Chế độ miễn thuế là nhằm giúp Nhà nước thực hiện các chính sách về kinh tế, xã hội, chính trị, ngoại giao hay an ninh quốc phòng, việc hoàn thuế thường nhằm hướng tới mục tiêu chủ yếu là đảm bảo sự công bằng về quyền lợi vật chất cho người nộp thuế.
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là gì?
– Không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, miễn thuế và hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là những vấn đề khác nhau, cả về bản chất kinh tế và các quy định pháp lý.
– Trên nguyên tắc, vấn đề miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được đặt ra để giúp Nhà nước thực hiện các chính sách về kinh tế, văn hoá – xã hội, chính trị, ngoại giao hay an ninh quốc phòng. Nguyên tắc này cũng được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới và được quy định cụ thể trong các đạo luật về thuế quan hay các đạo luật về hải quan của những nước đó.
– Chẳng hạn, theo quy định của Luật hải quan Indonesia, việc miễn thuế nhập khẩu được áp dụng khi nhập khẩu các hàng hoá của các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế và nhân viên của họ đang làm việc tại Indonesia theo nguyên tắc có đi có lại; hàng hoá nhập khẩu là nguyên liệu để gia công hàng xuất khẩu; hàng hoá là quà tặng dành cho các mục đích từ thiện, tôn giáo, xã hội và văn hoá; hàng hoá nhập khẩu dùng cho các mục đích nghiên cứu khoa học, mục đích phục vụ quốc phòng và an ninh, hàng hoá nhập khẩu là tài sản di chuyển…
– Ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 16, 17 và Điều 18 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, các hàng xuất khẩu, nhập khẩu qua lãnh thổ Việt Nam được miễn thuế và giảm thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:
2. Các trường hợp người nộp thuế được miễn thuế xuất nhập khẩu:
+ Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam trong định mức phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; hàng hoá trong tiêu chuẩn hành lí miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
+ Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại.
+ Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng có số lượng hoặc trị giá vượt quá định mức miễn thuế phải nộp thuế đối với phần vượt, trừ trường hợp đơn vị nhận là cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận hoặc trường hợp vì mục đích nhân đạo, từ thiện.
+ Hàng hoá mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh mục hàng hoá và trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới. Trường hợp thu mua, vận chuyển hàng hoá trong định mức nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh ở chợ biên giới thì phải nộp thuế.
+ Hàng hoá được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Hàng hoá có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu.
+ Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công sản phẩm gia công xuất khẩu. Sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì không được miễn thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước tương ứng cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu. Hàng hoá xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu tính trên phần trị giá của nguyên vật liệu xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công. Đối với hàng hoá xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu là tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì không được miễn thuế.
+ Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
+ Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước.
+ Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định, bao gồm:
+ Hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
+ Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu quy định tại khoản này được áp dụng cho cả dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng.
+ Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
+ Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.
+ Việc miễn thuế nhập khẩu quy định tại khoản này không áp dụng đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản; dự án sản xuất sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên; dự án sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
+ Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dự án đầu tư để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.
+ Hàng hoá nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm:
+ Dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư được miễn thuế đối với:
+ Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền.
+ Hàng hoá nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm
+ Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường,
– Thứ hai, người nộp thuế được xét giảm thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 18 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được giảm thuế. Mức giảm thuế tương ứng với tỉ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá. Trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị hư hỏng, mất mát toàn bộ thì không phải nộp thuế.
Việc chấp nhận miễn thuế, giảm thuế được cơ quan có thẩm quyền thực hiện bằng văn bản quyết định miễn thuế, giảm thuế và được gửi cho đương sự cùng các cơ quan hữu trách để thực hiện.
3. Đặc điểm của thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
– Các đặc trưng cơ bản của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: So với các loại thuế nội địa thì thuế xuất khẩu, thuế nhập | khẩu có nhiều điểm khác biệt. Những khác biệt này bắt nguồn từ bản chất và chức năng của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Các đặc trưng này bao gồm:
+ Thứ nhất, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là các hàng hoá được phép vận chuyển qua biên giới. Khái niệm “hàng hoá” là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có thể hiểu theo nghĩa thông thường, bao gồm các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng do con người sản xuất ra và được lưu thông trên thị trường bằng cách chuyển vào hoặc chuyển ra khỏi biên giới của một nước. Trong xã hội hiện đại ngày nay, xuất hiện ngày càng nhiều loại hàng hoá vô hình được chuyển vào hoặc ra khỏi biên giới một nước nhưng không phải bằng phương thức thông thường mà cơ quan Hải quan có thể kiểm soát được.
Ví dụ điển hình cho những loại hàng hoá này chính là những sản phẩm phần mềm công nghệ thông tin được giao dịch hàng ngày qua mạng máy tính toàn cầu (Internet). Ngoài ra, điểm rất đáng được lưu ý là những “dịch vụ” tuy cũng được xuất khẩu và nhập khẩu trên thực tế giữa các quốc gia nhưng hầu như pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của các nước đều không quy định là một phần trong “đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”. Có lẽ điều này xuất phát từ sự khó khăn của các cơ quan công quyền trong việc kiểm soát hành vi xuất, nhập khẩu đối với đối tượng là “dịch vụ”.
+ Thứ hai, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không hoàn toàn là thuế trực thu hoặc thuế gián thu. Điều này thể hiện ở chỗ, khi một nhà nhập khẩu nộp thuế nhập khẩu và tự tiêu dùng số hàng hoá nhập khẩu đó chứ không bán ra bên ngoài thì khi đó khoản thuế nhập khẩu đã nộp có tính chất là thuế trực thu, vì chính người nhập khẩu vừa là người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế. Ngược lại, khi nhà nhập khẩu đã nộp xong | thuế nhập khẩu và bán lại số hàng hoá đó cho người khác thì số tiền thuế nhập khẩu đã nộp có xu hướng chuyển sang cho người mua hàng chịu và do đó, khoản thuế nhập khẩu này lại có tính chất là thuế gián thu, bởi lẽ người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một.
+ Thứ ba, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có chức năng đặc trưng là bảo hộ sản xuất trong nước và điều tiết hoạt động xuất, nhập khẩu. Chức năng này thể hiện sự khác biệt căn bản giữa thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu với các loại thuế nội địa khác như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp… Tuy nhiên, trải qua thời gian, dưới sức ép của trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại, chức năng bảo hộ nền sản xuất trong nước của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có xu hướng ngày càng giảm sút, để nhường chỗ cho chức năng tạo nguồn thu ngân sách nhà nước.
+ Ngày nay, do chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của các nước có xu hướng cắt giảm dần các mức thuế suất nhằm đáp ứng yêu cầu tự do hoá thương mại quốc tế nên có thể trong tương lai, ranh giới để phân biệt giữa thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế nội địa sẽ trở nên rất mong manh và thậm chí có thể bị xoá nhoà” hoàn toàn, khi mà tự do hoá thương mại đã trở thành xu hướng tất yếu và mang tính hiện thực trên toàn thế giới.