mại trực tuyến
□ Dịch vụ đấu giá trực tuyến
□ Dịch vụ khác (đề nghị nêu rõ: ………….)
7. Các loại hàng hóa hoặc dịch vụ chủ yếu được giao dịch trên website:
□ Hàng điện tử, gia dụng □ Máy tính, điện thoại, thiết bị văn phòng □ Ô tô, xe máy, xe đạp □ Thời trang, mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe □ Công nghiệp, xây dựng □ Thiết bị nội thất, ngoại thất □ Bất động sản | □ Sách, văn phòng phẩm □ Hoa, quà tặng, đồ chơi □ Thực phẩm, đồ uống □ Dịch vụ lưu trú và du lịch □ Dịch vụ việc làm □ Dịch vụ khác □ Hàng hóa khác |
8. Đơn vị cung cấp dịch vụ Hosting: ………
9. Số nhân viên quản lý, giám sát các hoạt động của website:
10. Địa chỉ trụ sở: ………
Điện thoại: Fax: Email:
Nơi nhận: | CHỮ KÝ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT |
5. Trường hợp không đăng ký website với Bộ công thương bị xử phạt như thế nào?
– Theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, với hành vi thương nhân, tổ chức không thực hiện đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định thì mức xử phạt sẽ là từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
– Ngoài ra, thương nhân, tổ chức còn bị xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.