Xử lý tài sản bảo đảm là gì? Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của Bộ luật dân sự?
Các biện pháp bảo đảm đều có mục đích là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ để đáp ứng quyền của bên nhận bảo đảm. Vì vậy, khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi đến hạn thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm. Vậy tài sản bảo đảm được thực hiện trong những trường hợp nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo Bộ luật dân sự”.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
– Cơ sở pháp lý:
1. Xử lý tài sản bảo đảm là gì?
– Xử lý tài sản bảo đảm là việc bên bên nhận bảo đảm thực hiện một trong các phương thức xử lý tài sản bảo đảm mà Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác về giao dịch đã quy định nhằm ứng quyền lợi của mình trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm. Pháp luật về giao dịch bảo đảm đã có quy định về nhiều phương thức khác nhau và cho phép bên nhận bảo đảm có quyền lựa chọn một trong các phương thức đó để xử lý tài sản như: tự nhận tài sản bảo đảm đê khấu trừ nghĩa vụ, tự bán tài sản cho người thứ ba, yêu cầu bán đấu giá tài sản theo trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định.
– Về thủ tục xử lý tài sản bảo đảm: Việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo trình tự sau:
+ Thông báo cho bên bảo đảm về việc xử lý tài sản bảo đảm: Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên xử lý tài sản bảo đảm phải thông báo bằng văn bản cho bên bảo đảm về việc xử lý tài sản bảo đảm và đăng ký thông báo yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm (trong trường hợp đã đăng ký giao dịch bảo đảm). Trong văn bản này phải nêu rõ các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Lý do xử lý tài sản bảo đảm;
+ Giá trị nghĩa vụ được bảo đảm;
+Loại tài sản bảo đảm sẽ xử lý;
+ Thời hạn và địa điểm chuyển giao tài sản bảo đảm. và rất
– Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý : Trong trường hợp tài sản bảo đảo đang do bên bảo đảm
hoặc người thứ ba giữ thì bên xử lý tài sản thông báo bằng văn bản cho một trong những người này về việc yêu cầu chuyển giao tài sản bảo đảm. Nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì bên xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý hoặc yêu cầu tòa án giải quyết. ban old mới tốc độ cũng
Khi thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, bên xử lý tài sản có trách nhiệm:
+ Trong trường hợp người giữ tài sản bảo đảm là người thứ ba thì bên bảo đảm có trách nhiệm phối hợp với người xử lý tài sản thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm. 1
+ Bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải chịu các chi phí hợp lý, cần thiết cho việc thu giữ tài sản bảo đảm; trong trường hợp không giao tài sản để xử lý hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ hợp pháp tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thì phải bồi thường.
+ Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì bên xử lý tài sản có quyền yêu cầu uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và
– Lập biên bản xử lý tài sản bảo đảm.
Biên bản xử lý tài sản bảo đảm phải ghi rõ việc bàn giao, tiếp nhận tài sản bảo đảm, phương thức xử lý tài sản bảo đảm, quyền, nghĩa vụ của các bên và các thoả thuận khác.
Các bên phải thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm bị xử lý tại thời điểm xử lý tài sản và lập
2. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của Bộ luật dân sự?
Tại Điều 299 Bộ luật dân sự 2015 quy định về các trường hợp xử lý tài sản, theo đó, có những trường hợp xử lý tài sản mà pháp luật đã quy định như sau:
+ Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trong trường hợp này, khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ thực hiện mà bên có nghĩa vụ lại không thực hiện hoặc đã thực hiện nhưng lại thực hiện không đúng theo như trong thỏa thuận trước đó, điều này dẫn đến việc tài sản đó phải được xử lý theo một trong các phương thức mà pháp luật đã quy định.
+ Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. Đối với trường hợp này bên có nghĩa vụ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm tuy nhiên việc thực hiện nghĩa vụ này phải được thực hiện trước thời hạn do bên thực hiện nghĩa vị đã vi phạm nghĩa vụ thực hiện do các bên đã thỏa thuận trước đó hoặc theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định khác.
Về việc xử lý tài sản, pháp luật đã quy định về những phương thức xử lý tài sản bảo đả, theo đó có bốn phương thức xử lý tài sản bảo đảm, đó là: bán tài sản bảo đảm; nhận tài sản bảo đảm; nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ bên thứ ba; bán đấu giá tài sản. Về từng phương thức xử lý tài sản đã được pháp luật quy định rất rõ về điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện. Tại Điều 273 Bộ luật dân sự 2015 quy định về xử lý tài sản khi quyền bề mặt chấm dứt. Đối với trường hợp này, việc xử lý tài sản được xử lý như sau: chủ thể quyền bề mặt phải trả lại mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền sử dụng đất theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật khi quyền bề mặt chấm dứt. Việc trả lại mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước bà lòng đất về bản chất là trả lại những thứ vốn có như ban đầu của các chủ thể sau khi quyền bề mặt chấm dứt và đồng thời tranh chấp của các bên cũng chấm dứt. Đối với những tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ thể quyền bề mặt sẽ phải xử lý những tài sản đó của mình trước khi quyền bề mặt chấm dứt (trừ những trường hợp mà pháp luật có quy định khác).
Theo đó, chủ sở hữu quyền bề mặt có thể chọn một trong bốn phương thức xử lý tài sản như: bán tài sản bảo đảm, nhận tài sản bảo đảm, bán đấu giá tài sản, nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ bên thứ ba. Tuỳ vào tình hình thực tế mà chủ thể quyền bề mặt sẽ chọn phương thức xử lý tài sản để phù hợp nhất. Tài sản đó thuộc về chủ thể có quyền sử dụng đất kể từ thời điểm quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản đó nếu chủ thể quyền bề mặt không xử lý tài sản trước khi quyền bề mặt chấm dứt và chủ thể có quyền bề mặt phải thanh toán chi phí xử lý tài sản trong trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản mà phải xử lý tài sản.
– Về việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu: khi Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ra quyết định xử lý thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản thì quyền sở hữu của chủ sở hữu đó đối với tài sản đó sẽ bị chấm dứt. Bởi lẽ tài sản đó đang trong quá trình bị xử lý theo quyết định của Toà án, hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, trừ những trường hợp mà pháp luật có quy định khác về nội dung này. Theo đó, quyền sở hữu đối với tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu chấm dứt tại thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người nhận tài sản đó theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định về việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu không áp dụng đối với tài sản không thuộc diện kê biên theo quy định của pháp luật. Khi tiến hành xử lý loại tài sản này là quyền sử dụng đất thì việc xử lý tài sản sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục, phương thức xử lý theo quy định của pháp luật và để phù hợp, thuận tiện nhất, phù hợp với tình hình thực tế.