Các trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp nào không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật hình sự Việt Nam. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự?
Cơ sở pháp lý
Giải quyết vấn đề
Theo nguyên tắc của
1. Giải thích từ ngữ
Trách nhiệm hình sự: Là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm mà cá nhân người phạm tội phải gánh chịu trước nhà nước về hành vi phạm tội của mình và được thực hiện bằng hình phạt và các biện pháp cưỡng chế khác theo quy định của Bộ luật hình sự. Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của Nhà nước với người phạm tội, là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của người phạm tội với cơ quan Nhà nước.
Trách nhiệm hình sự được thể hiện ở các biện pháp tác động có tính chất pháp lý hình sự mà luật hình sự quy định, áp dụng đối với người thực hiện tội phạm, bao gồm hình phạt và các biện pháp tác động có tính chất pháp lý hình sự khác không phải hình phạt và được bắt đầu từ khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người.
Loại trừ TNHS là trường hợp một người đã thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội, nhưng căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự thì họ không phải chịu TNHS về hành vi này.
2. Về các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự
2.1 Phạm tội trong một sự kiện bất ngờ
Theo quy định của điều 20
Ví dụ: Anh A đang tham gia giao thông, đi đúng phần đường quy định, đúng tốc độ, chú ý quan sát nhưng có hai người chạy nhanh từ trong nhà ra đuổi nhau và bị xe anh A đâm bị thương.
2.2 Phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Căn cứ theo quy định tại điều Điều 21
“Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Theo quy định của pháp luật thì người mắc bệnh tâm thần, hay bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình phải được cơ quan có thẩm quyền xác định căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, đáp ứng hai dấu hiệu về y học và tâm lý.
Với những đối tượng này được hiểu là họ không còn nhận thức, không có đủ sự minh mẫn, tỉnh táo để điều khiển hành vi của mình do đó khi có những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng này sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Ví dụ: Chị B là người tâm thần, trong một lần nghịch kéo đâm vào người bé B gây thương tích nặng
Luật sư
2.3 Trong trường hợp phòng vệ chính đáng
Căn cứ theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 tại điều 22 thì trường hợp phòng vệ chính đáng là: hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Theo cách hiểu đó, hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được xem là phòng vệ chính đáng khi người có hành vi muốn bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể tổ chức, quyền lợi của chính minh khi có hành vi tấn công đang hiện hữu, và hành vi chống trả này bắt buộc phải là trường hợp cần thiết và nằm trong phạm vi phòng vệ chính đáng. Trong trường hợp vượt quá phòng vệ chính đáng cho những hành vi chống trả quá mức cần thiết, không phù hợp thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với phần vượt quá đó
Ví dụ: Anh A đang cầm dao dí vào cổ anh B hòng cướp tài sản là chiếc điện thoại. Anh B đẩy anh A ngã gãy xương tay để chạy thoát.
2.4 Trong trường hợp là tình thế cấp thiết
Căn cứ theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 tại điều 23 thì xác định :
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Theo đó người gây ra hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình thế cấp thiết để không thuộc vào trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi đó phải xảy ra trong tình huống có một lợi tích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân hay của chính mình bị đe dọa xâm phạm và việc gây thiệt hại là biện pháp duy nhất để khắc phục sự nguy hiểm này, và sau khi sử dụng biện pháp này đã gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Cũng giống như trường hợp vượt quá phòng ngừa chính đáng, thì trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết một cách không cần thiết và gây ra hậu quả lớn hơn thì phần vượt quá này vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ: Chị A nghe nói ki-ốt đầu chợ đang cháy và lan sang các ki-ốt gần đó. Mặc dù chưa lan đến gần ki-ốt của mình nhưng do sợ lửa sẽ cháy sang nên chị A liền đập phá ki-ốt bên cạnh để tránh cho lửa có lan tới cũng không thả lan tiếp ra các ki-ốt khác.
2.5 Trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
Căn cứ theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 tại điều 24 thì trong trường hợp hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.
Đây là một trường hợp khá đặc biệt và có ý nghĩa đối với các cơ quan tổ chức liên quan đến đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, nhằm nâng cao tinh thần chủ động, khuyến khích công dân trong việc phòng chống tội phạm. Tuy nhiên để được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi bắt giữ phải người có thẩm quyền bắt giữ người.Hành vi dùng vũ lực gây thiệt hại cho người bị bắt giữ phải là biện pháp cuối cùng, không còn cách nào khác để bắt giữ người phạm tội; Hành vi dùng vũ lực gây thiệt hại cho người bị bắt giữ phải là cần thiết.
Ví dụ: Trong quá trình truy bắt tội phạm nguy hiểm, đồng chí A phải dùng súng bắn vào chân tội phạm để hạn chế sự di chuyển của tội phạm
2.6 Trong trường hợp rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
Căn cứ theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 cụ thể ở điều 25 như sau:
“Điều 25. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.
Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Theo đó đối với hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nhưng thực hiện trong hoàn cảnh đang tiến hành thực hiện các công việc liên quan đến nghiên cứu, thử nghiệm phục vụ cho sự phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ và đồng thời áp dụng đúng quy trình thì sẽ được xác định không phải là tội phạm. Quy định này là một trong những điểm mới của Bộ Luật Hình Sự 2015 so với “Bộ luật hình sự 2015” nhằm khuyến khích đội ngũ cán bộ, cá nhân, tổ chức có thêm động lực sáng tạo đổi mới công nghệ.
Tuy nhiên, để được miễn trừ trách nhiệm hình sự thì hành vi gây thiệt hại trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ phải đáp ứng các yêu cầu về mặt hành vi như gây thiệt hại trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ phải nhằm mục đích đem lại lợi ích cho xã hội; lĩnh vực của hành vi gây thiệt hại chỉ giới hạn trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ; cuối cùng là người đó gây ra thiệt hại đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa.
2.7 Trong trường hợp thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên
Căn cứ theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 cụ thể ở điều 26 như sau:
“Điều 26. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự”
Theo đó, trong trường hợp người có hành vi gây ra thiệt hại khi đang thi hành mệnh lệnh từ cấp trên có thẩm quyền và trong tình thế cần thiết, sau khi thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo mà vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó thì sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự. Chủ yếu những trường hợp này xảy ra khi người đó đang thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng.