Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
  • Văn bản pháp luật
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Kết hôn trái pháp luật là gì? Các trường hợp kết hôn trái pháp luật và cách thức xử lý

Tư vấn pháp luật

Kết hôn trái pháp luật là gì? Các trường hợp kết hôn trái pháp luật và cách thức xử lý

Khái niệm kết hôn trái pháp luật là gì?
  • 19/09/202119/09/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    19/09/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Kết hôn trái pháp luật là gì? Các trường hợp kết hôn trái pháp luật. Trường hợp vi phạm sự tự nguyện trong kết hôn. Xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật. Các trường hợp kết hôn trái pháp luật và cách thức xử lý?

    1. Các trường hợp vi phạm sự tự nguyện trong kết hôn

    – Ép buộc kết hôn, cưỡng ép kết hôn:

    + Cưỡng ép kết hôn:

    Khoản 4 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ.

    Điều luật nhắm chủ yếu vào việc đấu tranh chống tệ nạn cưới ép, gả ép trong các gia đình Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của các hủ tục phong kiến trong hôn nhân, cũng như của chế độ hôn nhân xếp đặt. Trong thực tiễn xét xử, cưỡng ép kết hôn được hiểu là hành vi của một người thứ ba chứ không phải của một trong hai bên kết hôn. Theo Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP, người thứ ba có thể cưỡng ép một trong hai bên hoặc cả hai bên tiến hành kết hôn trái với nguyện vọng của họ.

    Ví dụ: bố mẹ của người nữ do nợ của người nam một khoản tiền nên cưỡng ép người nữ phải kết hôn với người nam để trừ nợ; bố mẹ của hai bên có hứa hẹn với nhau nên cưỡng ép con của họ phải kết hôn với nhau;…)

    Trong trường hợp một bên chấp nhận kết hôn do chịu sức ép của bên kia (Ví dụ: một người đàn bà có được những bằng chứng về hành vi trái pháp luật hoặc về cuộc sống sa đoạ của người đàn ông và doạ rằng nếu người đàn ông không cưới mình, thì sẽ cho công bố các bằng chứng đó ).

    + Ép buộc kết hôn:

    Trong Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP có ví dụ về ép buộc kết hôn bằng cách đe doạ dùng vũ lực, dùng vật chất. Ta có một vụ ép buộc kết hôn, chứ không phải một vụ cưỡng ép kết hôn.

    Nói chung, thực tiễn có xu hướng thừa nhận rằng chỉ coi là có tình trạng cưỡng ép kết hôn, nếu sự cưỡng ép được thực hiện với động cơ phi đạo đức (ví dụ, cưỡng ép cưới, gả để thu tiền hoặc một lợi ích vật chất nào đó cho cá nhân người cưỡng ép); và cũng chính sự cưỡng ép đó tạo thành mặt khách quan của Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tiến bộ, tự nguyện được ghi nhận tại Điều 146 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung.

    Khi xây dựng các biện pháp chế tài về hình sự tại Điều 146 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung, người làm luật lại hình dung khái niệm cưỡng ép theo nghĩa rộng nhất: đó có thể là hành vi của một bên kết hôn hoặc của một người thứ ba. Theo nghĩa đó thì khái niệm cưỡng ép bao hàm cả khái niệm ép buộc được xây dựng trong Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP.

    Xem thêm: Họ hàng nội ngoại cách nhau mấy đời thì được phép kết hôn?

    – Lừa dối kết hôn

    Luật hiện hành chỉ có định nghĩa chung về sự lừa dối, được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 132 Bộ luật dân sự 2015 và được áp dụng cho tất cả các giao dịch dân sự, không có định nghĩa riêng về sự lừa dối trong hôn nhân: Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

    Có thể hiểu rằng, lừa dối trong hôn nhân là việc một bên cố ý làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch để bên kia chấp nhận xác lập giao dịch kết hôn.

    Định nghĩa này rất chung chung và khó áp dụng. A muốn kết hôn với B; C cố ý làm cho A nhầm tưởng rằng mình là B; cuối cùng, A kết hôn với C mà cứ ngỡ rằng đã kết hôn với B. Trong giả thiết vừa nêu, A có thể yêu cầu huỷ hôn nhân do có sự lừa dối. Cũng có thể xin thể huỷ hôn nhân do có sự lừa dối, nếu người đàn ông đề nghị cưới người đàn bà để làm vợ, cuối cùng lại cư xử với người đàn bà như một người giúp việc nhà.

    Thế nhưng, nếu A muốn kết hôn với B vì tin rằng B giàu có và B cũng cố ý làm ra vẻ giàu có (dù thực ra rất nghèo) để A chấp nhận kết hôn với mình, thì khó có thể nói rằng A có quyền yêu cầu huỷ hôn nhân do có sự lừa dối. Càng không thể xin hủy hôn nhân do có sự lừa dối, nếu A tin rằng B là một chàng trai tơ và B cũng cố tình làm ra vẻ như vậy, dù trên thực tế, B đã có một (thậm chí nhiều) đời vợ.

    Toà án nhân dân tối cao cũng không xây dựng khái niệm lừa dối trong hôn nhân mà chỉ cho một số ví dụ gọi là lừa dối như tại Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP, một bên nói với bên kia rằng nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp, sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; một bên không có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu;…

    – Cản trở kết hôn:

    Theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.

    Xem thêm: Giải quyết mối quan hệ sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn

    Hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc thủ đoạn khác. 

    + Hành hạ, ngược đãi là đối xử tàn ác, tồi tệ đối với người khác gây đau khổ về thể xác hoặc tinh thần kéo dài, như: thường xuyên đánh đập (có thể không gây thương tích), giam hãm, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, nhiếc móc, làm nhục v.v… nhằm mục đích cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.

    + Uy hiếp tinh thần là đe dọa sẽ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, tài sản hoặc lợi ích thiết thân của người bị đe doạ làm cho người đó có căn cứ để lo sợ thực sự mà phải chịu khuất phục như đe doạ sẽ đốt nhà, giết người thân, tiết lộ bí mật đời tư của người bị đe doạ, bố mẹ hoặc người thân trong gia đình đe doạ sẽ tự tử nếu hai bên nam nữ lấy nhau, con đe doạ là sẽ bỏ nhà hoặc tự tử nếu bố, mẹ lấy vợ, lấy chồng mới v.v…
    + Yêu sách của cải là đòi hỏi của cải một cách quá đáng, không nhân nhượng và coi đó là một trong những điều kiện để được kết hôn nhằm cản trở hôn nhân tự nguyện giữa đôi bên nam nữ. 

    + Thủ đoạn khác có thể là buộc một bên hoặc cả hai bên đi xa nhằm chia rẽ họ; bắt cóc người không muốn lấy mình làm vợ hoặc làm chồng để buộc họ phải kết hôn trái ý muốn; một bên gia đình tiến hành dựng vợ, gả chồng cho người thân của mình với người khác trái với ý muốn của người đó nhằm chia rẽ người thân đó với người mà họ muốn tự nguyện kết hôn; v.v… 

    – Kết hôn giả tạo:

    Theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.

    Thực tế, đại bộ phận các trường hợp kết hôn giả là vì mục đích đi xuất khẩu lao động. Thường những cô gái có nhu cầu xuất khẩu lao động thông qua dịch vụ môi giới đăng ký kết hôn với đàn ông quốc tịch nước đó sẽ nhanh chóng được nhập cư mà không phải mất thời gian chờ đợi.

    Trong nhiều trường hợp, việc kết hôn giả bất thành tạo trở ngại pháp lí lớn sau này cho đối tượng kết hôn giả và con cái họ.

    Xem thêm: Điều kiện kết hôn? Hồ sơ và thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất

    Ví dụ: chị A đã làm thủ tục kết hôn với một người đàn ông Hàn Quốc nhưng việc xuất cảnh bất thành. Chị X chấp nhận việc không sang Hàn Quốc và sau đó cưới một người cùng làng, chấp nhận không được làm thủ tục đăng kí kết hôn với người chồng thực sự vì đang có hôn nhân hợp pháp với người Hàn Quốc.

    Thế nhưng khi đứa con sinh ra không được cấp giấy khai sinh do chị X cần có đơn li hôn với người chồng Hàn Quốc hoặc làm đơn cam đoan con mình sinh ra ngoài giá thú và chỉ được mang họ mẹ! Việc kết hôn giả của người mẹ vô hình trung đã xâm phạm tới quyền của đứa trẻ: Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền bình đẳng, một trong những quyền đó là được khai sinh.

    Bỏ ra một số tiền lớn cho dịch vụ kết hôn giả vì mục đích xuất khẩu lao động hoặc nhập tịch nhưng rất nhiều trường hợp tiền mất tật mang. Qua thẩm tra thông tin của cơ quan chức năng, nhiều trường hợp kết hôn giả bị lật tẩy không thể đi lao động nước ngoài và mất toi một khoản tiền lớn thường là vay mượn.

    Với những người trót lọt ra nước ngoài cũng phải sống trong cảnh nơm nớp lo bị an ninh sở tại phát hiện kết hôn giả và trục xuất.

    Như vậy, đối với kết hôn giả tạo, mục đích kết hôn không được đảm bảo, việc kết hôn và các thủ tục pháp lý chỉ là hình thức trên mặt giấy tờ, thực tế hai người không hề chung sống với nhau hoặc nhanh chóng ly hôn sau khi đã đạt mục đích.

    Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định,  được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

    cac-truong-hop-ket-hon-trai-phap-luat.jpg

    Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    Xem thêm: Điều kiện kết hôn với sĩ quan quân đội? Thủ tục kết hôn với bộ đội?

    Theo đó, Luật này quy định về các hành vi bị cấm:

    – Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

    – Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

    – Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

    – Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

    – Yêu sách của cải trong kết hôn;

    – Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

    – Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

    Xem thêm: Các cách thức xử lý khắc phục bội chi Ngân sách Nhà nước

    – Bạo lực gia đình;

    – Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

    Người nào nếu có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định Pháp luật, có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính hay trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm.

    2. Kết hôn trái pháp luật là gì?

    – Theo Khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định Luật này (vi phạm về độ tuổi, vi phạm về sự tự nguyện, bị mất năng lực hành vi dân sự hay thuộc các trường hợp bị cấm..)

    Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ các điều kiện được pháp luật quy định, không vi phạm các trường hợp cấm thì hôn nhân mới được coi là hợp pháp, giữa các bên mới phát sinh và tồn tại quan hệ vợ chồng đúng nghĩa. Nếu các bên nam, nữ quyết định kết hôn mà không tuân thủ các quy định của pháp luật thì hôn nhân sẽ không được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

    3. Đường lối xử lý với các trường hợp kết hôn trái pháp luật

    Theo quy định tại Điều 8 về Điều kiện kết hôn:

    1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

    a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

    Xem thêm: Tuổi kết hôn là gì? Độ tuổi đăng ký kết hôn đối với nam và nữ năm 2022?

    b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

    c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

    d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

    2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

    + Trường hợp vi phạm về độ tuổi:

    Pháp luật hôn nhân và gia đình có quy định về độ tuổi kết hôn giữa nam và nữ, nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

    Các trường hợp vi phạm về độ tuổi kết hôn giữa 1 trong 2 bên nam, nữ được gọi là Tảo hôn.

    Tùy vào mức độ, tính chất và hậu quả hành vi mà phải chịu trách nhiệm hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Xem thêm: Người theo Đạo Thiên Chúa có được phép kết hôn với công an không?

    Việc xử lý hành chính đối với hành vi nói trên thực hiện theo Khoản 1 Điều 47 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình….

     Theo Nghị định này, việc tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng.

     Trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 148 Bộ luật hình sự 2015 về Tội tảo hôn.

    Trường hợp người vợ chưa đủ 16 tuổi, người chồng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội giao cấu với trẻ em theo quy định tại Điều 115 Bộ luật hình sự 2015.

    Ngày nay, khi xã hội phát triển, cách nhìn nhận của con người về hôn nhân và gia đình đã đúng đắn hơn , hiện tượng vi phạm điều kiện kết hôn về độ tuổi phần lớn chỉ còn tồn tại ở một số dân tộc miền núi, thiểu số. Đường lối xử lý cũng hết sức mềm dẻo, căn cứ vào tình trạng thực tế của cuộc hôn nhân mà có trường hợp xử hủy kết hôn trái pháp luật, có trường hợp không hủy kết hôn.

    + Trường hợp vi phạm về sự tự nguyện kết hôn, vi phạm về các quy định cấm:

    Hành vi vi phạm này có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính Theo quy định tại Khoản 35 Điều 1 Nghị định 167/2015/NĐ-CP:

    Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

    Xem thêm: Điều kiện và cách thức tham gia niêm yết trên sàn chứng khoán

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

    đ) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;

    e) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân;

    b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ

    Ngoài ra, hành vi này có thể cấu thành tội phạm, bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội cưỡng ép hoặc cản trở hôn nhân tiến bộ, tự nguyện hoặc Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng theo quy định tại Điều 146 và Điều 147 Bộ luật hình sự 2015

    Xem thêm: Đăng ký kết hôn ở đâu? Thủ tục đăng ký kết hôn khác tỉnh?

    + Trường hợp kết hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự:

    Người kết hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu Tòa án làm thủ tục ly hôn. Cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn là một quy định hết sức cần thiết, phù hợp với quy luật tự nhiên của quan hệ hôn nhân, đảm bảo hạnh phúc thực sự của gia đình. 

    Khi có các dấu hiệu của hành vi Kết hôn trái pháp luật thì việc kết hôn trái pháp luật bị hủy, hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn và quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 này.

    Xem thêm: Cách thức tham gia học để lấy chứng chỉ hành nghề luật sư

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 10.251 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Cách thức

    Đăng ký kết hôn trái pháp luật

    Giải quyết việc kết hôn trái pháp luật

    Hành vi kết hôn trái pháp luật

    Hủy việc kết hôn trái pháp luật

    Kết hôn

    Kết hôn trái pháp luật

    Kết hôn trái pháp luật

    Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Anh em họ có được phép yêu nhau, kết hôn với nhau không?

    Anh em họ có được phép yêu nhau, kết hôn với nhau không? Các hành vi bị cấm theo Luật hôn nhân và gia đình?

    Hôn nhân cận huyết là gì? Tác hại của kết hôn cận huyết thống?

    Hôn nhân cận huyết thống là gì? Hôn nhân cận huyết thống trong tiếng Anh là gì? Một số nguyên nhân hôn nhân cận huyết thống? Tác hại và ảnh hưởng của hôn nhân cận huyết thống?

    Lãi suất âm là gì? Cách thức hoạt động của lãi suất âm

    Lãi suất âm là gì? Cách thức hoạt động của lãi suất âm?

    Kế toán tài chính là gì? Cách thức hoạt động của kế toán tài chính

    Kế toán tài chính là gì? Cách thức hoạt động của kế toán tài chính?

    Quản lý tài chính doanh nghiệp là gì? Kỹ năng và cách thực hiện?

    Quản lý tài chính doanh nghiệp là gì? Cách quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả? Kỹ năng quản lý tài chính doanh nghiệp?

    Phòng nhân sự là gì? Chức năng và cách thức hoạt động?

    Phòng nhân sự là gì? Chức năng và cách thức hoạt động?

    Hướng dẫn đăng ký kết hôn trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc Gia

    Hướng dẫn đăng ký kết hôn trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc Gia? Mẫu tờ khai đăng ký kết kết hôn? Điều kiện để đăng ký kết hôn?

    Quản trị chất lượng dịch vụ là gì? Đặc điểm, cách thực hiện?

    Quản trị chất lượng dịch vụ là gì? Đặc điểm, cách thực hiện?

    Web Scraping là gì? Cách thức hoạt động, mục đích sử dụng?

    Web Scraping là gì? Cách thức hoạt động của WebScraping? Web scraping dùng để làm gì? Có phải Web Scraping đều xấu? Cách ngăn chặn web scraping ?

    Thuế Medicare là gì? Đặc điểm và cách thức hoạt động của thuế?

    Thuế Medicare là gì? Đặc điểm và cách thức hoạt động của thuế?

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Hỗ trợ chi phí học tập, miễn học phí cho con thương binh

    Hỗ trợ chi phí học tập, miễn học phí cho con thương binh? Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của , người có công với cách mạng? Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân?

    Hướng dẫn cá nhân tự quyết toán thuế TNCN online dễ dàng

    Quyết toán thuế TNCN? Hướng dẫn cá nhân tự quyết toán thuế TNCN online dễ dàng?

    Đảng Cộng sản là gì? Danh sách Đảng Cộng sản trên thế giới?

    Đảng Cộng sản là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Vai trò của Đảng Cộng sản? Danh sách Đảng Cộng sản trên thế giới?

    Mở cửa hàng kinh doanh nhỏ cần gì? Có phải đăng ký không?

    Đăng ký kinh doanh là gì? Thuật ngữ tiếng Anh? Tại sao cần đăng ký kinh doanh? Mở cửa hàng nhỏ có phải đăng ký kinh doanh không? Mở cửa hàng nhỏ có phải đăng ký kinh doanh không?

    Độc tài là gì? Thế nào là người độc tài? Chế độ độc tài là gì?

    Độc tài là gì? Thế nào là người độc tài? Các thuật ngữ tiếng Anh? Nhà độc tài là gì? Chế độ độc tài là gì? Các chế độ độc tài?

    Thực dân là gì? Phân biệt chủ nghĩa thực dân và đế quốc?

    Chủ nghĩa thực dân là gì? Thuật ngữ tiếng Anh? Chủ nghĩa đế quốc là gì? Sự khác biệt giữa chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc?

    Hướng dẫn thay đổi số Căn cước công dân Online trên VssID

    Ứng dụng VssID là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Ứng dụng VSSID có các tiện ích sau? Cách thay đổi số Căn cước công dân trên VssID?

    Ma túy Ketamine là gì? Tác hại nguy hiểm của thuốc Ketamine?

    Ma túy Ketamine là gì? Thuật ngữ tiếng Anh? Tác hại nguy hiểm của thuốc Ketamine? Những tác động lâu dài của ketamine đối với sức khỏe?

    Tác hại, hậu quả nguy hiểm của ma túy đá Methamphetamine

    Ma túy đá Methamphetamine là gì? Thuật ngữ tiếng Anh? Những tác động của Methamphetamine đến sức khỏe? Methamphetamine có gây nghiện không?

    Tác hại của thuốc lắc? Mức phạt tàng trữ, sử dụng thuốc lắc?

    Tác hại của thuốc lắc? Tác hại của thuốc lắc tiếng Anh là gì? Mức phạt tàng trữ, sử dụng thuốc lắc?

    Sử dụng thuốc lắc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

    Thuốc lắc có phải là ma túy không? Thuật ngữ tiếng Anh? Sử dụng thuốc lắc có bị xử truy cứu trách nhiệm hình sự không? Các khung hình phạt cao hơn?

    Bảo hiểm sinh kỳ là gì? Tìm hiểu thông tin về bảo hiểm sinh kỳ?

    Bảo hiểm sinh kỳ là gì? Thuật ngữ tiếng Anh? Đặc điểm của bảo hiểm sinh kỳ? Ý nghĩa của việc mua bảo hiểm sinh kỳ?

    Thủ tục xin cấp lại chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng viên

    Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề? Thuật ngữ tiếng Anh? Nộp hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề? Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề?

    Công ty có phải bắt buộc phải tăng lương hàng năm không?

    Quy định pháp luật về tiền lương? Thuật ngữ tiếng Anh? Tăng lương hằng năm cho nhân viên có phải yêu cầu bắt buộc? Không tăng lương như thỏa thuận, công ty có bị phạt?

    Nhà phân phối là gì? Đặc điểm, thủ tục thành lập nhà phân phối?

    Nhà phân phối là gì? Thuật ngữ tiếng Anh? Đặc điểm pháp lý của nhà phân phối? Thủ tục thành lập nhà phân phối?

    Hợp tác kinh doanh là gì? Mẫu hợp đồng hợp tác làm việc?

    Hợp tác kinh doanh là gì? Thuật ngữ tiếng Anh? Mẫu Hợp đồng hợp tác làm việc? Hướng dẫn soạn hợp đồng hợp tác làm việc?

    Quota là gì? Cách tính hạn ngạch và tác động của Quota đến nền kinh tế?

    Quota là gì? Cách tính hạn ngạch và tác động của Quota đến nền kinh tế? Quota có giống với thuế quan? Hạn ngạch hàng hóa được quy định trong các văn bản nào? Điều kiện được áp dụng Quota?

    Phòng tư pháp là gì? Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của phòng Tư pháp?

    Khái niệm, vị trí và chức năng phòng tư pháp? Nhiệm vụ và quyền hạn phòng tư pháp?

    Án lệ là gì? Quy trình chọn lựa và áp dụng án lệ trong thực tiễn xét xử?

    Án lệ là gì? Quy trình chọn lựa và áp dụng án lệ trong thực tiễn xét xử? Nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử? Trường hợp hủy bỏ thay thế án lệ? Giá trị pháp lý của án lệ?

    Bảo hiểm y tế hộ gia đình là gì? Mức đóng và cách đóng BHYT theo hộ gia đình?

    Bảo hiểm y tế hộ gia đình là gì? Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình? Về mức đóng BHYT tự nguyện theo hộ gia đình? Thủ tục đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình? Mức đóng và cách đóng BHYT theo hộ gia đình? Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế và hồ sơ gia hạn thế nào?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá