Hoãn thi hành án tử hình là gì? Các trường hợp hoãn thi hành án tử hình? Trình tự hoãn thi hành án tử hình? Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi hành án tử hình?
Bộ luật hình sự quy định tử hình là một trong những loại hình phạt. Việc thi hành án tử hình được quy định tại luật thi hành án hình sự 2015. Các trường hợp phải hoãn thi hành án tử hình thì Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình. Vậy pháp luật quy định cụ thể về các trường hợp hoãn và trình tự hoãn thi hành án tử hình. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan để giúp người đọc hiểu rõ vấn đề này.
1. Hoãn thi hành án tử hình là gì?
Theo Khoản 1 Điều 40
Thi hành án tử hình là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật thi hành án hình sự 2019 tước bỏ tính mạng của người bị kết án tử hình.
Hoãn thi hành án tử hình là việc Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình khi thuộc các trường hợp phải hoãn thi hành án tử hình.
2. Các trường hợp hoãn thi hành án tử hình?
2.1. Các trường hợp hợp hoãn thi hành án tử hình
Theo quy định tại Điều 81 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định về các trường hợp hoãn thi hành án tử hình: Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự;
+ Có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
+ Ngay trước khi thi hành án người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm.
Người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự bao gồm:
+ Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
+ Người đủ 75 tuổi trở lên;
+ Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan có thể là các trường hợp như người bị thi hành án tử hình phải thực hiện việc chưa bệnh…
Trường hợp ngay trước khi thi hành án người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm thì Hội đồng thi hành án tử hình sẽ phải hoãn thi hành án nhằm xem xét và điều tra về tình tiết mới của vụ án.
2.2. Quy định về hồ sơ thi hành án tử hình
Hồ sơ thi hành án tử hình được quy định tại Điều 80 Luật thi hành án hình sự 2019 gồm các tài liệu sau đây:
– Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật; bản án phúc thẩm trong trường hợp bản án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;
– Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu có);
– Quyết định không kháng nghị của Chánh án
– Bản sao Quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình (nếu có);
– Quyết định thi hành án tử hình;
– Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình;
– Biên bản họp Hội đồng thi hành án tử hình;
– Kế hoạch thi hành án tử hình;
– Danh bản, chỉ bản, biên bản kiểm tra căn cước người bị thi hành án tử hình;
– Biên bản kiểm tra, xác minh người bị thi hành án tử hình không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự;
– Tài liệu có liên quan đến việc hoãn thi hành án tử hình trong trường hợp hoãn thi hành án tử hình;
– Biên bản giám định pháp y tử thi người đã bị thi hành án tử hình;
– 01 ảnh của người đã bị thi hành án tử hình;
– Biên bản thi hành án tử hình;
– Báo cáo kết quả thi hành án tử hình;
– Tài liệu khác có liên quan.
Theo đó hồ sơ thi hành án tử hình cần có đầy đủ các giấy tờ và tài liệu theo quy định bao gồm các bản án, các quyết định, giấy tờ liên quan. Hồ sơ thi hành án tử hình do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập, quản lý và được lưu giữ, bảo quản theo chế độ hồ sơ do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
3. Trình tự hoãn thi hành án tử hình?
Trình tự hoãn thi hành án tử hình được quy định tại Điều 81 Luật thi hành án hình sự 2019, Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình sẽ tiến hành theo trình tự sau:
-Lập biên bản về việc hoãn thi hành án: Khi quyết định hoãn thi hành án tử hình, Hội đồng thi hành án tử hình phải lập biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm thi hành án; họ, tên, chức vụ của thành viên Hội đồng; lý do hoãn thi hành án. Biên bản hoãn thi hành án phải được tất cả các thành viên Hội đồng ký, lưu hồ sơ thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án
– Thực hiện bàn giao người bị hoãn thi hành án tử hình cho trại giam: Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp áp giải, bàn giao người được hoãn thi hành án tử hình cho trại tạm giam để tiếp tục quản lý giam giữ người đó. Việc giao nhận người được hoãn thi hành án tử hình phải được lập thành biên bản.
– Trường hợp hoãn thi hành án theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 81 Luật thi hành án hình sự, tức các trường hợp: Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; Người đủ 75 tuổi trở lên; Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì Hội đồng thi hành án tử hình hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo Chánh án
Trường hợp hoãn thi hành án do có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc ngay trước khi thi hành án người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm mà lý do hoãn không còn thì Chánh án Tòa án ra quyết định thi hành án yêu cầu Hội đồng tiếp tục thực hiện việc thi hành án. Trường hợp có sự thay đổi thành viên Hội đồng thì Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án quyết định thay đổi thành viên Hội đồng hoặc thành lập Hội đồng thi hành án tử hình theo quy định tại Điều 78 của Luật thi hành án hình sự 2019.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi hành án tử hình?
Điều 79 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi hành án tử hình như sau”
Hội đồng thi hành án tử hình có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
– Quyết định kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành án;
– Tổ chức kiểm tra các điều kiện về người chấp hành án tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự; ra quyết định hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án khi người bị kết án không đủ điều kiện để thi hành án;
– Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thi hành án; yêu cầu đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức hỗ trợ bảo đảm an toàn việc thi hành án trong trường hợp cần thiết;
Điều hành việc thi hành án theo kế hoạch;
Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình.
– Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình triệu tập họp, công bố các quyết định có liên quan đến việc thi hành án tử hình, quyết định thời gian thi hành án; những nội dung cần giữ bí mật; các điều kiện bảo đảm việc tổ chức thực hiện kế hoạch thi hành án; địa điểm mai táng đối với trường hợp không được nhận tử thi hoặc không có đơn đề nghị được nhận tử thi. Cuộc họp phải được lập biên bản, lưu hồ sơ thi hành án tử hình.
Nhằm thực thi việc thi hành án tử hình, Tòa án lập ra hội đồng thi hành án tử hình. Hội đồng thi hành án tử hình phải đảm bảo thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ được giao nhằm giúp cho quá trình thi hành án tử hình được diễn ra đúng quy định.