Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm có Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; các máy móc, thiết bị và các loại hàng hóa, vật tư. Vậy các trường hợp nào loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cháy nổ?
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp nào loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cháy nổ?
Khoản 1 Điều 23 Nghị định 67/2023/NĐ-CP có quy định về đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, Điều này quy định rõ đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:
– Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; các máy móc, thiết bị.
– Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm có cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).
Căn cứ khoản 2 Điều 25 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của những chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng thì các trường hợp dưới đây được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo đúng với những quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy (trừ cơ sở hạt nhân):
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong những trường hợp sau:
– Động đất, núi lửa phun hoặc các biến động khác của thiên nhiên.
– Thiệt hại do các biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội gây ra.
– Tài sản bị đốt cháy, làm nổ theo như quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Tài sản tự lên men hoặc là tự tỏa nhiệt; tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt.
– Sét đánh trực tiếp vào các tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ.
– Các nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ.
– Máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện bị thiệt hại do chịu tác động trực tiếp của việc là chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện, rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh.
– Thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của người được bảo hiểm; do cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy, nổ.
– Thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và những chương trình máy tính.
– Thiệt hại do đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoặc là đốt cháy với mục đích làm sạch đồng ruộng, đất đai.
Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm và chính bên mua bảo hiểm thỏa thuận về các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm dựa trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.
2. Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm cháy nổ:
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện việc xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
– Khi xảy ra tổn thất, bên mua bảo hiểm lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng chính những phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra tổn thất đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ sẽ phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
– Số tiền bồi thường bảo hiểm đối với tài sản bị thiệt hại không vượt quá số tiền bảo hiểm của chính tài sản đó (đã được thỏa thuận và ghi ở trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm) trừ đi mức giảm trừ bảo hiểm quy định tại khoản 3 Điều này.
– Giảm trừ tối đa 20% số tiền bồi thường bảo hiểm trong trường hợp cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ không có thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các kiến nghị ở tại Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền, dẫn đến việc tăng thiệt hại khi xảy ra cháy, nổ.
3. Chế độ quản lý, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc:
– Việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc phải bảo đảm minh bạch, đúng với mục đích theo quy định tại Nghị định số 67/2023/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
– Nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được sử dụng cụ thể như sau:
+ Chi hỗ trợ mua sắm những trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy như sau: Tối đa không quá 65% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của những doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính. Việc mua sắm những trang thiết bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
+ Chi hỗ trợ về việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy, chữa cháy và bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc như sau: Tối đa không quá 15% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của những doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính. Nội dung và mức chi về việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và quyết toán về kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
+ Chi hỗ trợ lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong các hoạt động điều tra nguyên nhân vụ cháy; bồi dưỡng về nghiệp vụ, kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; giám sát việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của những cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ: Tối đa không quá 15% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của những doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính. Nội dung chi, mức chi thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.
+ Chi hỗ trợ khen thưởng thành tích của tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia, phối hợp ở trong công tác phòng cháy, chữa cháy: Tối đa không được quá 5% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính. Trong đó:
++ Chi khen thưởng thường xuyên: Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
++ Chi khen thưởng đột xuất cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia phòng cháy, chữa cháy: Bộ trưởng Bộ Công an sẽ căn cứ thành tích của các tổ chức, cá nhân, nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc quyết định các trường hợp cụ thể được khen thưởng và mức khen thưởng đột xuất.
– Hàng năm, cùng thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, Bộ Công an sẽ lập dự toán thu từ phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, tổng hợp chung vào dự toán của Bộ Công an, gửi cho Bộ Tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn để tổng hợp, theo dõi.
– Việc quản lý và sử dụng kinh phí theo đúng quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn hiện hành. Bộ Công an phải có trách nhiệm xét duyệt, thẩm định quyết toán năm đối với nguồn kinh phí thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho những đơn vị trực thuộc; tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm vào nguồn kinh phí khác được để lại, gửi cho Bộ Tài chính cùng với thời điểm nộp báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước để tổng hợp, theo dõi.
– Số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy cuối năm chưa được sử dụng hết cho từng nội dung quy định trên được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng theo quy định của pháp luật. Sau 5 năm, trường hợp kinh phí đã thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không sử dụng hết, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện rà soát, đánh giá nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, báo cáo đến Chính phủ điều chỉnh tỷ lệ trích nộp cho phù hợp.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
THAM KHẢO THÊM: