Các trường hợp phải bật xi nhan? Đường cong có cần phải bật xi nhan không? Bật/tắt xi nhan bao xa và bao lâu? Cách phân biệt đèn xi nhan với đèn cảnh báo nguy hiểm.
Đèn xi nhan là đèn báo tín hiệu xin đường của các phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp vẫn gặp phải tình trạng không bật đèn xi nhan khi sang đường hay rẽ và dẫn tới hậu quả đáng tiếc.
Theo quy định
Bạn đọc thường đặt ra câu hỏi khi tham gia giao thông: trường hợp nào bắt buộc phải xi nhan? khi đi đường cong có bắt buộc phải xi nhan không? Qua bài viết này, Luật Dương Gia sẽ giải đáp cho bạn
Di chuyển qua vòng xuyến có phải bật xi nhan không?
1. Đèn xi nhan là gì?
Đèn xi nhan là một loại đèn báo hiệu xin đường của các phương tiện giao thông. Việc sử dụng đèn xi nhan đúng cách, đúng lúc không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho người lái xe, hạn chế va chạm mà còn giúp người lái xe tránh bị xử phạt.
2. Thông số ký thuật được quy định như thế nào?
Văn bản Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với mô tô, xe gắn máy quy định theo Thông tư 67/2015/TT-BGTVT về đèn báo rẽ như sau:
“2.8.8. Đèn báo rẽ
2.8.8.1. Xe có vận tốc lớn nhất không nhỏ hơn 20 km/h phải có bốn đèn được lắp thành cặp đặt phía trước và phía sau xe. Riêng với xe có thùng bên, phải có thêm một đèn ở phía trước và một đèn ở phía sau của thùng bên.
2.8.8.2. Đèn phải có ánh sáng màu vàng hổ phách hoặc màu đỏ.
2.8.8.3. Phải nhìn thấy rõ ánh sáng của đèn vào ban ngày ở khoảng cách tối thiểu 30 m từ phía trước và phía sau hoặc có cường độ sáng từ 50 cd đến 860 cd.
2.8.8.4. Bề mặt chiếu sáng của đèn báo rẽ phía trước phải được đặt hướng về phía trước và có khoảng cách tối thiểu giữa hai tâm hình học là 300 mm (250 mm nếu công suất của đèn không nhỏ hơn 8 W). Bề mặt chiếu sáng của đèn báo rẽ phía sau phải được đặt hướng về phía sau và có khoảng cách tối thiểu giữa hai tâm hình học là 150 mm.
2.8.8.5. Chiều cao tâm hình học của đèn tính từ mặt đỗ xe không thấp hơn 350 mm và không cao hơn 1200 mm.
2.8.8.6. Tần số nháy của đèn khi hoạt động là từ 60 đến 120 lần/phút. Thời gian từ khi bật công tắc đến khi đèn sáng không quá 1 giây và thời gian thôi tác dụng không quá 1,5 giây kể từ khi tắt công tắc. Diện tích bề mặt chiếu sáng của mỗi đèn
không nhỏ hơn 7 cm2.
2.8.8.7. Trường hợp từ vị trí người lái không thể trực tiếp nhận biết được sự hoạt động của đèn thì phải trang bị báo hiệu để người lái có thể nhận biết được sự hoạt động của đèn. “
3. Các trường hợp phải bật xi nhan bắt buộc?
Trước khi
Như vậy, trong các trường hợp sau, lái xe bắt buộc phải bật xi nhan nếu không muốn bị “tuýt còi”:
Vậy pháp luật quy định chuyển hướng xe như thế nào?
Điều 15. Chuyển hướng xe
Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
Riêng với ô tô, trường hợp lùi xe, dừng xe, đỗ xe cũng là những trường hợp bắt buộc phải bật xi nhan. Tài xế điều khiển ô tô nên lưu ý điều này.
Như vậy, theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì trước khi chuẩn bị chuyển hướng (rẻ trái hay phải) bạn phải bật đèn xin chuyển hướng để thông báo cho các phương tiện tham gia giao thông hai bên hay phía sau bạn biết để chủ động nhường đường hoặc tránh đường cho bạn chuyển hướng.
Tuy nhiên, theo khuyến nghị của Cục Cảnh sát giao thông, tài xế nên bật đèn xi nhan để báo hiệu cho phương tiện khác khi:
Những trường hợp này, người điều khiển phương tiện bật xi nhan sẽ đảm bảo an toàn cho bản thân và cho người khác. Nếu không bật cũng không bị xử phạt.
- Khi đi qua vòng xuyến: Về cơ bản theo nguyên tắc vào trái, ra phải nghĩa là khi vào vòng xuyến thì xi nhan trái, khi ra khỏi thì xi nhan phải.
- Khi đi theo đường cong: Người điều khiển phương tiện giao thông cua theo đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) thì vẫn xem là đang đi trên một đoạn đường thẳng, theo một hướng, không hề gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông phía sau hoặc chiều ngược lại thì không bắt buộc bật đèn tín hiệu.
- Khi lùi theo đường cong, ví dụ như lùi vào ngõ: Phải bật tín hiệu như khi tiến vì lúc đó muốn chuyển hướng xe.
- Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường, Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần xi nhan
Hiện nay chưa có quy định cụ thể về khoảng cách bao xa trước khi cho xe chuyển hướng thì được phép bật đèn xi nhan. Việc này đã gây ra nhiều bất cập trong thực tiễn áp dụng. Có rất nhiều người bật hoặc tắt xi nhan quá sớm/quá muộn thường bị cảnh sát giao thông bắt lỗi, xử phạt. Người bị xử phạt lỗi đèn xi nhan thì không đồng tình là mình vi phạm, bật hoặc tắt xi nhan không hợp lý thì gây hiểu lầm giữa những người tham gia giao thông với nhau, thậm chí có thể gây nên tai nạn giao thông.
Thông thường để đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông khác thì đối với xe gắn máy, cách chỗ rẽ tầm 10 – 15m thì sẽ bắt đầu bật xi nhan, đối với xe ô tô thì khoảng cách này ở tầm 30m, sau khoảng 5 – 10m thì tắt xi nhan.
4. Bật/tắt xi nhan bao xa và bao lâu?
Luật an toàn giao thông không quy định về khoảng cách xi nhan trước khi chuyển hướng. Thế nhưng, nhằm đảm bảo an toàn, để người phía sau nhận định được hướng di chuyển của xe trước và giảm thiểu tai nạn giao thông thì người điều khiển phương tiện giao thông nên bật xi nhan trước khoảng 25-30m và sau khi rẽ, duy trì thêm 5-10m.
5. Mức xử phạt đối với xe không xi nhan
- Mức xử phạt lỗi không xi nhan xe ô tô
Lỗi không bật xi nhan của xe ô tô được chia thành hai trường hợp đó là: lỗi chuyển làn không xi nhan và lỗi chuyển hướng không xi nhan.
Đối với trường hợp chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ, điểm c Khoản 3 Điều 5
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
Đối với lỗi chuyển làn không xi nhan trong trường hợp phương tiện điều khiển là xe ô tô thì điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này;”
Vì bạn trình bày là bạn chuyển hướng rẽ phải nhưng không bật đèn xi nhan, cho nên trường hợp của bạn sẽ thuộc về lỗi chuyển hướng không xi nhan đối với xe ô tô và bạn sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt như sau:
Bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1000.000 đồng;
Nếu chuyển hướng (rẽ phải, rẽ trái) không xi nhan mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy pháp lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
- Mức xử phạt lỗi không xi nhan xe máy
Tương tự với xe ô tô, lỗi không bật đèn xi nhan của xe máy cũng được chia thành hai trường hợp là: lỗi chuyển làn không xi nhan và lỗi chuyển hướng không xi nhan.
Đối với trường hợp chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ, điểm a Khoản 3 Điều 6
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
Đối với lỗi chuyển làn không xi nhan trong trường hợp phương tiện điều khiển là xe máy thì điểm i Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;
Cả hai lỗi trên Nghị định 100/2019/NĐ-CP đều không áp dụng thêm hình phạt bổ sung vì vậy khi vi phạm những lỗi này người vi phạm chỉ bị xử phạt tiền theo quy định với mức phạt:
100.000 – 200.000 đối với lỗi chuyển làn không xi nhan
400.000 – 600.000 đối với lỗi chuyển hướng không xi nhan
Như vậy, nếu con của bạn đi xe máy và không bật xi nhan đèn khi chuyển làn thì sẽ bị lực lượng chức năng xử phạt tiền với mức xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Pháp luật không quy định thêm về các hình thức xử phạt bổ sung đối với trường hợp này.
6. Cách phân biệt đèn xi nhan với đèn cảnh báo nguy hiểm
Đèn xi nhan và đèn cảnh báo nguy hiểm (đèn khẩn cấp) là 2 đèn thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau. Mặc dù 2 đèn này có chức năng hoàn toàn khác nhau nhưng chúng lại dùng cùng 1 loại đèn.
Thực tế hiện vẫn còn nhiều bác tài không biết, hoặc cố tình không hiểu, mà dùng sai chức năng của đèn cảnh báo nguy hiểm.
Đèn cảnh báo nguy hiểm có hình tam giác màu vàng, tiếng Anh gọi là hazard light. Đèn này có chức năng để cảnh báo các phương tiện xung quanh nếu xe các bác bị gặp sự cố không đi nhanh được, hoặc phải dừng ở nơi cấm dừng, hoặc cảnh báo có nguy hiểm phía trước. Và đương nhiên, đèn cảnh báo không phải để xi nhan khi muốn đi thẳng qua ngã tư.
Khi qua ngã tư hoặc đi thẳng trong điều kiện bình thường mà bật đèn hazard, những người khác đi bên cạnh xe sẽ không nhìn thấy đèn phía kia và tưởng tài xế xin rẽ. Do đó, nếu muốn đi thẳng, các bạn nên quan sát đường và không bật xi nhan.