Các trường hợp nào công chức được phép từ chức? Các trường hợp nào công chức không được phép từ chức? Các quyền lợi của công chức khi từ chức?
Công chức là những người làm việc trong đơn vị, cơ quan Nhà nước theo hình thức được tuyển dụng, bổ nhiệm theo chế độ làm việc lâu dài. Khi công chức làm việc ở các cơ quan nhà nước có rất nhiều nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan khiến công chức không gắn bó được dài lâu, họ phải thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm. Theo quy định của Luật cán bộ, công chức 2008 sửa đổi bổ sung 2019 có quy định về các trường hợp công chức được từ chức và không được từ chức. Đối với các trường hợp công chức được từ chức họ sẽ được hưởng những chế độ quyền lợi gì? Sau đây Luật Dương Gia xin trình bày về các trường hợp được từ chức và không được từ chức cụ thể như sau:
Mục lục bài viết
1. Giải thích khái niệm
Căn cứ vào Luật cán bộ công chức 2008 thì khái niệm công chức được hiểu như sau: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Từ chức: là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị được thội giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm; được điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Quyền của công chức khi làm việc trong cơ quan Nhà nước
Theo quy định của pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ của cán bộ công chức khi làm việc trong cơ quan Nhà nước luôn được đảm bảo về các điều kiện và môi trường làm việc như sau:Công chức được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ; được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra công chức được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao; được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Trong lúc thi hành công vụ công chức được pháp luật bảo vệ về sức khỏe, tính mạng, tinh thần, danh dự nhân phẩm.Công chức được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật. Công chức được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, công chức khi làm việc trong đơn vị cơ quan Nhà nước được đảm bảo quyền lợi để yên tâm công tác, mặt khác công chức còn được đảm bảo về quyền tự do trong lao động, được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định.
3. Các trường hợp công chức được từ chức
Căn cứ theo quy định Luật Cán bộ, công chức 2008 định nghĩa về việc từ chức như sau: Từ chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị được thội giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
Căn cứ Theo Điều 54 của Luật cán bộ, công chức 2008 thì công chức có thể từ chức trong một số trường hợp sau: Không đủ sức khỏe; Không đủ năng lực, uy tín; Theo yêu cầu nhiệm vụ; Vì lý do khác.
“Điều 54. Từ chức hoặc miễn nhiệm đối với công chức
1. Công chức lãnh đạo, quản lý có thể từ chức hoặc miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không đủ sức khỏe;
b) Không đủ năng lực, uy tín;
c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;
d) Vì lý do khác.
2. Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi từ chức hoặc miễn nhiệm được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo hoặc nghỉ hưu, thôi việc.
3. Công chức lãnh đạo, quản lý xin từ chức hoặc miễn nhiệm nhưng chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý cho từ chức hoặc miễn nhiệm vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc từ chức hoặc miễn nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.”
Khoản 1 Điều 42 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức hướng dẫn cụ thể như sau:
“Điều 42. Từ chức, miễn nhiệm đối với công chức
1. Việc từ chức đối với công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Công chức tự nguyện, chủ động xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý;
b) Công chức nhận thấy không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao;
c) Công chức nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình;
d) Công chức có nguyện vọng xin từ chức vì các lý do cá nhân khác.
Như vậy
– Công chức tự nguyện, chủ động xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý;
– Công chức nhận thấy không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao;
– Công chức nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình;
– Công chức có nguyện vọng xin từ chức vì các lý do cá nhân khác.
Ngoài ra, công chức giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có thể xin từ chức trong trường hợp có quá nửa tổng số đại biểu đánh giá là “tín nhiệm thấp” sau khi được lấy phiếu tín nhiệm.
4. Các trường hợp không được từ chức
Luật Cán bộ, công chức 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện không quy định về các trường hợp cán bộ, công chức không được từ chức mà chỉ quy định về các trường hợp không giải quyết chế độ thôi việc căn cứ theo Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CPquy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức.
Theo đó, các lý do không giải quyết thôi việc gồm:
– Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;
– Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;
– Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế.
Trên đây là một số thông tin về các trường hợp công chức được và không được từ chức.
Công chức đang trong nhiệm kỳ cảm thấy mình không còn đủ năng lực, sức khỏe để tiếp tục công tác. Họ có thể gửi đơn từ chức đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét. Nếu được chấp thuận thì họ sẽ được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định;
5. Các chế độ, chính sách công chức xin từ chức theo quy định của pháp luật
Căn cứ theo Điều 44,
“Điều 44. Chế độ, chính sách đối với công chức từ chức, miễn nhiệm
1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý xin từ chức theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 42 Nghị định này được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ theo quy định. Trường hợp thời hạn giữ chức vụ còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong 06 tháng, kể từ ngày có quyết định từ chức.
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý xin từ chức theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 42 Nghị định này được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày có quyết định từ chức.
3. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý miễn nhiệm do không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 42 Nghị định này được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong 06 tháng kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.
4. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý miễn nhiệm theo quy định tại điểm c, d và đ khoản 2 Điều 42 Nghị định này thôi hưởng phụ cấp chức vụ kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm”
Như vậy nếu thuộc các trường hợp được phép từ chức công chức khi có quyết định từ chức sẽ được hưởng chế độ, chính sách sau từ chức như sau:Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý xin từ chức tự nguyện, chủ động xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý; công chức nhận thấy không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao; được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ theo quy định. Trường hợp thời hạn giữ chức vụ còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong 06 tháng, kể từ ngày có quyết định từ chức.
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý xin từ chức khi công chức nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình; Công chức có nguyện vọng xin từ chức vì các lý do cá nhân khác được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày có quyết định từ chức.Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý miễn nhiệm do không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong 06 tháng kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý miễn nhiệm vì không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước nhưng chưa đến mức bị kỷ luật bằng hình thức cách chức; Không đủ năng lực, uy tín để làm việc thôi hưởng phụ cấp chức vụ kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.
Mặt khác,Theo quy định của pháp luật hiện hành công thức tính phụ cấp chức vụ như sau: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo = Lương cơ sở x hệ số phụ cấp chức vụ hiện hưởng.Trong đó: Mức lương cơ sở hiện tại được áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng.Hệ số phụ cấp chức vụ hiện hưởng được quy định cụ thể cho từng đối tượng tại