Hè phố được hiểu là đường trong hoặc trong nội thành, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ, theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Dưới đây là bài phân tích về các trường hợp sử dụng tạm 1 phần hè phố phải xin phép.
Mục lục bài viết
- 1 1. Các trường hợp sử dụng tạm một phần hè phố phải xin phép:
- 1.1 1.1. Trường hợp 1: Tổ chức các hoạt động văn hóa (thể thao, diễu hành, lễ hội), tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước:
- 1.2 1.2. Trường hợp 2: Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa (thể thao, diễu hành, lễ hội):
- 1.3 1.3. Trường hợp 3: Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình:
- 1.4 1.4. Trường hợp 4: Điểm trông, giữ xe có thu phí:
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị cấp phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè:
- 3 3. Quy định về việc xử lý đối với hành vi lấn chiếm lòng lề đường, lấn chiếm vỉa hè:
1. Các trường hợp sử dụng tạm một phần hè phố phải xin phép:
Theo quy định tại Điều 8 Quyết định 32/2023/QĐ-UBND, các trường hợp sử dụng tạm 1 phần hè phố phải xin phép bao gồm:
1.1. Trường hợp 1: Tổ chức các hoạt động văn hóa (thể thao, diễu hành, lễ hội), tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước:
+ Các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép là đối tượng được phép sử dụng vỉa hè.
+ Khi hè phố có chiều rộng dưới 03 (ba) mét, chỉ cho phép sử dụng hè phố tổ chức lắp đặt băng rôn, khẩu hiệu, panô, áp phích, tranh ảnh cổ động, triển lãm phục vụ hoạt động văn hóa, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
+ Thời gian sử dụng vỉa hè sẽ được thực hiện theo giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện nhưng không quá 30 ngày; trường hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp giấy phép sử dụng tạm một phần hè phố.
+ Đơn vị thực hiện sự kiện phải gửi văn bản đề nghị và phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền trước ngày diễn ra hoạt động văn hóa ít nhất là 10 ngày làm việc. Nội dung văn bản đề nghị phải nêu rõ nội dung, chương trình, thời gian sử dụng tạm thời hè phố.
Đơn vị sử dụng hè phố có trách nhiệm thu dọn các phương tiện, thiết bị và hoàn trả hiện trạng đường bộ khi kết thúc hoạt động văn hóa; chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo phương án đã được cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chấp thuận.
1.2. Trường hợp 2: Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa (thể thao, diễu hành, lễ hội):
+ Các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép là đối tượng được sử dụng tạm một phần vỉa hè,
+ Phạm vi và thời gian sử dụng tạm một phần vỉa hè đối với trường hợp này sẽ được thực hiện theo giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện, thời gian không vượt quá 30 ngày.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp phép sử dụng tạm một phần vỉa hè đối với trường hợp trông giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa (thể thao, diễu hành, lễ hội)
1.3. Trường hợp 3: Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình:
+ Tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc công trình thuộc các trường hợp được miễn cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng là đối tượng được phép sử dụng tạm một phần vỉa hè.
+ Phạm vi và thời gian sử dụng của trường hợp này sẽ tuân thủ theo giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện, thời gian từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp giấy phép sử dụng.
1.4. Trường hợp 4: Điểm trông, giữ xe có thu phí:
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành danh mục các tuyến đường có phần hè phố đủ điều kiện bố trí điểm trông, giữ xe có thu phí.
+ Các tổ chức đáp ứng yêu cầu kinh doanh hoạt động trông, giữ xe có thu phí theo quy định là đối tượng được sử dụng tạm một phần vỉa hè.
+ Phạm vi và thời gian sử dụng một phần vỉa hè đối với trường hợp làm điểm trông, giữ xe có thu phí dựa theo giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
+ Cơ quan cấp phép sử dụng đối với trường hợp này là Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……., ngày …. tháng … năm 20….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP SỬ DỤNG TẠM THỜI MỘT PHẦN LÒNG ĐƯỜNG/HÈ PHỐ
Phạm vi (…2…)
Kính gửi: ……(…3…)
Tôi tên là: (đại diện cho) (… 1…) ……..
Địa chỉ thường trú: …………
CMND/CCCD số: ………… do …………. (nơi cấp) ngày … tháng… năm ……
Điện thoại số: …………
1. Đề nghị được tạm thời sử dụng một phần lòng đường/hè phố tại (…5…). Cụ thể:
1.1. Quy mô và phạm vi quản lý, sử dụng:
STT | Vị trí | Phạm vi sử dụng (m) | Diện tích | Thời gian sử dụng | Ghi chú | |
Lòng đường | Hè phố | |||||
Số 1 đường X, phường Y, quận Z |
Đính kèm bản vẽ
1.2. Thời gian bắt đầu từ ngày …tháng … năm … đến hết ngày …tháng … năm …….
2. Tổ chức, cá nhân được cấp:
Tên: …………
Địa chỉ liên hệ: ………….
Số điện thoại: …………..
3. Gửi kèm theo các tài liệu sau:
+ (…6…) (bản chính).
+ (…7…)
(… 1…) cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo lòng đường, hè phố và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; Đồng thời (… 1…) cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, hạn chế ùn tắc giao thông đến mức cao nhất và không gây ô nhiễm môi trường.
(…1…) cam kết sử dụng theo đúng Hồ sơ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận và tuân thủ theo quy định của Giấy phép sử dụng. Nếu việc tạm thời quản lý, sử dụng không thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, (…1…) chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
.….., ngày …tháng…năm…. |
Hướng dẫn ghi trong Đơn đề nghị
(1) Tên cá nhân hoặc người đại diện đứng Đơn đề nghị.
(2) Ghi vắn tắt tên đường, hè phố đề nghị tạm thời sử dụng; ví dụ “Cấp phép tạm thời sử dụng một phần lòng đường từ trước nhà số., đến nhà số… đường…, phường…, quận….”.
(3) Tên cơ quan cấp phép (Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các quận, huyện).
(4) Văn bản chấp thuận chủ trương của cơ quan liên quan có thẩm quyền (đối với các trường hợp phải có); giấy phép xây dựng, sửa chữa công trình dân dụng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
(5) Ghi đầy rõ địa điểm, tên đường/quốc lộ, thuộc địa bàn quận/huyện nào.
(6) Bản vẽ mặt bằng vị trí đề nghị sử dụng.
(7) Các tài liệu liên quan khác.
3. Quy định về việc xử lý đối với hành vi lấn chiếm lòng lề đường, lấn chiếm vỉa hè:
Điều 12
– Đối với các hành vi buôn bán các loại hàng rong, hàng hóa nhỏ lẻ khác ngay trên lòng đường đô thị hoặc trên phần vỉa hè của các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, cá nhân có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, tổ chức có thể bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
– Đối với hành vi sử dụng trái phép phần lòng đường đô thị, hè phố nhằm các mục đích sau đây: đặt, xây bục bệ; họp chợ; bày, bán hàng hóa; kinh doanh dịch vụ ăn uống; sửa chữa các phương tiện, máy móc, thiết bị; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; rửa xe; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ một số hành vi vi phạm khác theo quy định; Dựng lều quán, rạp, cổng ra vào, các loại tường rào, dựng các công trình khác một cách trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ; Chiếm dụng phần lòng đường đô thị hoặc chiếm dụng hè phố có tổng diện tích chiếm dụng dưới 05 m2 hoặc chiếm dụng những phần đường dành cho xe chạy hoặc chiếm dụng phần lề đường của đường ngoài đô thị có diện tích dưới 20 m2 để làm nơi trông xe, giữ xe, cá nhân có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng.
– Đối với hành vi chiếm dụng từ 05 m2 đến dưới 10 m2 đối với diện tích lòng đường đô thị, hè phố hoặc chiếm dụng từ 20 m2 trở lên đối với lề đường của đường ngoài đô thị, phần đường xe chạy để làm nơi trông, giữ xe; Bày, buôn bán các loại vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị hoặc tiến hành sản xuất, gia công hàng hóa trên diện tích lòng đường đô thị, hè phố, cá nhân có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; tổ chức bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng .
– Mức phạt tiền đối với cá nhân từ 6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng, đối với tổ chức từ 12.000.000 đồng – 16.000.000 đồng khi sử dụng diện tích từ 10m2 đến dưới 20m2 để làm nơi trông, giữ xe trên phần lòng đường đô thị hoặc hè phố.
– Khi có hành vi chiếm dụng diện tích từ 20m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe tại lòng đường đô thị hoặc hè phố, cá nhân vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng, đối với tổ chức thì từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Quyết định 32/2023/QĐ-UBND;