Hiện nay, doanh nghiệp thẩm định giá cần điều kiện gì để được hoạt động trong lĩnh vực này? Cùng Luật Dương Gia cùng tìm hiểu về thẩm định giá? Điều kiện để một doanh nghiệp được kinh doanh dịch vụ thẩm định giá? Các trường hợp đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá?
Mục lục bài viết
- 1 1. Doanh nghiệp thẩm định giá là gì?
- 2 2. Các trường hợp đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá:
- 3 3. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá:
- 4 4. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá:
- 5 5. Điều kiện hành nghề thẩm định giá của thẩm định viên về giá:
1. Doanh nghiệp thẩm định giá là gì?
Hiện nay, doanh nghiệp thẩm định giá cần điều kiện gì để được hoạt động trong lĩnh vực này? Trước hết, cùng tìm hiểu về thẩm định giá. Có thể hiểu thẩm định giá là việc mà cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
Công ty thẩm định giá hay nói cách khác là doanh nghiệp được hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá. Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
2. Các trường hợp đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá:
Như vậy, đối với những trường hợp bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá cũng được quy định cụ thể tại khoản 1 điều 40 Luật Giá 2020 cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp không bảo đảm một trong các điều kiện quy định của pháp luật.
– Doanh nghiệp đó có sai phạm nghiêm trọng về chuyên môn hoặc vi phạm tiêu chuẩn thẩm định giá.
– Doanh nghiệp thẩm định giá bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Trường hợp kê khai không đúng hoặc có gian lận, giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
– Không kinh doanh hoạt động dịch vụ thẩm định giá trong 12 tháng liên tục;
– Kể từ ngày bị đình chỉ, không khắc phục được vi phạm trong thời hạn 60 ngày;
– Hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá bị giải thể, phá sản hoặc tự chấm dứt;
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 19
– Trong quá trình hoạt động không bảo đảm được một trong các điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá tương ứng của từng loại hình doanh nghiệp trong 03 tháng liên tục.
– Không đảm bảo về việc tuân thủ Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
– Thực hiện việc tiết lộ thông tin về hồ sơ, khách hàng thẩm định giá và những tài sản được thẩm định giá khi chưa được khách hàng cho phép.
– Có hành vi thông đồng với khách hàng thẩm định giá, chủ tài sản, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá nhằm làm sai lệch kết quả thẩm định giá.
– Làm sai lệch sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá, hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc dẫn đến kết quả thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá cao hơn hoặc thấp hơn 10% đối với tài sản là bất động sản, thiết bị, phương tiện vận tải. Đối với vật tư, hàng hóa so với kết quả thẩm định giá cuối cùng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng cùng phương pháp thẩm định giá là 15%.
3. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá:
Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá được quy định tại điều 39 Luật Giá như sau:
– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đề nghị để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đạt đủ các điều kiện sau:
+ Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành;
+ Doanh nghiệp đó phải có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó phải có thành viên là chủ sở hữu;
+ Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận phải đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
+ Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Phải có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên góp vốn trong doanh nghiệp;
+ Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;
+ Trường hợp phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức vốn góp do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
– Đối với công ty hợp danh khi yêu cầu đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
+ Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Doanh nghiệp có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong những thành viên đó tối thiểu phải có 02 thành viên hợp danh;
+ Trường hợp là người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
– Đối với doanh nghiệp tư nhân khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận phải có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
+ Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Doanh nghiệp đó phải có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong những thành viên đó có 01 thẩm định viên là chủ doanh nghiệp tư nhân;
+ Đối với Giám đốc doanh nghiệp tư nhân đó phải là thẩm định viên về đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
– Trường hợp là công ty cổ phần khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
+ Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
+ Doanh nghiệp phải có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 cổ đông sáng lập;
+ Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc của công ty cổ phần phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;
+Đối với phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức vốn góp do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
4. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá:
4.1. Quyền của doanh nghiệp thẩm định giá:
– Doanh nghiệp được quyền yêu cung cấp dịch vụ thẩm định giá;
– Được nhận thù lao dịch vụ thẩm định giá với khách hàng theo giá thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng;
– Được thành lập chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá;
– Doanh nghiệp về thẩm định giá được quyền đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài tuy nhiên phải theo quy định của pháp luật về đầu tư của Việt Nam và pháp luật của nước sở tại. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày đặt cơ sở hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài, doanh nghiệp thẩm định giá phải thông báo bằng văn bản kèm theo tài liệu có liên quan cho Bộ Tài chính để quản lý, giám sát.
– Được tham gia tổ chức nghề nghiệp trong và ngoài nước về thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
– Được yêu cầu khách hàng thẩm định giá cung cấp tài liệu, hồ sơ, số liệu có liên quan đến tài sản thẩm định giá;
– Được quyền từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định giá đối với yêu cầu của khách hàng;
– Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
4.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá:
– Doanh nghiệp phải tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật giá và
– Có trách nhiệm cung cấp và báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá cho khách hàng và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá đã ký kết giữa các bên;
– Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác, khách quan của kết quả thẩm định giá;
– Phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho lĩnh vực hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp;
– Phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng theo quy định của pháp luật do những vi phạm của những thoả thuận trong hợp đồng thẩm định giá và trong những trường hợp nếu kết quả thẩm định giá gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng do không tuân thủ các quy định về thẩm định giá;
– Quản lý hoạt động nghề nghiệp đối với thẩm định viên về giá thuộc quyền quản lý;
– Phải thực hiện chế độ báo cáo tới cơ quan có thẩm quyền;
– Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hồ sơ thẩm định giá;
– Phải thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
5. Điều kiện hành nghề thẩm định giá của thẩm định viên về giá:
Đối với một thẩm định viên, để được tham làm việc với tư cách là một thẩm định viên cũng cần phải đáp ứng đủ các điều kiện cơ bản mà Pháp luật quy định. Để có thể hành nghề thẩm định viên về giá thì cần phải có thẻ thẩm định viên theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
Quy định về thẻ thẩm định viên về giá:
– Thẩm định viên phải là Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện dự thi theo quy định của Bộ Tài chính và đạt các yêu cầu của kỳ thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính tổ chức thì được Bộ Tài chính cấp Thẻ thẩm định viên về giá, cụ thể là:
+ Người đó phải có năng lực hành vi dân sự, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có lý lịch rõ ràng, liêm khiết, trung thực, khách quan và có ý thức chấp hành pháp luật.
+ Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, luật, thẩm định giá, kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
+ Có thời gian công tác thực tế từ 36 tháng trở lên tính từ ngày có bằng tốt nghiệp đại học đến ngày cuối của hạn nhận hồ sơ đăng ký dự thi theo chuyên ngành.
+ Được cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá còn thời hạn do cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp theo quy định của Bộ Tài chính, trừ các trường hợp sau:
+ Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành vật giá, thẩm định giá. Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành kinh tế, luật, kỹ thuật, kinh tế – kỹ thuật,và đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thẩm định giá.
+ Nộp đầy đủ,phí dự thi và đúng mẫu hồ sơ theo quy định.
+ Người có chứng chỉ hành nghề thẩm định giá của nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận; có năng lực hành vi dân sự; liêm khiết, trung thực, có phẩm chất đạo đức, khách quan và đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do Bộ Tài chính quy định thì được Bộ Tài chính cấp Thẻ thẩm định viên về giá.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giá 2012 ;
–