Các vấn đề nào Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân?
Theo quy định của pháp luật quy định về việc công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trung cầu ý dân. Theo đó, trong quá trình trưng cầu ý dân thì những vấn đề nào mà Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân. Vậy các vấn đề nào Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Các vấn đề nào Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân”.
Luật sư
– Cơ sở pháp lý: Luật trưng cầu ý dân 2015.
1. Các vấn đề nào Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân?
– Trong thực tiễn quản lý nhà nước, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và trách nhiệm đã không ngừng tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội dưới các hình thức phong phú và hiệu quả như trực tiếp bầu đại biểu của mình vào các cơ quan đại diện, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động của các cơ quan đại diện cũng như các cơ quan nhà nước khác, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn bản pháp luật quan trọng, trong đó có dự thảo Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, tham gia kiểm tra hoạt động của bộ máy nhà nước và cán bộ, công chức.
Trưng cầu ý dân là một trong những cách thức thực hiện dân chủ trực tiếp, một trong những hình thức cao của việc nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội bởi thông qua quá trình này người dân có điều kiện thể hiện quan điểm của mình đối với một vấn đề chính trị xã hội quan trọng, được quyền bày tỏ ý kiến đồng ý hay không đồng ý và cơ quan nhà nước có trách nhiệm căn cứ vào đó để ban hành quyết định tương ứng.
Trưng cầu ý dân là sự kiện trọng đại trong đời sống chính trị của một xã hội dân chủ có tổ chức cho nên đòi hỏi phải được tiến hành trên cơ sở văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao và với sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Tại Điều 6 Luật trưng cầu ý dân 2015 quy định về các vấn đề trưng cầu ý dân, theo đó, Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định trưng cầu ý dân về những vấn đề như sau:
– Thứ nhất, Quốc hội xem xét toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp theo quy định của pháp luật.
– Thứ hai, Quốc hội xem xét, quyết định về những vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia, và những vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước, ngoài ra, Quốc hội còn có thẩm quyền xem xét, quyết định về những vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước.
– Về nội dung trưng cầu ý dân: nội dung trưng cầu ý dân thường là vấn đề sửa đổi hiến pháp, những vấn đề liên quan đến lãnh thổ, lãnh hải, điều chỉnh địa giới hành chính, tham gia hoặc rút ra khỏi các tổ chức quốc tế…, trong đó các vấn đề về sửa đổi hiến pháp giữ vị trí đặc biệt quan trọng.
– Tại Điều 17 Luật trưng cầu ý dân 2015 quy định về những vấn đề mà Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân, theo đó, Quốc hội có thẩm quyền xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân theo những trình tự, thủ tục như sau:
+ Bước 1: Đề nghị trưng cầu ý dân: theo đó, đại diện cơ quan có thẩm quyền đề nghị trưng cầu ý dân trình bày
+ Bước 2: Thẩm tra và trình báo cáo thẩm tra: Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
+ Bước 3: Thảo luận: Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, đề nghị trưng cầu ý dân được thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội, Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về đề nghị trưng cầu ý dân.
+ Bước 4: Giải trình những vấn đề: trong quá trình thảo luận, đại diện cơ quan đã đề nghị trưng cầu ý dân có thể giải trình về những vấn đề liên quan mà đại biểu Quốc hội nêu.
+ Bước 5: Biểu quyết thông qua nghị quyết về trưng cầu ý dân: Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết của Quốc hội về trưng cầu ý dân và báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết sau khi đề nghị trưng cầu ý dân được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến.
– Theo đó, nghị quyết của Quốc hội về trưng cầu ý dân phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành và nghị quyết của Quốc hội về trưng cầu ý dân được công bố theo quy định của pháp luật.
Một số quốc gia coi và sử dụng trưng cầu ý dân như là một trong những công cụ quan trọng để ban hành quyết định. Có nước quy định trưng cầu ý dân là điều kiện tiên quyết để sửa đổi Hiến pháp như Ôxtralia; có nước quy định hầu như tất cả các quyết định mang tầm cỡ quốc gia đều có thể đưa ra trưng cầu ý dân như Thuỵ Sĩ; một số nước sử dụng trưng cầu ý dân để giải quyết vấn đề thống nhất hay ly khai như Na uy, Icelend…; có nước dùng trưng cầu ý dân để phê chuẩn chương trình cải cách như Tây Ban Nha… Nghiên cứu thực tiễn tổ chức trưng cầu ý dân ở các quốc gia khác nhau trên thế giới cho thấy một lĩnh vực mà việc trưng cầu ý dân được sử dụng tương đối thường xuyên và luôn tỏ ra hữu ích là việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.
– Quyền quyết định trưng cầu ý dân và trách nhiệm tổ chức trưng cầu ý dân:
– Theo pháp luật hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền sáng kiến trưng cầu ý dân. Theo quy định của pháp luật thì Quốc hội quyết định việc trưng cầu ý dân. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng quy định cơ quan có trách nhiệm tổ chức trưng cầu ý dân là Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
– Nghiên cứu thực tiễn tiến hành trưng cầu ý dân ở một số quốc gia khác nhau chúng tôi thấy có những cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức trên phạm vi cả nước, cũng có những cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức ở phạm vi một bang, một vùng lãnh thổ hoặc một tỉnh… tuỳ thuộc vào nội dung và phạm vi tác động của vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân.
– Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành đã trích dẫn trên đây thì chúng tôi nhận thấy dường như có sự chú trọng đến trưng cầu ý dân trên phạm vi cả nước hơn là trưng cầu ý dân trên phạm vi một địa phương nhất định bởi chỉ Quốc hội mới có quyền quyết định việc trưng cầu ý dân. Bên cạnh việc trưng cầu ý dân trên phạm vi cả nước nên chăng quy định về trưng cầu ý dân trên phạm vi tỉnh hoặc vùng lãnh thổ. Theo chúng tôi, tổ chức trưng cầu ý dân trên phạm vi tỉnh thì đơn giản hơn còn nếu tiến hành trưng cầu ý dân trên phạm vi vùng lãnh thổ thì sẽ phải thành lập cơ quan lâm thời để tiến hành những hoạt động mang tính tổ chức phục vụ công tác này.
Trong trường hợp pháp luật quy định khả năng tổ chức trưng cầu ý dân trên phạm vi tỉnh thì cũng cần trao cho hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyền sáng kiến trưng cầu ý dân hoặc chí ít thì cũng là quyền kiến nghị với Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội về vấn đề này.
3. Tuyên truyền cho nội dung trưng cầu ý dân
Một trong những mục tiêu chủ yếu của quá trình dân chủ hoá là khuyến khích các tầng lớp nhân dân tham gia đối thoại công khai với các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước. Đây cũng là điều kiện quan trọng để chính quyền có thể đưa ra các quyết định tối ưu, đáp ứng một cách đầy đủ nhất đòi hỏi của quản lý nhà nước, quản lý xã hội và lợi ích chính đáng của tổ chức, công dân. Một khi tham gia đóng góp ý kiến vào việc sửa đổi hiến pháp và quyết định các vấn đề quan trọng khác của đất nước là quyền cơ bản của công dân thì việc cung cấp cho họ thông tin và kiến thức cần thiết để họ có thể lựa chọn phương án đúng là trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, Nước ta chủ yếu là nước nông nghiệp, đa phần dân cư sống ở nông thôn – nơi mà điều kiện cập nhật thông tin còn hạn chế nên việc tuyên truyền càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bên cạnh các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước có thể động viên giới chuyên môn, các nhà khoa học, các tổ chức xã hội… tham gia tuyên truyền cho nội dung vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân. Chi phí cho tuyến truyền chủ yếu lấy từ ngân sách nhà nước, ngoài ra cũng có thể động viên các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội đóng góp thêm.