Công chức cấp xã là chủ thể giữ chức năng tham mưu, giúp đỡ cho Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác quản lý nhà nước theo lĩnh vực chuyên môn được giao trên địa bàn cấp xã, phường. Vậy theo quy định hiện nay, các trường hợp được tuyển thẳng vào công chức cấp xã bao gồm những trường hợp nào?
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp được tuyển thẳng vào công chức cấp xã:
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố, có quy định về vấn đề tiếp nhận vào làm công chức cấp xã. Theo đó:
-
Những đối tượng tiếp nhận vào làm công chức cấp xã bao gồm: Viên chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập; cá nhân là người được hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong lực lượng tổ chức cơ yếu tuy nhiên không phải là công chức; cá nhân thôi giữ chức vụ cán bộ ở cấp xã, phường, ngoại trừ trường hợp bị áp dụng hình thức kỷ luật bãi nhiệm; cá nhân là người đã từng giữ chức vụ cán bộ, công chức (trong đó bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã) tuy nhiên sau đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữa các vị trí công tác khác không phải là cán bộ, công chức tại cơ quan, tổ chức khác;
-
Tiêu chuẩn và điều kiện tiếp nhận công chức cấp xã, thành phần hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận làm công chức cấp xã và Hội đồng kiểm tra, sát hạch khi tiếp nhận vào làm công chức cấp xã sẽ được áp dụng theo quy định cụ thể của Chính phủ về vấn đề tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Như vậy, có thể kể đến những đối tượng được tuyển thẳng vào công chức cấp xã bao gồm:
-
Viên chức đang công tác, làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập;
-
Cá nhân là người được hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong lực lượng tổ chức cơ yếu tuy nhiên không phải là công chức;
-
Cá nhân thôi giữ chức vụ cán bộ ở cấp xã, phường, ngoại trừ trường hợp bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật;
-
Cá nhân từng giữ chức vụ cán bộ, công chức (trong đó bao gồm cả cán bộ và công chức cấp xã, phường), tuy nhiên sau đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ vị trí công tác khác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.
2. Tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã:
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố, có quy định về tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã. Theo đó:
-
Tiêu chuẩn của công chức giữ chức danh Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, phường sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự;
-
Tiêu chuẩn của công chức giữ chức danh Văn phòng – thống kê, địa chính – xây dựng và đô thị (áp dụng đối với cấp phường, thị trấn) hoặc chức danh địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (áp dụng đối với cấp xã), chức danh tài chính – kế toán, chức danh tư pháp – hộ tịch, chức danh văn hóa – xã hội như sau: Độ tuổi cần phải đáp ứng từ đủ 18 tuổi trở lên; về trình độ giáo dục phổ thông thì cần phải tốt nghiệp trình độ trung học phổ thông; về trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì cần phải tốt nghiệp bậc đại học trở lên của các chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã. Đặc biệt, trong trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì sẽ thực hiện theo quy định của luật đó;
-
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với các công chức cấp xã công tác, làm việc tại xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, biên giới, hải đảo, vùng cao, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;
-
Căn cứ tiêu chuẩn từng chút danh công chức cấp xã và căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quy định về: Tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh công chức cấp xã, phường sao cho phù hợp với đặc điểm và phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của từng cấp xã, đồng thời cần phải đảm bảo không thấp hơn so với tiêu chuẩn được quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố; ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức trong từng thời kỳ tuyển dụng khác nhau; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo đối với từng chức danh công chức cấp xã về vấn đề quản lý nhà nước, lý luận chính trị, trình độ mọi ngữ, tin học, tiếng dân tộc thiểu số (áp dụng đối với địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong quá trình hoạt động công vụ, thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình), thực hiện các chế độ, chính sách và tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật.
3. Điều động, chuyển công tác và tiếp nhận công chức cấp xã:
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố, có quy định về vấn đề điều động, chuyển công tác và tiếp nhận công chức cấp xã, phường. Theo đó:
- Đối với công chức văn phòng thống kê, công chức địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với cấp phường, thị trấn) hoặc công chức địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với cấp xã), công chức tài chính – kế toán, công chức tư pháp – hộ tịch, công chức văn hóa – xã hội:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định về việc điều động đối với công chức cấp xã, phường, thị trấn này chuyển sang làm việc tại xã, phường, thị trấn khác trong cùng một đơn vị hành chính cấp quận, huyện;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định về việc điều chuyển công tác, tiếp nhận đối với công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn của cấp huyện này sang công tác, làm việc ở cấp xã, phường, thị trấn của các huyện khác sau khi lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của chủ thể có thẩm quyền đó là Giám đốc Sở Nội vụ;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định về việc điều chuyển công tác đối với các công chức cấp xã ra phạm vi ngoài tỉnh, thành phố và tiếp nhận công chức cấp xã từ tỉnh, thành phố khác đến làm việc sau khi lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của chủ thể có thẩm quyền đó là Giám đốc Sở Nội vụ (nơi công chức chuyển công tác và nơi tiếp nhận công chức để làm việc).
-
Đối với công chức giữ chức danh Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã. Việc điều động, điều chuyển công tác, tiếp nhận công chức chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, phường sẽ được thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định về việc điều động, điều chuyển công tác, tiếp nhận công chức Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã theo sự phân công quản lý của từng địa phương;
-
Cán bộ, công chức cấp xã, phường được điều động, điều chuyển công tác, tiếp nhận đến làm việc ở cấp xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng đầy đủ chế độ, quyền lợi và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
THAM KHẢO THÊM: