Các trường hợp nghỉ hưu trước tuổi vẫn hưởng nguyên lương mới nhất. Điều kiện để hưởng nguyên lương không bị trừ khi về hưu sớm nhiều năm?
Hiện nay, do nhu cầu về sức khỏe, lý do công việc mà nhiều người lao động có nhu cầu nghỉ hưu trước tuổi. Tuy nhiên, họ vẫn còn nhiều vướng mắc về vấn đề này, đặc biệt là trong thời điểm Bộ luật lao động năm 2019 chuẩn bị có hiệu lực có nhiều thay đổi mới về vấn đề này. Vậy những trường hợp nào người lao động được nghỉ hưu trước tuổi mà vẫn được hưởng nguyên lương.
Nội dung tư vấn:
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về độ tuổi nghỉ hưu mới nhất
Hiện nay, theo quy định của pháp Luật lao động năm 2012 tại điều 187 thì độ tuổi nghỉ hưu được xác định như sau:
“Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi”
Tuy nhiên, Theo quy định mới tại Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 thì độ tuổi để được nghỉ hưu được thực hiện như sau:
Độ tuổi nghỉ hưu đối với người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường sẽ điều chỉnh để đảm bảo theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Như vậy để đmả bảo theo lộ trình được đề ra như trên thì kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. Cụ thể bảng lộ trình nghỉ hưu của người lao động được thực hiện như sau:
Lao động nam | Độ tuổi nghỉ hưu | Lao động nữ | Độ tuổi nghỉ hưu |
Năm 2021 | 60 tuổi 3 tháng | Năm 2021 | 55 tuổi 4 tháng |
Năm 2022 | 60 tuổi 6 tháng | Năm 2022 | 55 tuổi 8 tháng |
Năm 2023 | 60 tuổi 9 tháng | Năm 2023 | 56 tuổi |
Năm 2024 | 61 tuổi | Năm 2024 | 56 tuổi 4 tháng |
Năm 2025 | 61 tuổi 3 tháng | Năm 2025 | 56 tuổi 8 tháng |
Năm 2026 | 61 tuổi 6 tháng | Năm 2026 | 57 tuổi |
Năm 2027 | 61 tuổi 9 tháng | Năm 2027 | 57 tuổi 4 tháng |
Năm 2028 | 62 tuổi | Năm 2028 | 57 tuổi 8 tháng |
Năm 2029 | 58 tuổi | ||
Năm 2030 | 58 tuổi 4 tháng | ||
Năm 2031 | 58 tuổi 8 tháng | ||
Năm 2032 | 59 tuổi | ||
Năm 2033 | 59 tuổi 4 tháng | ||
Năm 2034 | 59 tuổi 8 tháng | ||
Năm 2035 | 60 tuổi |
Như vậy, người lao động được nghỉ hưu khi đáp ứng điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và đủ tuổi theo đúng lộ trình pháp luật nêu trên, nếu không đảm bảo về độ tuổi thì sẽ bị trừ phần trăm. Vậy những trường hợp nào thì người lao động nghỉ hưu trước tuổi vẫn được hưởng nguyên lương?
2. Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi vẫn được hưởng nguyên lương
2.1 Trường hợp thứ nhất:
Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi là Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
Đối với đối tượng này thì nếu muốn nghỉ hưu trước tuổi thì điều kiện đầu tiên đó là đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, đối với người làm việc trong điều kiện lao động bình thường thì có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu được kê ở bảng trên; trừ trường hợp
Hoặc đối với người làm việc trong điều kiện có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 có thể nghỉ hưu khi ó tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu được liệt kê ở bảng trên
2.2 Trường hợp thứ hai: Có đủ 15 làm công việc khai thác trong hầm lò
Nếu trường hợp người lao động có từ 15 năm làm công việc khai thác trong hầm lò và có đóng bảo hiểm xã hội thì người lao động có thể nghỉ việc khi có tuổi có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu ở điều kiện bình thường theo quy định tại phần 1 của bài viết này.
2.3 Trường hợp thứ ba: Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Nếu người lao động do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao thì có thể được nghỉ hưu khi đáp ứng được điều kiện là đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội
2.4 Trường hợp thứ tư: Là đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế, được hưởng chính sách về hưu theo diện 108 (Nghị định 108/2014/NĐ-CP) khi có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, và căn cứ vào vị trí công tác, nhu cầu tuyển dụng năng lực cá nhân thì có thể được hưởng chế độ tinh giản biên chế khi chưa đủ tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019. Những đối tượng được tinh giản biên chế là:
– Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã;
– Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
– Người làm việc theo chế độ
– Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội làm chủ sở hữu (không bao gồm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động).
– Những người là cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử làm người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước.
– Người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao tại các hội.
2.5 Trường hợp thứ năm: Đối tượng bị suy giảm khả năng lao động
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì những đối tượng bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên có thể được nghỉ hưu trước tuổi mà không vẫn được hưởng nguyên lương. Cụ thể, nếu đảm bảo được đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hôi. thì người lao động sẽ được làm hồ sơ xin nghỉ hưu khi
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%;
b) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.”
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì người lao động vẫn được nghỉ hưu mà không cần đáp ứng điều kiện về độ tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019.
3. Thủ tục hồ sơ xác định mức suy giảm khả năng lao động
3.1 Hồ sơ thủ tục xác định mức suy giảm khả năng lao động
– Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động
– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây:
+ Tóm tắt hồ sơ bệnh án,
+ Giấy xác nhận khuyết tật,
+ Giấy ra viện,
+ Sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp,
+ Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động
– Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định
3.2 Cơ quan thực hiện giám định y khoa
Hội đồng giám định Y khoa tỉnh;
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH Y KHÓA
-Đối với người lao động đóng bảo hiểm bắt buộc
MẪU GIẤY GIỚI THIỆU ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………../GGT | …….1……, ngày ….. tháng ….. năm….. |
GIẤY GIỚI THIỆU
Kính gửi: Hội đồng Giám định y khoa……… 2……..
…………………………….3………………………………..…….. trân trọng giới thiệu:
Ông/ Bà:………………………………………… Sinh ngày…. tháng… năm…..
Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………………………
Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số: …………Ngày cấp:…………… Nơi cấp: …………
Số Sổ BHXH/Mã số BHXH: …………………………4………………………………………………..
Nghề/công việc………………………………………5………………………………………………….
Điện thoại liên hệ: …………………………………………………………………………………………..
Là cán bộ/ nhân viên/ thân nhân của …………………………………………………………………..
Được cử đến Hội đồng Giám định y khoa …………………………………………………………..
để giám định mức suy giảm khả năng lao động:
Đề nghị giám định: ……………………………….6…………………………………………………….
Loại hình giám định: ……………………………..7…………………………………………………….
Nội dung giám định: ……………………………..8……………………………………………………
Đang hưởng chế độ: …………………………….9……………………………………………………
Trân trọng cảm ơn.
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN/ĐƠN VỊ |
Ghi chú: Giấy giới thiệu có giá trị trong vòng ba tháng kể từ ngày ký giới thiệu.
_________________
1 Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ quan, đơn vị giới thiệu đề nghị giám định
2 Tên Hội đồng Giám định y khoa nơi tổ chức đề nghị giám định
3 Tên cơ quan, đơn vị giới thiệu người lao động
4 Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông háo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
5 Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc
6 Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/lại/tổng hợp/phúc quyết.
7 Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng BHXH một lần/hưởng chế độ thai sản
8 Ghi rõ bệnh, tật cần khám giám định theo các giấy tờ điều trị
9 Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể nếu có. Nếu chưa được hưởng chế độ thì ghi: chưa.
– Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYTngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-
GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
Kính gửi:…………………………………………..
Tên tôi là ………………………………………………………….. Sinh ngày….. tháng….. năm……
Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………………………
Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số: ………………. Ngày cấp: ………..Nơi cấp:………..
Số sổ BHXH/Mã số BHXH: ……………………………….. 1………………………………………..
Nghề/công việc …………………………………………….. 2…………………………………………
Điện thoại liên hệ: …………………………………………………………………………………………..
Đề nghị được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động:
Đề nghị giám định: ……………………………….3…………………………………………………….
Loại hình giám định: ……………………………..4 …………………………………………………….
Nội dung giám định: ……………………………..5 ……………………………………………………
Đang hưởng chế độ: …………………………….6 ……………………………………………………
Xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã7 | Người viết giấy đề nghị |
_____________________
1 Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
2 Ghi rõ hiện có đang làm việc trong môi trường có yếu tố gây bệnh nghề nghiệp được đề nghị khám hay không.
Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc.
3 Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/lại/ tổng hợp/phúc quyết.
4 Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng BHXH một lần/hưởng chế độ thai sản.
5 Ghi rõ bệnh, tật cần khám giám định theo các giấy tờ điều trị.
6 Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể nếu có. Nếu chưa được hưởng chế độ thì ghi: chưa.
7 Chỉ áp dụng đối với trường hợp thân nhân của người lao động là người chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị giám định.