Một số quy định về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp? Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh?
Khi thành lập doanh nghiệp, để biết một doanh nghiệp mới được thành lập có hợp pháp hay không thì cần phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là văn bản do Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm cấp cho các doanh nghiệp theo yêu cầu của các doanh nghiệp đó nhằm mục đích quản lý và bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp tại Việt Nam. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Luật sư
1. Một số quy định về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
1.1 Khái niệm giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Theo quy định tại Khoản 15 Điều 4
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước; khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là đã xác lập một tổ chức kinh doanh hay pháp nhân và được bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp.
1.2. Đặc điểm của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau đây:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập doanh nghiệp hợp pháp.
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được lập ra là sự ghi nhận năng lực pháp lý cho một doanh nghiệp, nếu không có loại giấy này thì doanh nghiệp được coi là không tồn tại và hoạt động một cách bất hợp pháp.
– Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ về quyền sở hữu tên doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là loại giấy tờ pháp lý phải có đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp, khác hoàn toàn với giấy đăng ký kinh doanh.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp còn được gọi là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
1.3. Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
Nội dung chủ yếu của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
– Thông tin về tên doanh nghiệp kèm mã số doanh nghiệp.
– Thông tin về địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp.
– Thông tin về họ, tên địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ chứng minh nhân dân, căn cước công dân hay Hộ chiều hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp
– Thông tin về số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
– Thông tin về ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp đăng ký.
1.4. Điều kiện được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
Căn cứ vào điều 28
– Ngành nghề mà các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh không bị pháp luật nghiêm cấm.
– Tên của công ty được thành lập không bị trùng lặp đúng với quy định của pháp luật.
– Các hồ sơ công ty được chứng nhận hợp lệ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Các cá nhân, tổ chức phải nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
– Trụ sở chính của doanh nghiệp phải đúng với địa điểm đăng ký kinh doanh, không gây nhầm lẫn, sai sót, ngoài ra trụ sở chính phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ chính xác, chi tiết bao gồm số nhà, tên ngõ, tên xã, phường,… ngoài ra số điện thoại, số fax hay thư điện tử phải đang còn sử dụng trên thực tế.
1.5. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh? Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ở đâu?
Theo quy định của pháp luật, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được quy định cụ thể như sau::
– Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các loại hình Doanh nghiệp sau đây, cụ thể là:
+ Thứ nhất: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp tư nhận.
+ Thứ hai: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với công ty trách nhiệm Hữu hạn (1 thành viên và 2 thành viên trở lên).
+ Thứ ba: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với công ty Cổ phần.
+ Thứ tư: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với công ty Hợp Danh.
– Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy Ban Nhân Dân cấp Huyện có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh.
1.6. Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh?
Theo quy định tại Điều 26
– Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Đối với trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.
– Trong trường hợp nếu như cơ quan có thẩm quyền từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do từ chối.
– Đối với đăng ký
2. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
2.1. Các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
Những trường hợp bị thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh được pháp luật quy định cụ thể như sau:
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Theo khoản 1 Điều 212 Luật 212 Luật Doanh nghiệp 2020 các doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp cụ thể sau đây:
– Thứ nhất: Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo.
(Thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh không đúng với thực tế hoạt động kinh doanh: giấy tờ pháp lý cá nhân không đúng, trụ sở đăng ký kinh doanh không tồn tại…)
– Thứ hai: Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020.
– Thứ ba: Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
– Thứ tư: Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp 2020 đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản.
– Các trường hợp cụ thể khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh:
Theo khoản 1 Điều 93 Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ, hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp cụ thể sau đây:
– Thứ nhất: Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo.
(Thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh không đúng với thực tế hoạt động kinh doanh: số lượng lao động không đúng như đã đăng ký…)
– Thứ hai: Hộ kinh doanh ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký và Cơ quan thuế.
– Thứ ba: hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề bị cấm.
– Thứ tư: Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập.
– Thứ năm: Hộ kinh doanh không gửi báo cáo theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản.
– Các tường hợp cụ thể khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Cần lưu ý rằng đối với các trường hợp bị Cơ quan nhà nước ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải chính thức chấm dứt hoạt động kể từ ngày được ghi trong quyết định.
2.2. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có được đăng ký lại?
Theo khoản 1 Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có thể được khôi phục tình trạng pháp lý sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp cụ thể sau đây:
– Phòng Đăng ký kinh doanh xác định doanh nghiệp đó không thuộc trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của Cơ quan quản lý thuế đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế nợ thuế trong trường hợp doanh nghiệp chưa chuyển sang tình trạng pháp lý đã giải thể trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Đối với hộ kinh doanh, trong trường hợp nếu có văn bản của Cơ quan quản lý thuế đề nghị hủy bỏ quyết định thu hồi do cưỡng chế nợ thuế thì hộ kinh doanh được khôi phục lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Đối với các trường hợp khác khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, để được kinh doanh trở lại, hộ kinh doanh phải tiến hành thủ tục đăng ký lại theo thủ tục đăng ký thành lập mới hộ kinh doanh.