Thời hiệu thi hành bản án hình sự là gì? Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án là gì? Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án tiếng Anh là gì? Các trường hợp không áp dụng thời hiệu thi hành bản án hình sự? So sánh quy định về thời hiệu thi hành bản án hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và Bộ luật Hình sự năm 2015?
Pháp luật hình sự luôn mang tính răn đe, trừng trị các cá nhân, pháp nhân có hành vi phạm tội thông qua việc quy định về thời hiệu thi hành bản án. Vai trò của thời hiệu thi hành bản án đóng vai trò quan trọng trong việc thi hành bản án. Tuy nhiên, bên cạnh đó pháp luật cũng có quy định về những trường hợp không áp dụng thời hiệu thi hành bản án. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ phân tích về trường hợp không áp dụng thời hiệu thi hành bản án hình sự.
1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là gì? Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án là gì?
Tại điều 60. Thời hiệu thi hành bản án
2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau:
a) 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;
b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;
c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;
d) 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.
3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm.
4. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
5. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.”
Như vây thời hiệu thi hành án được coi chính là mốc thời gian do luật định mà quá mốc thời gian đó thì người phạm tội, pháp nhân thương mại đã bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên hiểu đơn giản sau một khoảng thời gian nhất định thì cá nhân hoặc pháp nhân thương mại đã bị kết án theo bản án của
Từ đó có thể hiểu không áp dụng thời hiệu thi hành bản án hình sự tức là dù đã quá thời hạn theo luật định nhưng người bị kết án, pháp nhân thương mại vẫn phải chấp hành bản án đã tuyên, thời hạn đã quá này thì pháp luật không giới hạn là quá bao nhiêu năm, tức dù có thể quá 20 năm, 30 năm và lớn hơn nữa thì người bị kết án vẫn phải thực hiện trách nhiệm hình sự theo bản án đã tuyên.
2. Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án tiếng Anh là gì?
Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án tiếng Anh là “Non-application of time limit for sentence execution”.
3. Các trường hợp không áp dụng thời hiệu thi hành bản án hình sự
Điều 61 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về các trường hợp không áp dụng thời hiệu thi hành bản án như sau: “Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với các tội quy định tại Chương XIII, Chương XXVI, khoản 3 và khoản 4 Điều 353, khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.”
Các tội quy định tại Chương XIII là các tội xâm phạm an ninh quốc gia. An ninh quốc gia chính là sự ổn định, phát triển bền vững của nhà nước, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. An ninh quốc gia bao gồm an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng- văn hóa, an ninh xã hội, an ninh quốc phòng,… Từ đó có thể hiểu các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi cố ý xâm hại sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm hại sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam.
Cụ thể về các tội phạm trong chương này bao gồm: Điều 108. Tội phản bội Tổ quốc; Điều 109. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; Điều 110. Tội gián điệp; Điều 111. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; Điều 112. Tội bạo loạn; Điều 113. Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; Điều 114. Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Điều 115. Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội; Điều 116. Tội phá hoại chính sách đoàn kết; Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Điều 118. Tội phá rối an ninh; Điều 119. Tội chống phá cơ sở giam giữ; Điều 120. Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân; Điều 121. Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân; Điều 122. Hình phạt bổ sung.
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia đều xâm phạm một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau của an ninh quốc gia. Các quan hệ xã hội bị các tội xâm phạm an ninh quốc gia xâm phạm là những quan hệ xã hội về an ninh quốc gia với nội dung cụ thể đã được định nghĩa trong Luật an ninh quốc gia. Mục đích của người phạm tội của các tội phạm này hướng tới việc chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chống chính quyền nhà nước.
Các tội quy định tại chương XXVI là các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh, cụ thể như sau: Điều 421. Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; Điều 422. Tội chống loài người; Điều 423. Tội phạm chiến tranh; Điều 424. Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê; Điều 425. Tội làm lính đánh thuê. Dưới góc độ luật hình sự quốc tế, thì các tội phạm này là các tội phạm quốc tế cốt lõi hay tội phạm quốc tế điển hình, là những hành vi xâm hại hòa bình và an ninh quốc tế, gây nguy hiểm cho toàn thể nhân loại, vi phạm các nghĩa vụ quốc gia trong việc bảo đảm các quyền lợi của cộng đồng quốc tế. Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh là những hành vi đặc biệt nguy hiểm, do người phạm tội thực hiện một cách cố ý, xâm phạm đến các quyền con người cơ bản được pháp luật quốc tế ghi nhận và bảo vệ, đến chủ quyền quốc gia, hòa bình và an ninh của nhân loại, đến những lợi ích căn bản của loài người và những giá trị cốt lõi của cộng đồng quốc tế.
Khoản 3, khoản 4 Điều 353 là tội quy định về tham ô tài sản cụ thể như sau:
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý
“3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.”
Khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật hình sự quy định về tội nhận hối lộ: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ
“3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.”
Có thể nhận thấy, các trường hợp không áp dụng thời hiệu thi hành bản án hình sự đều các các tội phạm nguy hiểm, xâm phạm trực tiếp đến quyền cơ bản của con người, đến nền hòa bình, ổn định chính trị của quốc gia. Các quy định pháp luật về trường hợp không áp dụng thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với các tội phạm này nhằm trừng trị nghiêm minh người phạm tội, vì đây là các tội phạm cực kì nguy hiểm, nếu áp dụng thời hiệu thi hành bản án thì không đảm bảo tính răn đe của pháp luật.
So sánh quy định về thời hiệu thi hành bản án hình sự trong
Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về các trường hợp không áp dụng thời hiệu thi hành bản án như sau:
“Điều 56. Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án
Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này.”
Theo đó, thì chương XI của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về các Tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia; và chương XXIV quy định về các Tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.
Có thể thấy trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã bổ sung các trường hợp không áp dụng thời hiệu thi hành bản án hình sự về các tội tham ô, tội nhận hối lộ, thay vì chỉ quy định về không áp dụng thời hiệu thi hành án đối với các Tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh và các Tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia như luật cũ. Việc quy định điều này thể hiện sự mở rộng phạm vi không áp dụng thời hiệu thi hành án đồng thời nhằm thể hiện hóa chủ trương chống tội phạm tham nhũng, trừng trị nghiêm minh những tội phạm tham nhũng của Đảng và Nhà nước.