Thuế nhập khẩu là một trong những loại thuế quan trọng, được nhà nước đánh trực tiếp vào mặt hàng được sản xuất từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì các ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với dự án đầu tư được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với dự án đầu tư:
Trước hết, thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu từ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thủ đánh vào hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài. Theo đó, khi hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện vận tải đến cửa khẩu biên giới quốc gia thì cán bộ hải quan sẽ tiến hành thủ tục kiểm tra hàng hóa, tính số thuế nhập khẩu cần nộp theo quy định của pháp luật. Mục đích của thuế nhập khẩu đó là tăng ngân sách nhà nước và bảo hộ cho thị trường trong nước, bảo đảm cho sự cạnh tranh lành mạnh. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của
– Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân là chủ hàng hóa nhập khẩu;
– Tổ chức nhận ủy thác nhập khẩu hàng hóa;
– Cá nhân có hàng hóa nhập khẩu khi thực hiện thủ tục nhập cảnh hoặc nhận hàng ở biên giới Việt Nam;
– Đại lý làm thủ tục hải quan được ủy quyền nộp thuế nhập khẩu;
– Các ngân hàng và tổ chức tín dụng nộp thuế nhập khẩu thay theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên trên thực tế, ưu đãi về thuế nhập khẩu cũng được đặt ra đối với nhiều dự án đầu tư. Vì vậy, trong một số trường hợp nhất định thì dự án đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Luật thuế xuất nhập khẩu năm 2016 có quy định về việc miễn thuế nhập khẩu. Theo đó:
– Hàng hóa xuất nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài sẽ được hưởng quyền ưu đãi thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật, miễn trừ thuế nhập khẩu tại Việt Nam trong định mức phù hợp với điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất nhập cảnh, hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích bán tại các cửa hàng miễn thuế trong lãnh thổ Việt Nam;
– Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho các tổ chức và cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại;
– Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh mục hàng hóa trong định mức để phục vụ cho hoạt động sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới đó;
– Hàng hóa được miễn thuế xuất nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Hàng hóa có giá trị hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu;
– Nguyên vật liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công các sản phẩm xuất khẩu … và một số trường hợp cơ bản khác.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Luật thuế xuất nhập khẩu năm 2016 có quy định về vấn đề giảm thuế nhập khẩu. Theo đó:
– Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, bị mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì các loại hàng hóa đó sẽ được giảm thuế nhập khẩu;
– Giảm thuế nhập khẩu cần phải tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu bị hư hỏng, bị mất mát toàn bộ thì sẽ không cần phải nộp thuế nhập khẩu;
– Thủ tục giảm thuế nhập khẩu sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Thông qua quy định nêu trên, ưu đãi thuế nhập khẩu đối với dự án đầu tư sẽ bao gồm:
– Doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại khu kinh tế sẽ được miễn thuế nhập khẩu đối với các loại hàng hóa căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Luật thuế xuất nhập khẩu năm 2016;
– Được giảm thuế đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan tuy nhiên bị mất mát, hư hỏng và được tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì sẽ được giảm thuế;
– Mức giảm thuế nhập khẩu sẽ tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa, nếu hàng hóa hư hỏng mất mát toàn bộ thì hàng hóa đó sẽ được miễn thuế nhập khẩu.
2. Các hình thức ưu đãi đầu tư bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022 có quy định về các hình thức ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư. Bao gồm:
– Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn so với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thông thường có thời hạn/hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và các hình thức ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Miễn thuế nhập khẩu đối với các loại hàng hóa nhập khẩu để tạo ra tài sản cố định, các nguyên vật liệu, vật tư linh kiện để nhập khẩu để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất nhập khẩu;
– Miễn tiền sử dụng đất, giảm tiền sử dụng đất, miễn tiền thuê đất hoặc giảm tiền thuê đất, miễn thuế sử dụng đất hoặc giảm thuế sử dụng đất;
– Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ trong quá trình tính thu nhập chịu thuế.
Như vậy, dự án đầu tư có thể được hưởng rất nhiều hình thức ưu đãi đầu tư khác nhau theo quy định của pháp luật thuế và pháp luật đầu tư, trong đó có thuế xuất nhập khẩu.
3. Điều chỉnh vốn thực hiện dự án đầu tư như thế nào?
Trước hết, pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về các dự án đầu tư. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022 có quy định về dự án đầu tư. Theo đó, dự án đầu tư là khái niệm để chỉ tập hợp để xuất bỏ vốn trung hạn/hoặc đề xuất bỏ vốn dài hạn hướng tới mục tiêu tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên một địa bàn cụ thể và trong một khoảng thời gian xác định. Có nhiều loại hình dự án đầu tư khác nhau. Có thể kể đến một số loại dự án đầu tư như sau:
– Dự án đầu tư mở rộng. Đây được xác định là dự án đầu tư phát triển các dự án đầu tư đang trong quá trình hoạt động bằng cách mở rộng quy mô, mở rộng và nâng cao công xuất, đổi mới công nghệ thông tin, giảm thiểu ô nhiễm môi trường hoặc hướng tới mục tiêu cải thiện môi trường;
– Dự án đầu tư mới. Đây là loại hình dự án đầu tư được thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư thực hiện độc lập với dự án đầu tư đang hoạt động trên thực tế;
– Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là khái niệm để chỉ loại hình dự án đầu tư thực hiện ý tưởng dựa trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, khai thác tài sản công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh chóng.
Vấn đề bảo đảm thực hiện dự án đầu tư cũng là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Quy trình và thủ tục điều chỉnh vốn thực hiện dự án đầu tư sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ điều chỉnh vốn thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:
– Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư theo mẫu do pháp luật quy định, trong đó cụ thể là điều chỉnh vốn thực hiện dự án đầu tư;
– Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư tính tới thời điểm điều chỉnh vốn thực hiện dự án đầu tư;
– Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh vốn dự án đầu tư đối với các nhà đầu tư là tổ chức;
– Tài liệu, giấy tờ chứng minh năng lực tài chính của các nhà đầu tư, trong đó bao gồm ít nhất một trong những tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của các nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, giấy tờ bảo lãnh về năng lực tài chính của các nhà đầu tư, giấy tờ tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của các nhà đầu tư.
Bước 2: Nộp hồ sơ. Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Có thể nộp hồ sơ thông qua hình thức trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính. Nhà đầu tư nộp hồ sơ điều chỉnh vốn thực hiện dự án đầu tư trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đến cơ quan đăng ký đầu tư đã cấp giấy chứng nhận trước đó. Cụ thể bao gồm:
– Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp cao, khu kinh tế là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư được thực hiện trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghiệp cao và khu chế xuất;
– Sở kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu công nghiệp cao, khu kinh tế và khu chế xuất;
– Cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự án đầu tư được thực hiện hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành là cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các trường hợp thực hiện dự án đầu tư sau đây: các dự án đầu tư được thực hiện tại hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, các dự án đầu tư được thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp/khu kinh tế hoặc khu công nghệ cao, các dự án đầu tư trong khu công nghiệp/khu kinh tế/khu công nghệ cao tuy nhiên chưa thành lập Ban quản lý công nghiệp hoặc các dự án đó không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ và nhận kết quả. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ điều chỉnh dự án đầu tư. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì sẽ yêu cầu và hướng dẫn nhà đầu tư sửa đổi và bổ sung hồ sơ. Sau thời gian thẩm định, nếu hồ sơ đã hợp lệ, sẽ cấp giấy phép đầu tư ghi nhận thông tin đã điều chỉnh của dự án đầu tư. Trong trường hợp từ chối thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng. Tuy nhiên cần phải lưu ý, thời gian thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn trên giấy chứng nhận đầu tư sẽ kéo dài trong 10 ngày được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016;
–
THAM KHẢO THÊM: