Đăng ký kinh doanh là gì? Tại sao phải đăng ký kinh doanh? Các trường hợp không cần phải đăng ký kinh doanh? Lưu ý khi không phải đăng ký kinh doanh?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc dưới hình thức tổ chức kinh tế khác (bao gồm các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc các tổ chức kinh tế theo luật đầu tư) khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Với các trường hợp cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ được pháp luật quy định thì không cần phải thực hiện đăng ký kinh doanh. Trên thực tế, việc tự do hoạt động kinh doanh là quyền lợi chính đáng của mỗi người. Tuy nhiên đa số mọi người thường mặc định việc có giấy đăng ký kinh doanh là điều kiện bắt buộc để có thể thực hiện việc kinh doanh. Tuy nhiên không phải cứ hoạt động kinh doanh là cần phải có giấy đăng ký kinh doanh. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc các trường hợp không cần phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 39/2007/NĐ-CP
1. Đăng ký kinh doanh là gì?
Đăng ký kinh doanh được hiểu là sự ghi nhận hoạt động kinh doanh bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nhà nước về mặt pháp lý về sự ra đời của chủ thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh ở đây bao gồm các loại hình danh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể. Giấy đăng ký kinh doanh bao gồm những nội dung chính như sau:
– Ngành, nghề hoạt động kinh doanh.
– Tên, địa chỉ trụ sở kinh doanh chính, chi nhánh doanh nghiệp và văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
– Thông tin về họ tên và địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
– Thông tin về họ tên và địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hoặc của cổ đông sáng lập là cá nhân của doanh nghiệp.
– Số quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc của thành viên hoặc cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; thông tin về họ, tên và địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác theo quy định của pháp luật của chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc của chủ doanh nghiệp tư nhân; thông tin về họ, tên và địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác theo quy định của pahsp luật của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
– Số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp của cá thành viên trong công ty và số cổ phần được quyền chào bán đối với công ty cổ phần; Số vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; Số vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; Số vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định theo quy định.
2. Tại sao phải đăng ký kinh doanh?
Khi hoạt động kinh doanh, buôn bán bất cứ một loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ gì đi chăng nữa, thì người hoạt động kinh doanh đều cần tiến hành đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bởi vì việc đăng ký kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Cụ thể việc thực hiện xin giấy phép kinh doanh thì chủ thể kinh doanh sẽ được:
– Sự bảo đảm của nhà nước: Một chủ thể kinh doanh khi thực hiện đăng ký kinh doanh tức là cơ sởc kinh doanh của chủ thể đó tồn tại dưới dạng một tổ chức và được thành lập, hoạt động một cách hợp pháp theo quy định của luật kinh doanh. Khi đó, bất kì một hoạt động kinh doanh nào của tổ chức kinh doanh này đều được hợp pháp hóa một cách công khai và minh bạch. Cũng tức là mọi quyền lợi của doanh nghiệp, quyền lợi của chủ hộ kinh doanh đều nhận được sự bảo hộ của pháp luật theo đúng quy định.
– Lòng tin của khách hàng: Việc được cơ quan có thẩm quyền
– Lòng tin của nhà đầu tư: Các chủ thể kinh doanh trong hoạt động kinh daonh đều phải tìm kiếm và phát triển thị trường của doanh nghiệp. Để làm được điều đó các chủ thể kinh doanh cần phải có một nguồn vốn nhất định. Các nhà đầu tư là những đối tượng mà các chủ thể kinh doanh, các công ty cũng như doanh nghiệp hướng đến để tăng nguồn vốn của doanh nghiệp mình. Điều đầu tiên, các nhà đầu tư quan tâm đến cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp đó là tư cách tiến hành các hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp. Và hoạt động kinh doanh hợp pháp chỉ xảy ra khi các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pahsp luật.
– Tuân thủ pháp luật, tránh bị xử phạt: Việc các cơ cơ sở kinh doanh và các doanh nghiệp tiến hành việc đăng ký kinh doanh đồng nghĩa với việc doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh đang hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Từ đó tránh được việc xử phạt hành chính khi bị cơ quan quản lý có thẩm quyền thực hiện kiểm tra giấy phép kinh doanh.
3. Các trường hợp không cần phải đăng ký kinh doanh
Cụ thể, theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP: Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động thương mại).
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là thương nhân theo quy định của
– Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
– Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
– Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
– Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
– Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Như vậy, nếu cá nhân hoạt động thương mại thuộc một trong các trường hợp trên thì không phải đăng ký kinh doanh.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 điều 79 nghị định 01/2021/NĐ-CP cũng quy định về các đối tượng không cần đăng ký hộ kinh doanh như sau:
“Điều 79. Hộ kinh doanh
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trò trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.”
Nếu cá nhân thuộc các trường hợp trên thì không phải tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật như: an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, giữ vệ sinh môi trường hoặc tuân thủ quy hoạch của từng địa phương, đảm bảo trật tự đô thị khi tiến hành hoạt động kinh doanh tại địa điểm nào đó.
4. Lưu ý khi không phải đăng ký kinh doanh
Khi hoạt động kinh doanh các chủ thể kinh doanh phải tuân thủ theo quy định của Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về việc đăng ký kinh doanh. Nếu các đối tượng thuộc trường hợp đặc biệt theo quy định của Nghị định 39/2007/NĐ-CP tất nhiên không phải tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên các chủ thể kinh doanh đó vẫn phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật như:
Điều kiện về an ninh trật tự, an toàn thực phẩm và giữ vệ sinh môi trường của cơ sở kinh doanh hoặc tuân thủ theo quy hoạch của từng địa phương nơi có cơ sở kinh doanh, bên cạnh đó cũng cần đảm bảo trật tự đô thị khi tiến hành các hoạt động kinh doanh tại một địa điểm nào đó. Ví dụ: Các địa điểm cấm bán hàng rong tại các địa phương…
Ngoài ra đối với việc bán hàng Online thì chủ thể kinh doanh phải thực hiện đăng ký kinh doanh. Đây là thông tin chính xác theo quy định của pháp luật, việc kinh doanh trên website, mạng xã hội về mặt pháp lý cũng được coi là một trong các hoạt động kinh doanh. Do đó các chủ shop hay chủ fanpage hoạt động kinh doanh khi nhận được thông báo của cục thuế thì sẽ phải lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh và phải tiến hành đăng ký kinh doanh để đảm bảo việc hoạt động kinh doanh đúng quy định pháp luật.