Ngoại tình là gì? Ngoại tình bị xử phạt như thế nào? Các trường hợp ngoại tình không bị xử phạt?
Ngoại tình là hành vi thường xuyên xảy ra trên thực tế. Đây là hành vi được coi là vi phạm đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Mọi người vẫn thường nghĩ ngoại tình chắc chắn sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Bài viết sau đây, luật Dương Gia sẽ chỉ ra cho các bạn các trường hợp ngoại tình nhưng không bị xử phạt mới nhất.
Cơ sở pháp lý:
–
– Bộ luật hình sự 2015;
– Nghị định 82/2020/NĐ-CP hướng dẫn xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình;
–
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Ngoại tình là gì?
“Ngoại tình” là từ mọi người thường dung trong cuộc sống hàng ngày để chỉ việc một người đang trong một mối quan hệ vợ chồng nhưng lại có tình cảm với người khác, hay còn gọi là sự phản bội. Hiện không có văn bản nào quy định khái niệm ngoại tình là gì? Tuy nhiên, Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5
“Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”
Như vậy, có thể hiểu rằng việc ngoại tình hay nói cách khác là chung sống với nhau như vợ chồng với một người khác trong khi đang có quan hệ hôn nhân với vợ/ chồng của mình là một hành vi vi phạm pháp luật. Ngoại tình vừa là sự phản bội về tinh thần, tình cảm vừa là một hành vi vi phạm pháp luật. Ngày nay, trong xã hội hành vi ngoại tình ngày càng nhiều, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ngoại tình nhưng chủ yếu vẫn là do quan điểm sống, cách sống và nhận thức có sự thay đổi nhiều so với các thế hệ trươc. Con người ta dần xem việc ngoại tình như là một điều hiển nhiên, phổ biến trong xã hội, người này làm được thì người kia cũng làm được, thậm chí là đua đòi, học theo nhau ngoại tình.
Để giải thích rõ hơn khái niệm ngoại tình hay chính xác là việc chung sống với nhau như vợ chồng với người khác khi đã có vợ/chồng theo quy định của pháp luật thì chúng tôi xin đưa ra một căn cứ nữa, theo quy định tại khoản 3.1 Điều 3
Tóm lại, ngoại tình theo quy định của pháp luật là việc một cá nhân đã có vợ hoặc chồng, đăng ký kết hôn đúng quy định nhưng lại đi chung sống như vợ chồng với một người khác, mà việc chung sống như vợ này phải là thường xuyên qua lại ăn ở với nhau như một gia đình hoặc có con chung với nhau và được người dân sống xung quanh thừa nhận họ như một cặp vợ chồng, một gia đình. Ngoại tình là một hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể là vi phạm luật hôn nhân gia đình 2014.
2. Ngoại tình bị xử phạt như thế nào?
Như đã nêu ở trên ngoại tình là hành vi vi phạm pháp luật. Mà đã vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý. Pháp luật Việt Nam luôn quy định các hành vi vi phạm sẽ đi kèm theo các chế tài xử lý và hành vi ngoại tình cũng vậy. Tùy theo mức độ, nặng nhẹ mà sẽ có các hình thức xử lý khác nhau:
Ngoại tình có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể theo quy định tại điều 59 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP hướng dẫn xử phạt hành chính đối với trường hợp ngoại tình như sau:
“Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ”.
Theo quy định này, có thể hiểu chỉ cần có hành vi ngoại tình mà bị phát hiện và cung cấp đầy đủ bằng chứng, tài liệu chứng minh thì người vi phạm có thể bị phạt tiền với mức cao nhất là 5 triệu đồng. Trước đây, quy định của pháp luật về vấn đề xử phạt này còn khá nhẹ tay với mức chỉ từ 1 – 3 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay mức phạt đã tăng lên gần như gấp đôi, nhằm thể hiện sự dăn đe của nhà nước trong vấn đề này.
Tuy nhiên, việc xử phạt vi phạm hành chính cũng không thể làm cho các đối tượng có điều kiện kinh tế lo sợ, vì vậy pháp luật đã có quy định rằng ngoại tình cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp để lại hậu quả nghiêm trọng, cụ thể căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 182 Bộ luật hình sự 2015:
“Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1.Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó”.
Như vậy, theo quy định trên có thể thấy, nếu một người ngoại tình tức là chung sống với nhau như vợ chồng với một người khác dẫn đến các hậu quả như làm cho người vợ hoặc chồng đang chung sống phải đưa ra quyết định ly hôn hoặc thậm chí họ tự sát hoặc là khi đã bị xử phạt một lần rồi nhưng vẫn tiếp tục vi phạm và duy trì mối quan hệ bất chính đó thì người ngoại tình có thể lãnh mức án cao nhất lên tới 03 năm tù giam.
“Cái giá phải trả” cho việc ngoại tình chưa bao giờ là “rẻ”, có người thì mất vợ/ chồng, con cái, gia đình; có người thì mất cả công việc và danh dự, uy tín của mình bởi xã hội này dù có “ thoáng” đến đâu thì cũng chưa công nhận việc ngoại tình, sức ép của dư luận, sự đánh giá, lên án của xã hội khiến cho những người ngoại tình mất nhiều hơn được; kèm theo đó là sự đối mặt với án tù giam theo quy định của pháp luật..
3. Các trường hợp ngoại tình không bị xử phạt:
Mặc dù quy định của pháp luật có nhiều chế tài xử phạt đối với hành vi ngoại tình là vậy, tuy nhiên trên thực tế người ta vẫn ngoại tình rất nhiều. Vậy có trường hợp nào ngoại tình mà không bị xử phạt hay không? Cùng luật Dương Gia tìm hiểu các trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Ngoại tình nhưng không có đủ có bằng chứng thì không bị xử phạt
Khi phát hiện một người ngoại tình, dù biết rõ người đó làm những gì, cư xử ra sao nhưng nếu như không có chứng cứ chứng minh việc họ phạm tội thì cũng không thể có căn cứ để xử phạt hành chính hoặc xử phạt truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đó được. Bởi vì theo nguyên tắc thì việc chứng minh người vi phạm là trách nhiệm của cơ quan chức năng, trách nhiệm của người tố cáo, tố giác, người có quyền và lợi ích liên quan… Do vậy, chưa có bằng chứng cụ thể thì chưa thể xử phạt được. Như vậy, khi phat hiện vợ hoặc chồng của mình ngoại tình thì nên bình tĩnh để thu thập các bằng chứng, chứng cứ đầy đủ theo quy định của pháp luật thì mới nên là đơn tố cáo, tố giác tội phạm ra cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp 2: Ngoại tình nhưng lại chưa đủ cấu thành tội phạm
Ngoại tình theo mọi người hiểu một cách thông thường là sự phản bội, nhắn tin, chụp ảnh, quan hệ tình dục với nhau,… nhiều người chỉ thu thập được những tin nhắn yêu đương, hẹn hò hoặc những bức ảnh chứng minh họ đã ăn ngủ với nhau đã trình báo lên cơ quan công an để xử lý. Tuy nhiên, nếu chỉ có những hành vi như vậy thì chưa đủ cấu thành tội danh theo quy định của pháp luật. Như đã nêu ở trên, ngoại tình phải là chung sống như vợ chồng với người khác, khi bạn có đủ bằng chứng chứng minh vợ hoặc chồng của mình thường xuyên qua lại ăn ở chung nhà với người khác hoặc giữa họ đã có con chung với nhau hoặc đã chuyển về ở chung, tổ chức đám cưới, được hàng xóm láng giềng xem như là vợ chồng thì bạn mới có thể trình báo ra công an, bởi đó mới là những dấu hiệu cấu thành tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo quy định.
Tóm lại, ngoại tình là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo đúng quy định. Tuy nhiên để một người bị xử lý về hành vi ngoại tình thì người làm đơn tố cáo, tố giác tội phạm phải cung cấp được các tài liệu, chứng cứ chứng minh được người đó có đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội vi phạm chế độ hôn nhân gia đình theo quy định của pháp luật.