Theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ có một số trường hợp khi xuất nhập khẩu được hoàn thuế. Bài viết dứoi đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc về các trường hợp được hoàn thuế xuất nhập khẩu theo quy định hiện hành 2023.
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp hoàn thuế xuất nhập khẩu:
Theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ có một số trường hợp khi xuất nhập khẩu được hoàn thuế. Các trường hợp được hoàn thuế được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016. Theo quy định này thì ta có thể xác định được các trường hợp được hoàn thuế bao gồm:
Một là, trường hợp khi đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng sau đó người nộp thuế lại không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế thì người nộp thuế sẽ được hoàn thuế.
Hai là, trường hợp hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập thì người nộp thuế sẽ được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu. Cụ thể là những hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam hoặc là những hàng hóa xuất khẩu do tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế đã nộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái nhập
Ba là, trường hợp hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất thì người nộp thuế sẽ được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu. Bao gồm các hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất ra nước ngoài bao gồm xuất khẩu trả lại chủ hàng, xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan. Hoặc là hàng hóa nhập khẩu do tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế đã nộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái xuất. Hoặc hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế sau đó bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định. Hoặc hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan được tái xuất ra nước ngoài.
Bốn là, trường hợp hàng hóa đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm mà người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh. Theo đó thì hàng hóa nhập khẩu được hoàn thuế nhập khẩu, bao gồm:Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn, lắp ráp vào sản phẩm xuất khẩu hoặc đóng chung thành mặt hàng đồng bộ với sản phẩm xuất khẩu; linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm xuất khẩu
Năm là, Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất. Theo đó thì người nộp thuế có trách nhiệm tự kê khai, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tỷ lệ mức khấu hao, phân bổ trị giá hàng hóa trong thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kế toán khi đề nghị cơ quan hải quan hoàn thuế để làm cơ sở tính tỷ lệ trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa.
2. Quy định của pháp luật về hoàn thuế xuất nhập khẩu:
2.1. Cơ sở để xác định hàng hóa được hoàn thuế:
Việc hoàn thuế xuất nhập khẩu cũng cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Theo quy định của pháp luật, khi hoàn thuế xuất nhập khẩu cũng cần phải căn cứ vào những tiêu chí hay nói chính xác là phải có sơ sở để hoàn thuế xuất nhập khẩu. Cụ thể là chỉ hoàn thuế xuất nhập khẩu đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa xuất khẩu có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu; tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu hàng hóa, xuất khẩu sản phẩm; tản phẩm xuất khẩu được làm thủ tục hải quan theo loại hình sản xuất xuất khẩu.
Việc hoàn thuế xuất nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện được xác định như sau: Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được hoàn thuế là trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế xuất khẩu.
Bên cạnh đó, việc hoàn thuế cũng cần phải được thực hiện theo trình tự nhất định. Các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc hoàn thuế xuất nhập khẩu phải tiến hành kiểm tra để xác định chính xác số tiền thuế người nộp thuế được hoàn. Ở đây, để xác định thẩm quyền kiểm tra thì có thể xác định như sau, nếu thuộc trường hợp hồ sơ kiểm tra trước, hoàn thuế sau thì trách nhiệm ban hành quyết định kiểm tra là do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi phát sinh số tiền thuế đề nghị. Còn nếu thuộc trường hợp hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì trách nhiệm sẽ do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định thực hiện kiểm tra sau khi hoàn thuế
Cụ thể là cán bộ có thẩm quyền phải thực hiện việc kiểm tra hồ sơ hải quan, hồ sơ hoàn thuế, chứng từ, sổ sách kế toán, chứng từ thanh toán,
Ngoài ra, khi thực hiện việc hoàn thuế xuất nhập khẩu thì cac cơ quan có thẩm quyền pải đảm bảo về thời gian thực hiện. Cụ thể là: trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày thông báo cho người nộp thuế về việc kiểm tra trước khi hoàn thuế theo mẫu cơ quan hải quan phải ban hành Quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế theo mẫu và gửi cho người nộp thuế trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ ngày ký.
Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày gửi quyết định, cơ quan hải quan phải tiến hành kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế. Trước khi tiến hành kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra phải công bố quyết định kiểm tra, lập Biên bản công bố Quyết định kiểm tra theo mẫu với đại diện có thẩm quyền của người nộp thuế;
2.2. Hồ sơ hoàn thuế xuất nhập khẩu:
Hồ sơ hoàn thuế xuất nhấp khẩu phải bao gồm:
Một, Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu theo mẫu
Hai, Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Ba,
Bốn, Báo cáo tính thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu theo mẫu
Năm, Hợp đồng gia công ký với khách hàng nước ngoài
Sáu, Tài liệu chứng minh có cơ sở sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa
2.3. Cách tính tiền thuế nhập khẩu được hoàn:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì số tiền thuế nhập khẩu được hoàn được xác định bằng phương pháp phân bổ theo công thức sau đây:
Số tiền thuế nhập khẩu = (Trị giá sản phẩm xuất khẩu / Tổng trị giá các sản phẩm thu được ) x Tổng số tiền thuế nhập khẩu của nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu
Trong đó: Trị giá sản phẩm xuất khẩu được xác định là số lượng sản phẩm thực xuất khẩu nhân (x) với trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu.
Các văn bản sử dụng trong bài viết:
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016