Khiếu nại là gì? Các trường hợp đơn khiếu nại không được thụ lý giải quyết? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khiếu nại? Hình thức khiếu nại? Thời hiệu khiếu nại? Trình tự thụ lý đơn khiếu nại?
Hiện nay, pháp luật khiếu nại nước ta quy định rất rõ ràng về vấn đề cá nhân, tổ chức được thực hiện quyền khiếu nại cuả mình khi thấy những quyết định hành chính của cơ quan có thảm quyền không đúng và ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Nhưng không phải lúc nào cá nhân, tổ chức nộp đơn khiếu nại thì cũng được thụ lý mà việc nộp đơn khiếu nại này phải tuân thủ các quy định của luật khiếu nại. Như vậy, Các trường hợp đơn khiếu nại không được thụ lý giải quyết là gì? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia cung cấp nội dung tới bạn đọc cụ thể:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Khiếu nại là gì?
Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định Khiếu nại được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, Theo cách hiểu thông thường việc thực hiện quyền khiếu nại thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân mà trong đó bên đi khiếu nại luôn luôn là công dân hoặc cơ quan, tổ chức trong một số trường hợp thì phải chịu sự tác động trực tiếp của quyết định, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Còn bên bị khiếu nại được nêu trong đơn khiếu nại thường là cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
Khiếu nại gồm có các dấu hiệu sau:
– Chủ thể thực hiện quyền khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức.
– Đối tượng khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc những người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là chính cơ quan đã có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
2. Các trường hợp đơn khiếu nại không được thụ lý giải quyết
Theo quy định tại Điều 11, Luật khiếu nại 2011, Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết:
– Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;
– Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
– Người nộp đơn khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
– Người đại diện không hợp pháp thực hiện nộp đơn khiếu nại;
– Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người nộp đơn khiếu nại;
– Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà người nộp đơn khiếu nại không có lý do chính đáng về việc nộp đơn khi quá thời hạn, thời hiệu;
– Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
– Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;
– Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.
3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khiếu nại
Các hành vi sau đây bị cấm trong hoạt động khiếu nại được quy định cụ thể tại Điều 6 trong Luật Khiếu nại 2011 như sau:
– Hành vi cản trở và hành vi gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; Có hành vi đe dọa, trả thù và trù dập người khiếu nại.
– Hành vi Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu nại; làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình tiếp nhận và thụ lý đơn khiếu nại.
– Hành vi ra quyết định giải quyết khiếu nại không bằng hình thức quyết định. Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì việc ra quyết định khiếu nại phải được lập thành văn bản.
– Hành vi bao che cho người bị khiếu nại; Hành vi can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền khi giair quyết khiếu nại.
– Hành vi của cá nhân khi cố tình khiếu nại sai sự thật để nhằm mục đích cá nhân nào đó.
– Hành vi kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng.
– Hành vi lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác.
– Hành vi vi phạm quy chế tiếp công dân của cán bộ cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại;
– Hành vi vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
4. Hình thức khiếu nại
Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp, hình thức khiếu nại này được quy định cụ thể tại Điều 8 trong Luật Khiếu nại 2011
Đối với khiếu nại bằng đơn
Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
Đối với khiếu nại trực tiếp
Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định như đối với khiếu nại bằng đơn
Đối với trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung
Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì thực hiện như sau:
– Trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định như đối với khiếu nại bằng đơn.
– Trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ nội dung theo quy định như đối với khiếu nại bằng đơn, có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại;
Lưu ý, Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải là một trong những người khiếu nại, có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại
5. Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Thời hiệu này được quy định cụ thể tại Điều 9 trong Luật Khiếu nại 2011.Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
6. Trình tự thụ lý đơn khiếu nại:
Theo như quy định của Luật Khiếu nại 2011 thì việc xử lý đơn phải đảm bảo chính xác, khách quan, kịp thời, đúng thẩm quyền và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về pháp luật về khiếu nại; Việc giải quyết này phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc khiếu nại.
Bước 1: Tiếp nhận đơn: Đơn khiếu nại được tiếp nhận từ các nguồn sau:
– Đơn do cơ quan, tổ chức, công dân gửi bộ phận tiếp nhận đơn; hộp thư góp ý; đường dây nóng; địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị hoặc trực tiếp trình bày với người có thẩm quyền được lập thành văn bản;
– Đơn do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí và các cơ quan khác chuyển đến;
– Đơn gửi qua dịch vụ bưu chính. Đơn tiếp nhận được từ các nguồn này phải được vào sổ hoặc nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính để quản lý, theo dõi. Việc lưu trữ sổ sách và sao lưu dữ liệu trên máy tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Phân loại đơn:
– Được phân loại theo nội dung đơn; điều kiện xử lý; thẩm quyền giải quyết hoặc theo số lượng người khiếu nại, người tố cáo, người đề nghị, kiến nghị, phản ánh. Sau khi phân loại đơn, đối với đơn có nội dung khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh thì tách riêng từng nội dung để xử lý theo quy định.
Thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, công chức nghiên cứu nội dung đơn khiếu nại, đề xuất người có thẩm quyền xử lý đơn. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thụ lý đơn khiếu nại, yêu cầu báo cáo, giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Chương 3