Vượt đèn đỏ được coi là lỗi vi phạm giao thông, sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp ngoại lệ, có các trường hợp nào vượt đèn đỏ nhưng không bị xử phạt hay không?
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp nào vượt đèn đỏ nhưng không bị xử phạt?
Thông thường khi thấy tiếng hiệu đèn đỏ thì các phương tiện sẽ bị cấm di chuyển. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ, có quy định rõ ràng về việc nếu như đèn tín hiệu giao thông báo hiệu màu đỏ thì các phương tiện cần phải dừng lại ngay trước vạch dừng. Nếu như phương tiện giao thông nào không dừng thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Ở đoạn đường đó nếu không có vạch dừng thì sẽ phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đang đi, vị trí đặt đèn tín hiệu gần nhất sẽ được coi là vạch dừng. Pháp luật cũng có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ của các phương tiện khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế, mặc dù đen đó được xem là loại đèn báo hiệu các phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng nhưng vẫn có một số trường hợp đặc biệt, các phương tiện điều khiển vẫn được phép tiếp tục hành trình nếu như gặp đèn đỏ. Đây được xem là những trường hợp ngoại lệ mà pháp luật ưu tiên dành cho các phương tiện đặc biệt theo từng trường hợp khác nhau. Có thể kể đến một số trường hợp được phép vượt đèn đỏ mà không bị xử phạt như sau:
Thứ nhất, có hiệu lệnh cho phép tiếp tục di chuyển của người điều khiển phương tiện giao thông. Trong nhiều trường hợp khác nhau, chúng ta dễ dàng bắt gặp trường hợp các lực lượng cảnh sát giao thông cho phép người dân tiếp tục di chuyển mặc dù đèn tín hiệu đang bật màu đỏ vì nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là quá trình quản lý giao thông và tránh tình trạng tắc nghẽn giao thông trong những giờ cao điểm. Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về việc, khi có người điều khiển các phương tiện giao thông thì người tham gia giao thông cần phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển phương tiện giao thông đó. Do đó nếu như các lực lượng chức năng điều khiển phương tiện giao thông có hiệu lệnh cho phép người dân tiếp tục được di chuyển mặc dù đèn tín hiệu giao thông đang bật màu đỏ thì người tham gia phương tiện giao thông vẫn có thể tiếp tục hành trình mà không bị gián đoạn bởi đèn đỏ đó.
Thứ hai, có đèn tín hiệu hoặc biển báo cho phép tiếp tục di chuyển đối với tùy loại phương tiện khác nhau. Khi có đèn tín hiệu ưu tiên hoặc có biển báo phụ cho phép tiếp tục lưu thông thì người tham gia giao thông sẽ được quyền tiếp tục rẽ phải hoặc rẽ trái hoặc đi thẳng mặc dù đèn tín hiệu giao thông đang bật màu đỏ. Trên thực tế chúng ta không khó khăn để bắt gặp được các biệt hiệu “xe máy/ô tô được quyền rẽ phải …”. Thông thường thì các biển phụ sẽ được đặt dưới cột đèn giao thông và nội dung của các biển này sẽ cho phép các phương tiện được quyền rẽ trái hoặc rẽ phải hoặc đi thẳng khi gặp đèn đỏ. Tuy nhiên cần phải lưu ý, cần phải nhường đường cho các phương tiện đi từ các hướng khác đang được phép đi qua và người đi bộ khi họ đang qua đường. Trong trường hợp này thì người dân hoàn toàn có thể tuân theo các biển báo hiệu đó, vượt đèn đỏ trong trường hợp này sẽ không bị coi là vi phạm quy định trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ và cũng không bị xử phạt.
Thứ ba, có vạch kẻ kiểu mắt võng. Căn cứ theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ, vạch kẻ kiểu mắt võng tức là những loại vạch kẻ có màu vàng bao gồm nhiều vạch đan xen với nhau được bố trí ở làm xe trong cùng của đường đi đó. Vạch kẻ kiểu này được sử dụng để báo hiệu cho các đối tượng điều khiển phương tiện giao thông trong quá trình lưu thông trên đường bộ không được dừng phương tiện trong phạm vi phần đường có bố trí và chè để tránh trường hợp ùn tắc giao thông. Trong các khu vực này thì các phương tiện tham gia giao thông đường bộ sẽ không được phép dừng đỗ mà tiếp tục di chuyển cả khi có đèn đỏ.
Thứ tư, xe ưu tiên đang trong quá trình làm nhiệm vụ. Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 thì sẽ ưu tiên trong quá trình đi làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật sẽ không bị hạn chế tốc độ và được phép tiếp tục di chuyển kể cả khi đèn tín hiệu giao thông bật màu đỏ. Có thể kể đến một số phương tiện được xác định là sẽ ưu tiên bao gồm: Xe chữa cháy trong quá trình đi làm nhiệm vụ, xe quân sự và sẽ công an trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp, các đoàn xe dẫn đường có xe cảnh sát đi theo, xe cứu thương đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, xe cứu hộ và các loại xe thực hiện nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai dịch bệnh hoặc các phương tiện đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, vượt đèn đỏ trong một số tình huống đặc biệt. Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định về việc người vi phạm lỗi vượt đèn đỏ sẽ không bị xử phạt trong một số trường hợp cơ bản sau: Vượt đèn đỏ trong tình thế cấp thiết, vượt đèn đỏ do phòng vệ chính đáng, vượt đèn đỏ do sự kiện bất ngờ, vượt đèn đỏ do có sự kiện bất khả kháng, người vi phạm không có năng lực trách nhiệm hành chính, người thực hiện hành vi vượt đèn đỏ chưa đủ tuổi bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, những trường hợp trên đây khi vượt đèn đỏ sẽ không bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
2. Mức xử phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ khi không được phép:
Ngoài những trường hợp nêu trên, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt với lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông căn cứ theo quy định tại
Phương tiện vi phạm | Mức phạt vi phạm | Căn cứ pháp lý | |
Phạt tiền | HÌnh phạt bổ sung | ||
Xe ô tô và các loại xe tương tự | 04 triệu đồng đến 06 triệu đồng | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng | Điểm a khoản 5 và điểm b khoản 11 Điều 5 |
Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự | 800.000 đồng – 01 triệu đồng | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng | Điểm e khoản 4 và điểm b khoản 10 Điều 6 |
Máy kéo, xe máy chuyên dùng | 02 triệu đồng đến 03 triệu đồng | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng | Điểm đ khoản 5 và điểm a khoản 10 Điều 7 |
Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác | 100.000 đồng đến 200.000 đồng | Không quy định | Điểm đ khoản 2 Điều 8 |
3. Quy định về nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ:
Căn cứ theo quy định tại Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về các nguyên tắc trong quá trình hoạt động giao thông đường bộ, cụ thể như sau:
– Hoạt động giao thông đường bộ phải được đảm bảo thông suốt và đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh, cần phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch và từng bước hiện đại đồng bộ phù hợp với quy định của pháp luật, phải gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các hình thức phương thức vận tải khác để đảm bảo quá trình giao thông đường bộ một cách thuận tiện;
– Quản lý hoạt động giao thông đường bộ cần phải được thống nhất dựa trên cơ sở phân công và phân cấp trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền, và phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ban ngành và chính quyền địa phương các cấp với nhau;
– Phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đây cũng được xác định là trách nhiệm của cơ quan tổ chức và toàn thể cá nhân trong xã hội;
– Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ các quy tắc an toàn giao thông đường bộ, phải có ý thức giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác, chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về vấn đề bảo đảm an toàn của các phương tiện giao thông đường bộ;
– Mọi hành vi vi phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ cần phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ;
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.