Xung đột pháp luật là gì? Các trường hợp làm hạn chế quy phạm pháp luật xung đột? Giải quyết xung đột pháp luật? Phạm vi điều chỉnh của quy phạm xung đột trong Bộ luật Dân sự năm 2015?
Quy phạm pháp luật xung đột được nhắc tới trong Tư pháp quốc tế, là theo đó nó thường xảy ra mâu thuẫn với thị trường kinh doanh như trong các lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực xã hội, lĩnh vực y tế, giao thông, giữa giáo dục – văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, lĩnh vực môi trường,.. và có thể thấy các mâu thuẫn và xung đột ở nước ta đều liên quan đến quyền và lợi ích của các bên. Dưới đây là bài viết tham khảo về nội dung quy định về quy phạm pháp luật xung đột.
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Dân sự năm 2015
– Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015
–
– Luật Thương mại năm 2005,
– Luật Đầu tư năm 2014
– Luật Nhà ở năm 2014
1. Xung đột pháp luật là gì?
Quy phạm xung đột là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần phải áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống cụ thể.
2. Các trường hợp làm hạn chế quy phạm xung đột pháp luật
2.1. Bảo lưu trật tự công
-Khi cơ quan có thẩm quyền sử dụng quy phạm xung đột của quốc gia dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài nhưng không áo dụng hệ thống pháp luật nước ngoài đó(mà trên thực tế lẽ ra phải áp dụng) hoặc không thừa nhận hiệu lực phán quyết của Tòa án nước ngoài do phán quyết đó phát sinh hoặc xét thấy việc áp dụng pháp luật trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật nhà nước mình nhằm bảo vệ trật tự công quốc gia.
-Hệ quả pháp lý: là cơ quan có thẩm quyền khi viện dẫn bảo lưu trật tự công sẽ từ chối không áp dụng pháp luật nước ngoài theo sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột mà sẽ áp dụng luật Tòa án để giải quyết
2.2. Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba
-Theo tư pháp quốc tế Việt Nam dẫn chiếu ngược là dẫn chiếu toàn bộ hệ thống pháp luật nước đó kể cả luật thực chất và luật xung đột thì có nghĩa là chấp nhận dẫn chiếu ngược trở lại cũng như dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba.
-Trường hợp pháp luật nước đó dẫn chiếu ngược trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam
Ví dụ: Công dân Việt Nam kết hôn với công dân Anh cư trú tại Việt Nam. Trong việc kết hôn với công dân giữa Việt Nam và người nước ngoài thì cân tuân thủ theo pháp luật nước nình về điều kiện kết hôn. Công dân Việt Nam tuân thủ các quy định về điều kiện kết hôn trong Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam và Công dân Anh cũng phải tuân thủ điều kiện của Anh. Tuy nhiên, điều kiện kết hôn của công dân Anh ở nước ngoài phải tuân thủ theo pháp luật mà công dân đó cư trú. Như vậy luật Việt Nam dẫn chiếu đến Anh và luật Anh dẫn chiếu ngược lại pháp luật của Việt Nam.
Trong trường hợp này mà công dân Anh cư trú tại Trung Quốc thì sẽ áp dụng luật Trung Quốc. Như vậy luật pháp Việt Nam dẫn chiếu đến luật Anh và luật Anh dẫn chiếu đến luật Trung Quốc. Đó là dẫn chiếu đến nước thứ ba.
2.3. Vấn đề có đi có lại trong việc áp dụng pháp luật nước ngoài
-Được ghi nhận trong đại đa số các nước trên thế giới cũng như được thể hiện trong nhiều điều ước quốc tế.
-Trong tư pháp quốc tế các nước thì phần lớn đều thừa nhận việc thi hành các quy phạm xung đột không bị hạn chế bởi các quy định của nguyên tắc có đi có lại. Có nghĩa là cơ quan tư pháp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào đó vận dụng luật nước ngoài để giải quyết vụ việc sẽ không cần thiết phải xem xét là ở nước ngoài đó có áp dụng luật pháp của nước kia không.
3. Giải quyết xung đột pháp luật.
Để giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật thông thường các cơ quan chức năng thường sử dụng hai phương pháp:
– Phương pháp thực chất: là phương pháp dùng quy phạm thực chất, trực tiếp điều chỉnh quan hệ mà không cần bất kì một khâu trung gian nào. Quy phạm này quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ. trực tiếp điều chỉnh các quan hệ. Quy phạm thực chất thường được ghi nhận trong các điều ước quốc tế hay còn gọi là quy phạm thực chất thống nhất và được ghi nhận trong pháp luật quốc gia hay còn gọi là quy phạm thực chất thông thường
– Phương pháp xung đột: là phương pháp sử dụng các quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật. Đây là các quy phạm pháp luật đặc biệt, nó không quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ, nhiệm vụ của các quy phạm xung đột chỉ là xác định hệ thống pháp luật của quốc gia nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ, còn bản thân quan hệ chưa được giải quyết. Muốn giải quyết vấn đề thì cơ quan có thẩm quyền cần căn cứ vào quy phạm xung đột, áp dụng hệ thống pháp luật mà quy phạm xung đột dẫn chiếu tới.
– Áp dụng tập quán quốc tế hoặc pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội tượng tự: Xuất phát từ thực tiễn phong phú và đa dạng, nên cũng có trường hợp một quan hệ tư pháp quốc tế không có cả quy phạm thực chất và quy phạm xung đột điều chỉnh. Trong trường hợp này, các cơ quan có thẩm quyền sẽ lựa chọn áp dụng tập quán quốc tế hoặc “pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội tượng tự”
Sự cần thiết áp dụng pháp luật nước ngoài
Xuất phát từ các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài nên khi giải quyết các quan hệ này nếu không có các quy phạm thực chất trực tiếp điều chỉnh thì các cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải dùng các quy phạm xung đột cũng là thừa nhận khả năng có thể áp dụng pháp luật nước ngoài ở một mức độ nhất định được thừa nhận ở hầu hết các nước trên thế giới.
Việc áp dụng pháp luật nước ngoài là một nhu cầu khách quan tất yếu trong quan hệ quốc tế nhằm đảm bảo lợi ích của các bên tham gia quan hệ và để thúc đẩy mối quan hệ giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong nhiều trường hợp việc áp dụng pháp luật nước ngoài là phương án hợp lí nhất để đảm bảo mọi khía cạnh.
Một căn cứ nữa của việc áp dụng pháp luật nước ngoài là luật nước ngoài chỉ được áp dụng trên cơ sở của sự quy định của các quy phạm xung đột do luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế mà quốc gia tham gia dẫn chiếu. Tuy nhiên, áp dụng pháp luật nước ngoài luôn phải đảm bảo độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và đảm bảo trật tự quốc gia
4. Phạm vi điều chỉnh của quy phạm xung đột trong Bộ luật Dân sự năm 2015
Theo mô hình Tư pháp quốc tế của Việt Nam hiện nay, hệ thống các quy phạm xung đột được xây dựng theo hướng không có một đạo luật riêng điều chỉnh về Tư pháp quốc tế mà các quy phạm xung đột sẽ được quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau, từ BLDS là luật chung đến các luật chuyên ngành như Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Thương mại, Luật Trọng tài thương mại… Chính vì vậy, phạm vi điều chỉnh của các quy phạm xung đột sẽ khác nhau phụ thuộc vào văn bản pháp luật mà nó được chứa đựng trong đó. Với tư cách là văn bản pháp luật chung của TPQT Việt Nam, các quy phạm xung đột chứa đựng trong BLDS năm 2015 cũng có phạm vi điều chỉnh riêng, phù hợp với phạm vi điều chỉnh của BLDS năm 2015.
Theo đó, phạm vi điều chỉnh của các quy phạm xung đột trong BLDS năm 2015 được xác định gồm hai nhóm chính là quy phạm xung đột xác định pháp luật áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân và quy phạm xung đột xác định luật áp dụng đối với quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân. Về cơ bản, BLDS năm 2015 đã xây dựng được một số lượng các quy phạm xung đột đáng kể, khái quát được phần lớn các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cơ bản nhất bởi những quan hệ đặc thù, cụ thể khác đã được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Phạm vi điều chỉnh của các quy phạm xung đột tại Phần thứ năm đã bao trùm được phần lớn các quan hệ dân sự cơ bản được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật nội dung trong các phần trước của BLDS năm 2015. Mô hình của BLDS năm 2015 về cơ bản cũng tương đồng với giải pháp được lựa chọn ở nhiều quốc gia trên thế giới không ban hành đạo luật TPQT riêng như Pháp, Liên bang Nga…
So với BLDS năm 2005, phạm vi điều chỉnh của các quy phạm xung đột tại Phần thứ năm của BLDS năm 2015 đã được mở rộng để đảm bảo sự tương đồng với các quy phạm pháp luật nội dung và đây cũng là một trong những điểm tiến bộ của BLDS năm 2015. Trong tương quan so sánh với những nội dung quy định dành cho các quan hệ dân sự trong nước, có thể thấy rằng, phạm vi điều chỉnh của các quy phạm xung đột trong BLDS năm 2005 hẹp, không đủ cơ sở pháp lý để điều chỉnh các tình huống quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong thực tế. Nhiều vấn đề được BLDS điều chỉnh đối với quan hệ trong nước nhưng chưa có quy phạm xung độ điều chỉnh như thực hiện công việc không có ủy quyền, được lợi không có căn cứ pháp luật hoặc đã có văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh nhưng chưa được BLDS quy định các nguyên tắc chung trong chọn luật áp dụng như quan hệ hợp đồng lao động có yếu tố nước ngoài, quan hệ thương mại, quan hệ trọng tài… Cụ thể: Thực hiện công việc không có ủy quyền là một trong những nội dung được BLDS năm 2005 điều chỉnh (từ Điều 594 – Điều 598) với tư cách là một giao dịch dân sự làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ.
Trên thực tế quan hệ thực hiện công việc không có ủy quyền có yếu tố nước ngoài (đặc biệt là yếu tố chủ thể nước ngoài) là hoàn toàn có thể xảy ra nhưng BLDS năm 2005 còn thiếu quy phạm xung đột điều chỉnh quan hệ thực hiện công việc không có sự ủy quyền của người khác; tương tự, hưởng lợi không có căn cứ pháp luật được điều chỉnh tại Điều 247 BLDS năm 2005 nhưng không có quy phạm xung đột chọn luật áp dụng trong trường hợp quan hệ này có yếu tố nước ngoài. Khắc phục hạn chế này, BLDS năm 2015 đã bổ sung Điều 686 về chọn luật điều chỉnh quan hệ thực hiện công việc không có uỷ quyền. Tương tự như thế là Điều 685 về chọn luật điều chỉnh nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.